R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
BIẾN CHỨNG
CỦA TIỂU ĐƯỜNG
Tuần này, chúng ta bàn đến các biến chứng (complications) của bệnh tiểu đường.
Tiểu đường gây nhiều biến chứng. Có biến chứng cấp thời, đe dọa tính mạng, có những biến chứng xa, làm giảm tuổi thọ, làm cuộc sống ta kém vui. Bệnh xảy ra càng sớm, càng gây nhiều biến chứng.
(V́ vậy, Medicare đặc biệt chú trọng đến việc chữa trị tiểu đường cho người thụ hưởng Medicare, đưa chỉ thị xuống các tổ hợp y tế để bác sĩ thi hành, thực hiện những việc cần làm cho các vị cao niên gia nhập tổ hợp. Các vị cao niên gia nhập một tổ hợp y tế thường được chăm sóc kỹ lưỡng hơn người không gia nhập, v́ tổ hợp kiểm soát các bác sĩ, thường xuyên nhắc nhở bác sĩ phải thi hành chỉ thị của Medicare. Thực ra, với các vị không gia nhập tổ hợp, đi nhiều bác sĩ khác nhau, không ai nắm vững được những ǵ chưa làm, những ǵ đă làm, và kết quả ra sao, bao giờ phải làm lại.)
Biến chứng cấp thời
1. Hôn mê do đường máu lên quá cao:
Đường trong máu lên cao quá có thể gây hôn mê, nguy đến tính mạng.
Hôn mê do đường máu quá cao hay xảy ra ở người tiểu đường loại 1, khi họ quên chích insulin. Hôn mê có khi cũng xảy ra khi người bệnh gặp những căng thẳng về tinh thần (buồn bực, âu lo) hay thể chất (bị bệnh nhiễm trùng, sau khi giải phẫu, ...), dù vẫn đang dùng thuốc chích insulin đều mỗi ngày.
Hôn mê do đường máu lên quá cao được báo hiệu bằng các triệu chứng tiêu hóa: ăn không ngon miệng, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, đi tiểu nhiều. Người bệnh cần được nhập viện ngay để chữa trị, nếu không, sẽ đâm mất sáng suốt rồi đi dần vào hôm mê. Khi thử máu, thường thấy đường máu cao đến 500 mg/dl.
Người tiểu đường loại 2 cũng có khi bị hôn mê khi đường máu lên quá cao (thường 1.000 mg/dl trở lên), tuy theo một cơ chế khác.
2. Hôn mê do đường máu xuống quá thấp:
Đường máu xuống quá thấp cũng gây hôn mê. Đường xuống thấp do ta dùng thuốc, nhưng có hôm vui quá, quên cả ăn, hoặc có hôm hăng quá, vận động hơi nhiều. Có khi đường xuống thấp chẳng v́ lư do nào rơ rệt.
Nếu đường xuống thấp ban ngày, ta thấy đói lắm, đến toát mồ hôi, run cả tay chân, nóng nảy, nổi quạu. Đường xuống thấp ban đêm, có khi không gây triệu chứng, có khi khiến ta gặp ác mộng, toát mồ hôi, hoặc bị nhức đầu buổi sáng lúc mới thức. Rủi đường xuống thấp thêm nữa, đầu óc ta bắt đầu mất sáng suốt, có những hành vi khác thường, và rồi hôn mê, hoặc giật kinh phong.
Sự chữa trị cần khẩn cấp. C̣n tỉnh, hăy dùng ngay bất cứ thứ ǵ có đường: kẹo, các thức uống ngọt. Không c̣n tỉnh, nếu trong nhà có sẵn thuốc chích glucagon, trước khi gọi 911, người nhà chích thuốc glucagon cho người bệnh, thường người bệnh sẽ tỉnh lại trong ṿng 10-15 phút; c̣n trong môi trường nhà thương, bác sĩ sẽ truyền ngay vào tĩnh mạch một ống thuốc chứa nước đường. Vị nào hay bị những cơn đường máu xuống quá thấp, nên trữ sẵn ở nhà thuốc chích glucagon. (Glucagon là chất có tác dụng ngược với insulin, làm đường tăng lên trong máu).
Các biến chứng xa
Có người may mắn không bao giờ bị những biến chứng xa, về lâu về dài của tiểu đường, ngược lại có vị bị, và nhiều biến chứng xảy ra cùng lúc. Nói chung, các biến chứng thường xảy ra 15-20 năm sau khi bệnh được định ra.
1. Biến chứng tim mạch:
Tiểu đường hay làm hư hoại các mạch máu, đưa đến bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau. Nếu bệnh làm hư hoại những mạch máu ngoại biên dẫn máu đến nuôi chân, các mạch máu này tắc nghẽn, gây chứng đau các bắp thịt chân khi đi đứng, chứng hoại thư (gangrene) bàn chân. Nếu bệnh làm hỏng mạch máu dẫn máu đến cơ quan sinh dục, sẽ gây chứng bất lực ở đàn ông.
Hậu quả hẹp tắc các động mạch vành tim (coronary artery disease) và tai biến mạch máu năo (stroke) cũng hay xảy ra. Bệnh hẹp tắc các động mạch vành tim dẫn máu đến nuôi tim có thể đưa đến chết cơ tim cấp tính (hay được gọi nôm na “heart attack”). Thường chết cơ tim cấp tính gây đau ngực dữ dội, song, người tiểu đường có khi không cảm thấy đau v́ những thần kinh dẫn truyền cảm giác từ tim cũng đă hư hoại mất rồi. Sự định bệnh chết cơ tim cấp tính ở người tiểu đường khó khăn hơn ở người không mang bệnh tiểu đường. Tiểu đường c̣n có thể làm viêm cơ tim, gây suy tim.
Bạn biết rồi, thuốc lá, cao áp-huyết cũng gây bệnh hẹp tắc động mạch tim. Thuốc lá làm nghẽn luôn các mạch máu ngoại biên. Người tiểu đường, đă có sẵn những hư hoại gây do tiểu đường, tuyệt đối nên giă từ thuốc lá. (Chỉ thị của Medicare: trong hồ sơ điện tử, với mọi người bệnh, bác sĩ phải hỏi và ghi người bệnh có hút thuốc lá không, nếu có, bác sĩ cần khuyên người bệnh bỏ hút.)
Nếu người tiểu đường cũng có cao áp huyết, việc chữa trị bệnh cao áp-huyết cần sớm và mạnh. Tiểu đường và cao áp huyết lại hay đi đôi với nhau. Thuốc chữa cao áp huyết nhiều loại. Có loại làm đường cao thêm trong máu, do ngăn cản sự tiết insulin từ tụy tạng. Có loại làm mỡ trong máu (cholesterol, triglycerides) lên cao. Thường bác sĩ sẽ tránh dùng những loại thuốc này cho bạn, nếu bạn vừa cao áp huyết, vừa bị tiểu đường. (Chỉ thị của Medicare đưa xuống các tổ hợp y tế để bác sĩ thi hành: với người có cao áp huyết, bác sĩ cần chữa đưa áp huyết ít nhất cũng phải xuống dưới 140/90.)
2. Biến chứng ở mắt:
Mắt giống một máy ảnh, giúp ta nh́n thấy các h́nh ảnh của thế giới bên ngoài. Trong mắt có một màng lót nằm ở phía sau gọi là vơng mạc (retina), hoạt động như phim của máy ảnh. Vơng mạc nối liền với thần kinh thị giác. Các h́nh ảnh khi vào mắt, chiếu lên vơng mạc. Vơng mạc thu nhận các h́nh ảnh, và thần kinh thị giác biến những h́nh ảnh này thành những tín hiệu truyền về óc. Nếu phim trong máy ảnh xấu, hư, ảnh rửa ra tất nḥa, không rơ. Tương tự như vậy, nếu vơng mạc bị hư hoại, các h́nh ảnh thu nhận trên vơng mạc bị mờ. Thần kinh thị giác dù tốt, cũng chỉ trung thực truyền những tín hiệu mờ trên vơng mạch về óc, và kết quả là ta không nh́n thấy rơ. Khi vơng mạc hư hoại nhiều quá, ta bị mù. Ở Mỹ, xứ không có chiến tranh và ít các bệnh nhiễm trùng mắt nguy hiểm, tiểu đường là nguyên nhân dẫn đầu gây mù ḷa. Khám đáy mắt có thể thấy những tổn thương do tiểu đường gây trên vơng mạc.
Biến chứng hư hoại vơng mạc mắt tùy thuộc vào tuổi của người bệnh lúc mới bị tiểu đường, cũng như thời gian mang bệnh. Càng sớm bị, thời gian mang bệnh càng lâu, càng nguy. Khoảng 85% người tiểu đường sau sẽ có biến chứng tổn thương vơng mạc. Tổn thương vơng mạc do tiểu đường có cách chữa: bắn tia Laser đốt những vết thương trên vơng mạc (photocoagulation).
Ngoài hư hoại vơng mạc, tiểu đường c̣n gây bệnh tăng áp suất trong mắt (glaucoma), đục thủy tinh thể (cataract). Dù các biến chứng vừa kể không xảy ra, khi đường lên cao, mắt cũng hay mờ. (Chỉ thị của Medicare đưa xuống các tổ hợp y tế để bác sĩ thi hành: phải chữa đưa trị số đường máu HbA1C của người bệnh xuống dưới 9, mỗi năm, phải gửi người bệnh tiểu đường gia nhập tổ hợp đi khám mắt, và có báo cáo của bác sĩ Mắt trong hồ sơ. Đi khám mắt, xin bạn nhắc bác sĩ Mắt gửi báo cáo về cho bác sĩ chính.)
Mang bệnh tiểu đường, chúng ta cũng nên thường xuyên thay kính; kính quan trọng ở người tiểu đường, v́ giúp mắt nh́n rơ hơn trong việc tự săn sóc cho ḿnh hàng ngày (lấy thuốc uống, chích insulin, tự khám bàn chân mỗi ngày, ...).
3. Biến chứng suy thận:
Ở Mỹ, khoảng nửa số người suy thận là do tiểu đường. Suy thận là nguyên nhân dẫn đầu gây tử vong và tàn tật cho những vị bị tiểu đường.
Suy thận thường xảy ra 12 năm sau khi tiểu đường bắt đầu xuất hiện. Bệnh thận càng tiến triển mau lẹ nếu có cao áp huyết đi cùng. Suy thận ở giai đoạn cuối cần lọc thận hay thay thận. Chữa trị tiểu đường cẩn thận có thể làm chậm tiến triển của suy thận. Bị thêm cao áp huyết, cao áp huyết cần được kiểm soát chặt chẽ. Một số thuốc chữa cao áp huyết có thêm tác dụng làm giảm sự tiến triển của bệnh thận gây do tiểu đường. (Chỉ thị của Medicare đưa xuống các tổ hợp y tế để bác sĩ thi hành: phải dùng các thuốc cao áp huyết thuộc nhóm thuốc ACE Inhibitor, hoặc ARB để chữa cho người tiểu đường mang luôn bệnh cao áp huyết.)
Nhiễm trùng đường tiểu (urinary tract infection) làm thận người tiểu đường suy nhanh hơn, nên nếu xảy ra, cần được chữa trị tới nơi tới chốn. Một vấn đề nữa: các thuốc có thể hại cho thận, như những thuốc chống đau nhức Advil, Ibuprofen, Motrin, Naprosyn, ..., nên tránh dùng nếu không thực sự cần thiết.
4. Tổn thương ở hệ thần kinh:
Tiểu đường c̣n làm thương tổn hệ thần kinh ở khắp nơi trong cơ thể, có lẽ chỉ trừ trên óc. Các tổn thương tuy không thực sự nguy hiểm, nhưng khiến ta khó chịu:
- Khi các thần kinh nhỏ ở tay, chân tổn thương, sẽ gây tê, đau ở tay hay chân, thường là cả hai bên. Cái đau như điện giật, cảm thấy sâu trong xương, nặng hơn về đêm.
Sự chữa đau không dễ. Đầu tiên, chúng ta nỗ lực đưa đường máu xuống mức b́nh thường. Nếu không ăn thua, dùng các thuốc như Elavil, Tegretol, Neurontin, Lyrica có thể giúp giảm đau. Những thuốc này có tác dụng xoa dịu những cái đau gây do thần kinh. Với những cơn đau dữ dội, có khi phải cần đến thuốc giảm đau mạnh chứa chất nha phiến.
Người tiểu đường cũng có thể bất ngờ liệt bàn chân, bàn tay, không nhấc bàn chân, bàn tay lên được, hoặc mắt tự nhiên lé. Những biến chứng này từ từ sẽ bớt.
- Khi các thần kinh tự động (autonomic nervous system) điều khiển sự hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể bị tổn thương, nhiều triệu chứng xảy ra. Thường nhất là các triệu chứng tiêu hoá: khó nuốt, đầy hơi sau khi ăn, bón hoặc tiêu chảy. Tiêu chảy hay xảy ra về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. May thay, các thuốc cầm tiêu chảy thường dùng có thể kiểm soát được tiêu chảy do tiểu đường. Với tiểu đường, bệnh dội ngược bao tử - thực quản (gastro-esophageal reflux, các thức trong bao tử dội ngược lên thực quản sau khi ăn) cũng hay xảy ra.
B́nh thường, khi ta đứng lên ngồi xuống, hệ thần kinh tự động nhanh chóng điều chỉnh hệ thống tim mạch, để áp huyết luôn ở trạng thái cân bằng, và lúc nào cũng có đủ máu lên óc ta. Khi hệ thần kinh tự động đă hư hoại v́ tiểu đường, cơ chế điều chỉnh áp huyết bị xáo trộn. Đang nằm hoặc ngồi mà đột ngột đứng lên, áp huyết hay bất ngờ hạ thấp, khiến người bệnh thấy chóng mặt, có khi ngất xỉu. Trường hợp này, người bệnh được khuyên nằm ngủ với đầu giường nâng cao (bằng cách chèn gỗ hoặc vật cứng dưới đầu giường). Người bệnh cũng nên tránh đứng dậy nhanh buổi sáng lúc mới thức. Ngược lại, nên ngồi dậy chầm chậm, và ngồi ở cạnh giường một lát trước khi đi lại. Các vớ chân đặc biệt (giúp máu từ chân về tim nhiều hơn) cũng giúp làm giảm triệu chứng. Khi hệ thần kinh tự động hư hoại, bọng đái hay làm việc bất thường, gây khó tiểu hoặc không kiểm soát được nước tiểu.
5. Các vết loét và nhiễm trùng ở chân:
Một trong những biến chứng quan trọng khác của tiểu đường là những vết loét ở chân và bàn chân. Tiểu đường làm hư hoại các dây thần kinh cảm giác ngoại biên, nên chân người tiểu đường ít, hoặc không cảm thấy đau khi bị vật lạ đâm vào. Chân dễ thương tổn, do người bệnh không cảm thấy đau nên không để ư, t́m cách tránh né các vật làm hại. Giầy không vừa chân cũng hay làm bỏng phồng, trầy lở da chân, gây các vết loét. Phần khác, như ta đă biết, tiểu đường làm hỏng các mạch máu ngoại biên dẫn máu đến nuôi chân và bàn chân. Các vết loét v́ thế lâu lành và hay bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng nếu nặng, có thể đưa đến cưa bàn chân hay chân.
Những phương cách sau được xem là hữu hiệu để ngừa các vết loét và nhiễm trùng bàn chân khi bị tiểu đường: mỗi ngày bạn nên tự thăm khám chân, bàn chân và để ư những dấu chứng:
- Sưng, đỏ, đau, có mủ, có đường đỏ chạy dài từ bàn chân lên chân.
- Các chỗ da chai cứng (corns, calluses): da dưới những chỗ này hay bị thương tổn.
- Móng chân dài quá, cần cắt ngắn bớt.
- Những vùng đau ở chân gây do giầy chật. Những vùng hay bị sót, thường không được để ư kỹ là vùng gót chân và giữa các ngón chân.
|