R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
PHƯƠNG CÁCH NÀO LÀ TỐT NHẤT ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHỨNG BỆNH MẤT NGỦ Ở NGƯỜI LỚN TUỔI ?
(WHAT'S THE BEST WAY TO TREAT INSOMNIA IN THE ELDERLY?)
Lynn Ly phỏng dịch từ Prescriber's Letter: August 2009; Vol: 16, No. 8
Hơn một nửa số người lớn hơn 65 tuổi bị khó ngủ ... nhưng nhiều phương pháp trị liệu thông thường không thích hợp.
Hãy kiểm tra các điều kiện (căn nguyên) bịnh lý bất thường (comorbid conditions) mà có thể gây trở ngại đến giấc ngủ thí dụ như điều trị cơn đau không thỏa đáng, COPD, trầm cảm, hội chứng chân bồn chồn như kiến bò / hội chứng tê chân (restless legs), v.v... Hãy điều chỉnh biện pháp trị liệu cho các căn nguyên (bịnh lý) này.
Hãy tìm ra các loại thuốc có thể gây mất ngủ như SSRIs, theophylline, decongestants, cimetidine, caffeine, steroid, v.v... Hãy thử thay thế giải pháp khác hoặc sử dụng những chất này vào lúc sớm hơn trong ngày.
Hãy khuyến khích vệ sinh giấc ngủ ... thời khóa biểu về giờ giấc ngủ thường xuyên, không nên có giấc ngủ ngắn nào trong ngày, và giữ phòng ngủ thật tối, yên lặng, và thoải mái.
Gợi ý phương pháp chữa bệnh theo nhận thức tâm lý (cognitive behavioral therapy) để giảm bớt sự căng thẳng
Chỉ dùng phương pháp trị liệu bằng thuốc khi mà các biện pháp khác không thành công (bị thất bại)
Hãy giải thích cho bịnh nhân biết là các lợi ích về dùng thuốc để cho ngủ chỉ có kết quả vừa phải . Và bịnh nhân có thể bị suy giảm nhận thức (cognitive impairment), té ngã, hay mộng du (sleepwalking), v.v...
Trước tiên là hãy khai toa thuốc non-benzo hypnotic (zolpidem, v.v...)
Sử dụng 1 liều lượng thấp ... chỉ cần 5 mg zolpidem cho người cao niên để giảm sự khiếm khuyết (sự suy kém). Một số chương trình bảo hiểm sẽ không phải trả cho những liều lượng thuốc cao hơn.
Cần quan tâm xem xét bịnh nhân có lạm dụng hay lệ thuộc ramelteon (Rozerem) không . Thuốc melatonin agonist giúp người già nằm ngủ nhanh hơn... nhưng hãy giải thích rằng nó không giúp họ ngủ lâu hơn
Hãy suy xét liều lượng trazodone thấp như là một cách thay thế cho non-benzos về phương pháp trị liệu dài hạn. Nó không gây ra sự lệ thuộc, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ bịnh nhân bị giảm áp huyết khi đứng thẳng (orthostasis).
Hãy suy xét mirtazapine (Remeron) nếu việc làm dịu để chống trầm cảm là cần thiết ... nhưng không có nhiều bằng chứng là sử dụng nó chỉ cho giấc ngủ
Cố gắng tránh sử dụng benzodiazepines (temazepam, v.v.. ). Những lợi ích có thể bào chữa cho sự tăng nguy cơ bị té ngã suy giảm nhận thức
Không được sử dụng quetiapine (Seroquel) để cho giấc ngủ . Nhóm thuốc antipsychotic này thì làm êm dịu và giảm sự lo lắng ... nhưng có phản ứng phụ nghiêm trọng .
Cần khuyên bịnh nhân nên tránh uống rượu hoặc dùng antihistamines (Sominex, Unisom, v.v...) . Hãy giải thích rằng những antihistamines có thể gây ra sự uy giảm nhận thức và bí tiểu ... và rượu làm tăng sự bực tức và tỉnh giấc sớm.
Hãy khai toa thuốc melatonin nếu bệnh nhân muốn có phương thuốc chữa trị "tự nhiên". Sự tiết ra chất Melatonin giảm dần theo tuổi tác. Hãy giải thích rằng melatonin bổ sung có thể giúp đỡ mọi người rơi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Để biết thêm về các lợi ích và rủi ro của melatonin, valerian, St. John's wort, và các loại khác, hãy tìm lấy bảng báo cáo đặc biệt của chúng tôi, Natural Medicines in the Clinical Management of Insomnia. (Tổ chức: "Thuốc Tự nhiên trong Quản lý Lâm sàng về Chứng mất ngủ" )
Lynn Ly (10-09-2009)
Quote:
WHAT'S THE BEST WAY TO TREAT INSOMNIA IN THE ELDERLY?
More than half of adults over 65 have trouble sleeping...but many of the usual treatments aren't appropriate.
Check for comorbid conditions that can interfere with sleep such as inadequately treated pain, COPD, depression, restless legs, etc. Optimize therapy for these conditions.
Look for drugs that can cause insomnia such as SSRIs, theophylline, decongestants, cimetidine, caffeine, steroids, etc. Try an alternative or give it earlier in the day.
Encourage sleep hygiene...regular sleep schedule, no naps, and keeping the bedroom dark, quiet, and comfortable.
Suggest cognitive behavioral therapy to reduce stress.
Save drug therapy for when other measures fail.
Explain that the benefits of sleep meds are usually modest. And they can cause cognitive impairment, falls, sleepwalking, etc.
Prescribe a non-benzo hypnotic (zolpidem, etc) first.
Use a low dose...just 5 mg of zolpidem for seniors to reduce impairment. Some insurance plans won't pay for higher doses.
Consider ramelteon (Rozerem) if abuse or dependence is a concern. This melatonin agonist helps seniors fall asleep faster... but explain that it doesn't help them sleep longer.
Consider low-dose trazodone as an alternative to non-benzos for long-term therapy. It doesn't cause dependence, but it can increase the risk of orthostasis.
Consider mirtazapine (Remeron) if a sedating antidepressant is needed... but there's not much evidence for using it just for sleep.
Try to avoid benzodiazepines (temazepam, etc). The benefits may not justify the increased risk of falls or cognitive impairment.
Don't use quetiapine (Seroquel) for sleep. This antipsychotic is sedating and reduces anxiety... but has serious adverse effects.
Recommend avoiding alcohol or antihistamines (Sominex, Unisom, etc). Explain that these antihistamines can cause cognitive impairment and urinary retention...and alcohol exacerbates early awakening.
Suggest melatonin if patients want a "natural" remedy. Melatonin secretion decreases with age. Explain that melatonin supplements might help people fall asleep faster.
For more on the benefits and risks of melatonin, valerian, St. John's wort, and others, get our Special Report, Natural Medicines in the Clinical Management of Insomnia.
Prescriber's Letter: August 2009; Vol: 16, No. 8
Thời Sự Y Học Số 163 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH (01/3/2010)
6/ “ MỘT TOA THUỐC NGỦ TỐT KHÔNG ĐƯỢC QUÁ VÀI NGÀY ”.
Một toa thuốc tốt kê đơn các thuốc ngủ không được quá vài ngày, BS Didier Benhamou (thầy thuốc đa khoa của một nhà dưỡng lão) đã giải thích như vậy. Các thuốc này phải được uống đúng giờ, để đối phó với những khó khăn tạm thời. Không phải được sử dụng một cách hệ thống, nhưng chỉ khi cần thiết. Bởi vì nếu không, sẽ xuất hiện rất nhanh một nguy cơ quen thuốc (accoutoumance) và những tác dụng phụ có tiềm năng nghiêm trọng, nhất là nơi những người già. ”
Mặc dầu những lời khuyên này, các thuốc để ngủ, các hypnotique và các thuốc an thần, còn được cấp phát rất rộng rãi ở Pháp. Sự tiêu thụ thuốc ngủ ở Pháp là 8 đến 10 lần cao hơn so với sự sử dụng của vài nước láng giềng Châu Âu. Những người già đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những thái quá này. Haute Autorité de santé, trong những năm qua, đã công bố một loạt các hướng dẫn trong mục đích hạn chế việc sử dụng của các loại thuốc này mà không thành công. Trong các nhà dưỡng lão, 30% - 60% những người hưu trí, theo những công trình nghiên cứu, đã uống vào mỗi buổi tối loại thuốc này.
NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ.
Điều trị mất ngủ bằng thuốc dựa trên hai lớp thuốc chính, các thuốc ngủ (hypnotiques hay somnifères) có thời gian tác dụng ngắn, loại zopiclone (Imovane) hay zolpidem (stilnoct) và các thuốc an thần (các benzodiazépines). Hai lớp này có những cơ chế tác dụng và những chỉ định khác nhau, nhưng có điểm chung là gây nên, đặc biệt lúc dùng lâu dài, những tác dụng phụ. “ Người ta đã chứng tỏ rằng các thuốc ngủ chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn và có những tác dụng có hại, đặc biệt nơi các người già, ta có thể đọc như vậy trong một báo cáo mới đây của Haute Autorité de santé về chủ đề này. Vậy chỉ định của các thuốc ngủ hoàn toàn bị hạn chế trong các rối loạn giấc ngủ.” Những benzodiazépine (Valium, Tranxène...) mà tác dụng lên giấc ngủ chủ yếu là do một tác dụng an thần, về lâu về dài sẽ gây nên những triệu chứng chóng mặt, các rối loạn trí nhớ, các tai nạn lưu thông, các té ngã với nguy cơ gãy xương. Các loại thuốc ngủ thuần túy (zopiclone, zolpidem), có thời gian tác dụng ngắn hơn, đóng vai trò chất gây cảm ứng (inducteur) của giấc ngủ, không làm rối loạn trí nhớ, nhưng cũng làm gia tăng nguy cơ gây té ngã, nhất là vào ban đêm. Hai loại thuốc này gây nên một sự quen thuốc (accoutoumance). Dĩ nhiên để chống những hậu quả này, đạo luật bắt buộc không được cấp toa thuốc với thời hạn trên 4 tuần trong những trường hợp mất ngủ, và 12 tuần trong các trường hợp rối loạn lo âu. Nhưng những khuyến nghị này phần lớn bị phớt lờ.
“ Nơi các người già, cấu trúc của giấc ngủ bị biến đổi, BS Benhamou nói thêm như vậy. Thêm vào đó thường là sự thiếu công việc, sự buồn chán, một tình trạng trầm cảm, sự cô đơn, tất cả làm gia tăng chứng mất ngủ. Phải tìm ra những hoạt động, phải chống lại sự cô đơn hiu quạnh, phải điều trị chứng trầm cảm. Nhưng rất thường giải pháp dễ dàng là kê toa các thuốc ngủ, loại thuốc trở thành một loại lễ nghi cần thiết vào mỗi buổi tối. ”
(LE FIGARO 22/2/2010)
|