Điều trị bệnh teo năo
điều trị bệnh teo năo
Các lựa chọn điều trị bệnh teo năo phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là nguyên nhân gây bệnh teo năo.
♥ Nếu teo năo do đột quỵ, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kích hoạt plasminogen mô (TPA). Thuốc có tác dụng làm tan cục máu đông để khôi phục lưu lượng máu đến năo.
Với nguyên nhân này, bệnh nhân c̣n có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật để loại bỏ máu đông hoặc khôi phục các mạch máu bị suy yếu.
♥ Teo năo do chấn thương sọ năo có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật để ngăn ngừa tác động tiêu cực đến các tế bào năo.
♥ Người bị teo năo do bệnh đa xơ cứng thường được điều trị bằng các loại thuốc giảm nhẹ tác động của bệnh như ocrelizumab (ocrevus), glatiramer acetate (copaxone) và fingerolimod (gilenya). Những loại thuốc này có vai tṛ ngăn chặn tác nhân gây bệnh tấn công vào hệ thống miễn dịch làm tổn thương đến các tế bào thần kinh.
♥ Bệnh teo năo do AIDS hoặc các bệnh nhiễm trùng khác có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, steroid và thuốc kháng thể đặc biệt để ngăn chặn nguy cơ viêm năo tự miễn.
Y học vẫn chưa t́m ra phương pháp điều trị teo năo do bệnh sa sút trí tuệ, bại năo, bệnh huntington hoặc bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc để giảm nhẹ triệu chứng do các bệnh lư này gây ra. Thuốc này không có tác dụng tấn công và tiêu diệt yếu tố gây bệnh teo năo.
Bệnh teo năo sống được bao lâu?
Sau một thời gian mắc bệnh, người bị bệnh teo năo sẽ dần trở nên thờ ơ với cuộc sống xung quanh. Họ cũng thường xuyên thay đổi tâm trạng và mất dần khả năng kiểm soát sinh hoạt của ḿnh. Thông thường, bệnh nhân teo năo chỉ có thể sống thêm từ 4-8 năm kể từ khi bệnh xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Tỷ lệ bệnh nhân có thể sống trên 10 năm chỉ chiếm khoảng 3%.
Khi bệnh teo năo diễn biến nặng hơn, bệnh nhân sẽ mất hết khả năng tự chăm sóc bản thân. Các hoạt động cơ bản thường ngày như ăn uống, tắm rửa, đi lại cũng phải nhờ người khác hỗ trợ. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến họ dễ mắc thêm những căn bệnh khác như:
♦ Viêm phổi: Bệnh này xảy ra với người teo năo do họ khó nuốt thức ăn và nước uống. Khi bị sặc, thức ăn đi vào phổi gây ra viêm phổi.
♦ Nhiễm trùng đường tiết niệu: Ở giai đoạn nặng, người bệnh không kiểm soát được hành vi tiểu tiện nên thường được thông tiểu. Đây là yếu tố làm tăng nhiễm trùng đường tiết niệu.
♦ Lở loét: Hiện tượng này xảy ra ở người teo năo phải nằm yên một chỗ do bị liệt. Khi đó, tại các điểm tỳ như lưng, tay, hai bên hông sẽ bị ghẻ ngứa hoặc lở loét.
♦ Té ngă và biến chứng: Bệnh nhân teo năo thường đi lại khó khăn, khập khiễng nên dễ bị té ngă. Đặc biệt, teo năo ở người già càng làm tăng nguy cơ này khiến bệnh nhân có thể bị găy xương hoặc gặp nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
|