Ta Hay Chê Rằng Cuộc Đời Méo Mó, Sao Không Vo Tṛn Nó Tự Trong Tâm?
Mỗi người như chiếc bánh xe lăn trên đường đời. Khi xe di chuyển khó, ta cần kiểm tra xem có phải lốp bị xịt hơi không? Xịt hơi rồi th́ bơm căng lại, xe sẽ lại chạy bon bon. Cái tâm này cũng vậy, cần bơm đầy chính khí, bồi bổ thiện lương, gia cố thêm ḷng nhẫn nại, nỗ lực vươn lên như chồi non t́m ánh sáng.
Trong đề thi thử THPT Quốc gia của một số trường cấp 3 mấy năm về trước, có một câu phát biểu suy nghĩ về hai ḍng thơ trong bài “Tự sự” của Nguyễn Quang Hưng:
“Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tṛn ngay tự trong tâm”
Hai câu thơ có nội hàm thật sâu sắc, người với trải nghiệm cuộc đời khác nhau, cảnh giới tinh thần khác nhau sẽ có cảm nhận và lư giải khác nhau. Bởi vậy, sẽ khó có một “đáp án tiêu chuẩn” nào cho một đề bài như vậy.
Tôi đọc được hai câu thơ này đúng vào lúc cuộc đời biến động, bản thân đang đứng trước thử thách, khổ nạn to lớn dường như khó ḷng vượt qua. V́ thế, tôi không khỏi cảm khái mà viết ra vài ḍng suy nghĩ nông cạn, mong sẻ chia cùng người tri kỷ.
Hai câu thơ đặt trong bức tranh toàn cảnh của một bài thơ sinh động, xanh tươi mà thấm đẫm triết lư nhân sinh:
“Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy
Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tṛn ngay tự trong tâm
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên t́m ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc ǵ ta đă nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự ḿnh đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ dành cho một riêng ai”.
(Nguyễn Quang Hưng)
Hai câu thơ dường như là điểm sáng, kết tinh của toàn bài. Trước, là bức tranh cuộc đời muôn vẻ, “dù đục dù trong”, “dù cao dù thấp”, trắc trở nhấp nhô. Và sau, là h́nh ảnh tươi mới đầy hy vọng của hạt giống nảy mầm từ ḷng đất, “chồi non tự vươn lên t́m ánh sáng”. Hai câu thơ như một sự tự vấn, bản lề của sự đổi thay:
“Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tṛn ngay tự trong tâm”
Nó đặt ra sự tương phản giữa “méo” và “tṛn”, giữa “cuộc đời” và cái “tâm” con người.
|