R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,106 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
BỆNH TẮC PHỔI KINH NIÊN
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
8748 E. Valley Blvd., Ste. H
Rosemead, CA 91770
(626) 288-3306
Ở Mỹ, 14 triệu người mang bệnh tắc phổi kinh niên (chronic obstructive pulmonary disease, hay được gọi tắt COPD).
COPD là bệnh nổi danh trên đất Mỹ, vì trong các bệnh hay gây tử vong ở Mỹ, nó đứng hàng thứ tư. Nhưng, với người Việt chúng ta, có lẽ các bác sĩ hay gọi trại đi là bệnh suyễn cho dễ hiểu (một phần do bệnh gây những triệu chứng giống suyễn, cách chữa trị cũng không khác mấy), nên nhiều người chúng ta còn xa lạ với tên bệnh này. Gọi vậy không đúng.
Bệnh tắc phổi kinh niên làm các ống dẫn không khí vào phổi hẹp lại, người bệnh hít thở kém hữu hiệu, không có đủ dưỡng khí (oxygen) cần thiết cho cơ thể. Khác với suyễn (asthma), gây tắc phổi cấp tính, nhất thời, xong rồi thôi, lúc lên cơn suyễn thì khổ, lúc cơn suyễn biến mất, người bệnh khỏe lại như thường, tắc phổi kinh niên khiến người bệnh không mấy khi hoàn toàn dễ thở, và căn bệnh cứ từ từ tiến triển nặng hơn.
Hai bệnh hay đưa đến tình trạng phổi tắc kinh niên là "viêm ống phổi kinh niên" (chronic bronchitis) và "phế thủng" (emphysema). Bệnh viêm ống phổi kinh niên khiến người bệnh ho, khạc đàm, ít nhất 3 tháng mỗi năm, trong 2 hay nhiều năm liên tiếp. Bệnh phế thủng tàn phá các nang (acinar structures) trong phổi (có nhiệm vụ hấp thu dưỡng khí trong không khí ta hít vào phổi), khiến chúng nở to, mất khả năng hấp thu dưỡng khí.
Người ta thấy, phổi những người mang bệnh tắc phổi kinh niên, khi mổ ra để xem, thường có cả viêm ống phổi kinh niên lẫn phế thủng, chỉ có nhiều ít khác nhau: người bị viêm ống phổi kinh niên nhiều hơn, vị bị phế thủng nhiều hơn. Cả hai dạng bệnh viêm ống phổi kinh niên và phế thủng cùng đưa đến sự hẹp tắc kinh niên, sự chữa trị hai bệnh khá giống nhau, nên người ta gọi chung hai bệnh này là "bệnh tắc phổi kinh niên".
Nguyên nhân
Đa số (80-90%) các trường hợp tắc phổi kinh niên do hút thuốc lá. Càng hút sớm, hút lâu năm, hút nhiều, càng dễ bị tắc phổi kinh niên. Người không hút, song phải thường xuyên ngửi khói thuốc lá người khác hút, sau cũng dễ mang bệnh.
Có một ít người không may, mang bệnh di truyền, sanh ra đã thiếu chất "alpha1-antitrypsin", một chất có tác dụng làm bền vững các cơ cấu trong phổi, cũng dễ bị tắc phổi kinh niên. (Bình thường, lượng "alpha1-antitrypsin" trong máu 150-350 mg/dL, người có "alpha1-antitrypsin" trong máu dưới 80 mg/dL dễ mang bệnh). Những người không may này hay mang bệnh trước tuổi 50, sớm hơn người bị bệnh gây do hút thuốc.
Các yếu tố khác dễ đưa đến tắc phổi kinh niên: ô nhiễm không khí do sống trong vùng kỹ nghệ, tuổi đời càng cao, đàn ông (male gender), nghèo (lower socioecomonic status), làm việc trong những môi trường có nhiều chất bụi hóa học hoặc hơi độc, hồi nhỏ nhiễm trùng đường hô hấp nặng.
Tuy vậy, khói thuốc lá, hít vào phổi năm này sang năm khác, là yếu tố hàng đầu đưa đến bệnh tắc phổi kinh niên, đặc biệt cho những người có thêm những yếu tố kể trên. Nên, có thể nói, gần như tắc phổi kinh niên là bệnh riêng của những người hút thuốc. Trong khi suyễn xảy ra cả ở người hút thuốc lẫn không hút thuốc.
|