VietBF - View Single Post - Your's Health
Thread: Your's Health
View Single Post
Old 06-29-2019   #2004
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,791
Thanks: 7,446
Thanked 47,067 Times in 13,133 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

(Diabetes mellitus)



Trong các chỉ thị Medicare đưa xuống những tổ hợp y tế chăm sóc sức khỏe cho các vị cao niên gia nhập tổ hợp, Medicare vẫn đặc biệt chú trọng đến người bệnh tiểu đường, muốn các bác sĩ chữa trị cho người tiểu đường cẩn thận, đúng với sách vở. (Các vị cao niên gia nhập một tổ hợp y tế thường được theo dơi và chữa trị kỹ lưỡng hơn các vị không gia nhập, v́ tổ hợp thường xuyên nhắc nhở các bác sĩ trong tổ hợp phải thi hành đúng chỉ thị của Medicare. Chính tổ hợp cũng hay gửi thư nhắc nhở người bệnh đi khám bác sĩ đều, làm những việc cần làm.)

Đủ thấy bệnh tiểu đường là một căn bệnh quan trọng, khám phá sớm và chữa trị đúng, sẽ ngăn ngừa được những biến chứng ảnh hưởng đến phẩm chất cuộc sống của người bệnh. Trong loạt bài về bệnh tiểu đường, chúng ta sẽ t́m hiểu căn bệnh, những biến chứng do nó gây ra, những phương cách chữa trị hiện được sử dụng tại Mỹ, đồng thời những việc chúng ta cần làm cho đúng với chỉ thị của Medicare.

Tiểu đường là tiếng Việt ta vẫn thường dùng để chỉ bệnh cao chất đường trong máu. (Xin bạn nhớ luôn tên tiếng Anh, diabetes mellitus; trong nhà thương, họ không dùng tiếng Việt.) Đường lên cao hơn mức b́nh thường trong máu, nên được thận thải ra theo nước tiểu. V́ vậy trong nước tiểu có chất đường (b́nh thường nước tiểu không có đường).

Tiểu đường là bệnh nhiều người bị, nhất là người Á đông chúng ta, đang có khuynh hướng tăng trên toàn thế giới, nên được y học rất chú ư và không ngừng nghiên cứu. Trung b́nh, trong 100 người chúng ta, có 1 vị bị tiểu đường. Về lâu về dài, bệnh gây những biến chứng quan trọng ở mắt, thận, thần kinh và mạch máu. Tiểu đường cũng đưa dẫn đến bệnh hẹp tắc các động mạch vành tim (coronary artery disease). Nhiều trường hợp bệnh không gây triệu chứng, nên chúng ta không biết, t́nh cờ thử máu mới t́m ra bệnh.

Đường (carbohydrates) là một trong những chất biến dưỡng căn bản của cơ thể, có trong cơm gạo, bánh ḿ, khoai tây, các thức ăn ngọt, ... Các chất biến dưỡng căn bản khác là chất đạm (protein), chất mỡ (lipids), sinh tố (vitamins), muối khoáng (minerals).

Gần như mọi tế bào của cơ thể ta đều cần có chất đường để hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được chất đường vào những hoạt động cần thiết của ḿnh, các tế bào cần đến một chất gọi là insulin. Insulin giúp đưa chất đường từ máu vào trong các tế bào, và điều ḥa lượng đường trong máu để đường trong máu không bao giờ lên quá cao. Insulin tiết bởi tụy tạng (pancreas), một cơ quan nằm ở bụng trên, dưới gan (liver), đằng sau bao tử (stomach).

Tụy tạng giữ 2 nhiệm vụ: tiết các diếu tố (enzymes) giúp vào sự tiêu hóa, và tiết các chất như insulin, glucagon cần cho sự biến dưỡng của các tế bào. Insulin được tiết bởi các tế bào có tên beta (beta cells) của tụy tạng. Khi các tế bào beta của tụy tạng không tiết đủ chất insulin cơ thể cần, đường trong máu lên cao, v́ không vào được trong các tế bào. Hoặc dù chất insulin có đủ, song v́ một lư do nào đó, tế bào không sử dụng được chất insulin để đưa đường vào được bên trong tế bào, đường cũng tăng cao trong máu.

Do thế, tiểu đường được chia thành hai loại: loại 1 (loại thiếu chất insulin trong cơ thể) và loại 2 (loại có insulin trong cơ thể, nhưng tế bào không dùng được insulin). Hai loại tiểu đường này có nhiều điểm khác biệt với nhau. 90% số người bị tiểu đường mang bệnh tiểu đường loại 2.

Bài này chúng ta t́m hiểu bệnh tiểu đường loại 1, bệnh tiểu đường loại 2 sẽ được bàn đến trong bài kỳ sau.

Tiểu đường loại 1

Tiểu đường loại 1 xảy ra cho các cháu bé và người trẻ, hay bắt đầu trong khoảng tuổi 4 đến 6 và khoảng tuổi 10 đến 14. Loại tiểu đường này, có lẽ do di truyền, tuy điều này chưa được hiểu rơ. Nếu có bố, mẹ, hay anh chị em ruột mang bệnh tiểu đường loại này, cơ hội để một cháu bé trong gia đ́nh có thể bị bệnh là 5-10%. Nếu có anh em song sinh mang bệnh, nguy cơ sau bị tiểu đường c̣n cao hơn nữa. Các cháu trai mang bệnh nhiều hơn các cháu gái.

Bệnh gây do sự hủy hoại của các tế bào beta có nhiệm vụ tiết insulin trong tụy tạng. V́ sao các tế bào beta này hư hỏng và không làm việc nữa, điều này c̣n nằm trong ṿng giả thuyết, chưa ai biết rơ. Có thể, v́ di truyền, các tế bào beta của tụy tạng đă "yếu" sẵn, rồi sau bị những yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như siêu vi (virus), tấn công, nên hư hoại luôn, không c̣n khả năng tiết ra insulin.

Triệu chứng

Triệu chứng tiểu đường loại 1 của các cháu bé và người trẻ có thể biểu hiện dưới ba h́nh thái.

Thường nhất, các cháu đi tiểu nhiều, thấy khát nước luôn nên uống nước nhiều, xuống cân dù ăn nhiều, và trông không c̣n linh hoạt. Triệu chứng có thể đột ngột, có khi trong ṿng vài ngày. Một số cháu chỉ có triệu chứng mơ hồ, như xuống cân, trông có vẻ đờ đẫn, c̣n việc khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, bố mẹ không để ư v́ nhiều cháu c̣n mang tă. (Chúng ta cần để ư các cháu có đi tiểu đêm nhiều hoặc đái dầm ra giường không, tă hay ướt và cần thay thường không.) Một số cháu nhỏ và cháu gái hay bị nấm vùng bộ phận sinh dục. Đường cao trong máu cũng khiến các cháu nh́n không rơ.

Cũng có cháu trước giờ vẫn khỏe mạnh, không có triệu chứng, nay đột nhiên hôn mê, bị một t́nh trạng gọi là diabetic ketoacidosis. Khi đưa vào bệnh viện và thử máu, mới thấy đường lên quá cao trong máu. Đo lượng insulin trong máu, thấy chất insulin trong máu rất thấp hoặc không thấy có insulin ǵ cả. Các cháu dưới 6 tuổi, chưa biết diễn tả nhiều, chưa biết tự đi lấy nước uống, và những cháu trong các gia đ́nh có lợi tức và tŕnh độ học thức thấp, ít để ư đến vấn đề sức khỏe, dễ bị t́nh trạng này.

H́nh thái thứ ba của bệnh tiểu đường loại 1 là h́nh thái bệnh không gây triệu chứng ǵ cả, các cháu vẫn khỏe mạnh, và bệnh được t́m ra khi các cháu có dịp đi bác sĩ khám tổng quát. H́nh thái bệnh này ít hơn so với hai h́nh thái bệnh trên.

Định bệnh

Bệnh tiểu đường được định theo tiêu chuẩn của American Diabetes Association (ADA, Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ), bằng 1 trong 4 cách sau:

- Trị số HbA1C (biểu thị lượng đường trung b́nh trong máu chúng ta trong ṿng 3 tháng qua) bằng hay cao hơn 6.5.

- Đường máu đo sau khi nhịn đói ít nhất 8 tiếng cao hơn 125 mg/dl

- Người bệnh có triệu chứng và đường đo lúc không nhịn đói thấy cao trên 200 mg/dl

- Oral glucose tolerance test (OGTT) bất thường: sau khi cho ăn đường glucose 1.75 g/kg (tối đa 75 g), 2 tiếng sau đo đường máu, thấy vẫn cao hơn 200 mg/dl

- Nếu nghi bệnh tiểu đường, chúng ta dùng một trong 4 cách định bệnh trên, và nếu thử lại lần nữa, vẫn bất thường như vậy, người bệnh được xem có bệnh tiểu đường.

Chữa trị

Một khi cháu bé hoặc người trẻ đă được định ra có bệnh tiểu đường loại 1, sự chữa trị là dùng thuốc chích insulin, để thay thế cho chất insulin không có đủ trong cơ thể. Thuốc uống không chữa được bệnh tiểu đường loại 1.

Bài kỳ sau, chúng ta sẽ t́m hiểu bệnh tiểu đường loại 2, loại bệnh tiểu đường người lớn chúng ta hay bị.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.05211 seconds with 9 queries