THÔNG TIN Y HỌC VỀ CHOCOLATE (CHOCOLAT / SÔ CÔ lA)
Lynn Ly tổng hợp thông tin về Chocolate (Chocolat / Sô Cô La)
từ các bài Thời Sự Y Học của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thịnh
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 24 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 29/4/2007 )
7/ CHOCOLAT LÀM GIẢM HUYẾT ÁP
Ăn chocolat đen có thể có hiệu quả trong việc hạ huyết áp như các thuốc giảm áp thông thường. Một xem xét lại các công tŕnh nghiên cứu đă nhận thấy như vậy.
Mặt khác, trà có vẻ không có hiệu quả trong tác dụng này. Bài báo nói rằng một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau xanh có lợi cho sức khỏe một phần là do thực vật chứa những chất hoá học được gọi là polyphenols giúp kiểm soát huyết áp.
Từ hơn 3000 bài báo, các nhà nghiên cứu đă chọn những công tŕnh nghiên cứu rộng rải nhất và sử dụng các kỹ thuật thống kê để phối hợp các dữ kiện.
4 trong 5 nghiên cứu về chocolate đă nhận thấy huyết áp bị giảm lúc ăn chocolat đen.
Bài báo này được công bố vào số tháng 4 của The Archives of Internal Medicine.
(INTERNATIONAL HERALD TRIBUNE 26/4/2007)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 109 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 17/1/2009 )
5/ RƯỢU VANG, TRÀ VÀ CHOCOLAT ĐỐI VỚI NĂO BỘ ?
Các ông và các bà lớn tuổi, tiêu thụ rượu vang giàu flavonoide, trà và chocolat, có những hiệu năng tốt hơn lúc thực hiện những trắc nghiệm về khả năng nhận thức (tests cognitifs). Đó là điều đă được chứng minh bởi một nhóm nghiên cứu Anh-Na Uy. Nhóm nghiên cứu này đă khảo sát mối liên hệ giữa sự tiêu thụ 3 thức ăn thức uống chứa flavonoides (chocolat, rượu vang và trà) và những hiệu năng nhận thức (performances cognitives). 2.031 người tham dự (70-74 tuổi, 55% là phụ nữ) đă được tuyển mộ và đă chịu những trắc nghiệm về khả năng nhận thức.
Các kết quả cho thấy rằng, so sánh với những người không ăn chocolat, không uống rượu vang hay trà, những người tiêu thụ chúng có những điểm số tốt hơn một cách đáng kể lúc làm những trắc nghiệm nhận thức và có tỷ lệ hiệu năng nhận thức kém thấp hơn.
Những người tiêu thụ ba loại thức ăn nước uống này có những điểm số tốt hơn và nguy cơ có những hiệu năng kém lúc làm trắc nghiệm thấp nhất. Những mối liên kết giữa sự tiêu thụ các thức ăn nước uống này và khả năng nhận thức (cognition) tùy thuộc vào liều lượng (dose-dépendante), với một hiệu quả tối đa đối với những tiêu thụ khoảng 10g chocolat mỗi ngày và khoảng 75-100 ml rượu vang mỗi ngày, nhưng theo đường thẳng đối với trà. Phần lớn những chức năng nhận thức được trắc nghiệm bị ảnh hưởng bởi 3 thức ăn thức uống này. Hiệu quả rơ rệt hơn đối với rượu vang và hơi thấp hơn đối với chocolat.
Do đó, trong tuổi già, một chế độ thức ăn thức uống nhiều flavonoides được liên kết với những hiệu năng tốt hơn đối với vài năng lực nhận thức và điều này tùy thuộc vào liều lượng.
(LE JOURNAL DU MEDECIN 13/1/2009)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 160 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 8/2/2010 )
3/ TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA CÁC FLAVONOIDE CỦA RƯỢU VANG, TRÀ, CACAO.
Viện hàn lâm dược học quốc gia hôm qua đă thảo luận về những đóng góp có lợi lên tim và năo bộ của những chất được chứa trong vài loại thức ăn.
PREVENTION. Rượu vang, trà, chocolat, là chủ yếu, và những thực phẩm khác chứa những chất flavonoides, có những tác dụng chống oxy hóa (antioxydant) và chống viêm, với một hiệu quả bảo vệ lên tim và năo bộ. Từ 15 năm nay, các nghiên cứu gia tăng về những chất được chứa trong thực phẩm này. Hôm qua, Viện dược học quốc gia đă dành một trong những buổi họp để bàn về những tác dụng lên sức khỏe của những chất flavonoides đầy hứa hẹn này. Tuy nhiên, trong khi nhiều xí nghiệp dược phẩm đề nghị các viên thuốc mà chất căn bản là flavonoides, th́ viện hàn lâm lại đánh giá rằng những dữ kiện hiện nay không cho phép khuyến khích các “ điều khẳng định sức khỏe ” (“ assertions santé ”) của các chất bổ trợ dinh dưỡng (adjuvants alimentaires).
Lịch sử của các flavonoides bắt đầu trong những năm 1990, với sự phát hiện của nghịch lư Pháp (paradoxe français) : các người Pháp, đặc biệt trong vùng Tây Nam, có một tỷ lệ tử vong do tim mạch thấp hơn so với những nơi khác, mặc dầu một sự tiêu thụ cao các chất mỡ bảo ḥa (một yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng). Ngoại lệ này được quy cho sự tiêu thụ rượu vang đỏ, đặc biệt cao ở Pháp. Các flavonoides (các hợp chất polyphénol) của rượu đă được nhận diện như là các chất trung gian của tác dụng có lợi này. Và nhiều công cuộc điều tra dịch tễ học đă cố gắng phân tích mối liên hệ giữa chế độ ăn uống giàu flavonoides và các bệnh tim mạch (đột qụy, nhồi máu) hay thoái hóa thần kinh (bệnh Alzheimer, Parkinson).
“ Toàn bộ các thông tin có được như thế cho thấy một khuynh hướng chung tán trợ cho việc liên kết giữa sự tiêu thụ rượu vang đỏ có mức độ (một hay hai ly mỗi ngày), (trên mức này, những tác dụng có hại của rượu làm đảo ngược khuynh hướng), của sự tiêu thụ trà xanh hay trà đen và cacao và tỷ lệ tử vong nguồn gốc tim mạch hay thoái hóa thần kinh, GS Jean-Claude Stoclet, ủy viên của Hội hàn lâm dược học (đại học Strasbourg) đă giải thích như vậy.
Vậy có vẻ hợp lư khi đưa ra giả thuyết, theo đó sự tiêu thụ đều đặn của vài loại trái cây giàu flavonoides hay những chế phẩm phát xuất từ đó, rượu vang đỏ, một vài nước nho vắt, trà xanh và đen (trong một chừng mực ít hơn), cacao, được liên kết với một sự giảm tỷ lệ tử vong… ”
SỰ ỨC CHẾ CỦA MỘT VÀI GENE .
Bằng cớ chính thức chỉ có thể được mang lại, sau những thử nghiệm lâm sàng so sánh một chế độ ăn uống giàu flavonoides với một chế độ ăn uống nghèo flavonoides. Chúng ta hăy ghi nhận rằng hầu hết các công tŕnh nghiên cứu không phát hiện mối liên hệ giữa một chế độ ăn uống giàu flavonoide và ung thư. Nhiều công tŕnh nghiên cứu thí nghiệm, trên cấy tế bào hay mô h́nh động vật, đă phát hiện một tác dụng của các flavonoides lên thành trong của các huyết quản, với một sự gia tăng của các yếu tố giăn mạch và chống tăng sinh (facteurs vasodilatateurs en antiprolifératifs). Những chất này cũng tác dụng bằng sự ức chế của vài loại gène, để dẫn đến một tác dụng kháng viêm.
Người ta t́m thấy ở đâu các flavonoides này ? Nhiều trăm flavonoides khác nhau đă được nhận diện. Mặc dầu có nhiều điều không chắc chắn, nhưng có vẻ như rằng các flavonoides có một tác dụng bảo vệ, thuộc về các lớp của các flavonols (rượu vang đỏ, trà, cacao) và của các chất anthocyanines (các trái cây đỏ, quả anh đào, cassis). “ Khi tính đến các dữ kiện mới đây về các hiệu quả và các cơ chế tác dụng của vài flavonoides, ta có thể dễ bị cám dỗ khi chủ trương ngay từ bây giờ một sự tăng cường flavonoides trong chế độ ăn uống, GS Stoplet đă đánh giá như vậy. Cần phải cưỡng lại sự cám dỗ này : ngoài những điều không chắc chắn về bản chất của các hợp chất hữu ích, về những lượng cần phải cho, không hoàn toàn loại bỏ sự hiện diện của những tác dụng phụ. ” Đối với GS François Chast, chủ tịch của Viện hàn lâm dược khoa, “ trên cơ sở của các dữ kiện hiện nay, một sự tăng cường các cố gắng nghiên cứu có vẻ được biện minh và khẩn cấp ”.
(LE FIGARO 28/1/2010)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 170 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 19/4/2010 )
3/ CHOCOLAT TỐT CHO TIM VÀ CÁC MẠCH MÁU.
Các nhà nghiên cứu người Đức đă cho thấy rằng những lượng nhỏ chocolat được tiêu thụ mỗi ngày làm hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nhóm nghiên cứu người Đức đă theo dơi trong khoảng 10 năm những thói quen ăn uống của 19.357 người, tuổi từ 25 đến 65 tuổi. Các tác giả đă có thể chứng thực rằn, những người ăn nhiều chocolat nhất (trung b́nh 7,5 g mỗi ngày) có một huyết áp thấp hơn và một nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hay một tai biến mạch máu năo giảm 39%, so với những người chỉ tiêu thụ rất ít (1,7g mỗi ngày). Về mặt nguy cơ tuyệt đối, điều đó có nghĩa là sự việc ăn một miếng vuông nhỏ chocolat khoảng 6g cho phép tránh, nơi 10.000 người, 85 nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu năo trong một khoảng thời gian 10 năm, BS Brian Buijssen, nhà dịch tễ dinh dưỡng, người điều khiển công tŕnh nghiên cứu này, đă giải thích như vậy.
Nhưng không nên v́ thế mà suy diễn ra rằng ta có thể đồng thời tự cho phép ḿnh gia tăng sự tiêu thụ toàn thể calorie và tiêu thụ ít hơn những thức ăn lành mạnh, nhà nghiên cứu cảnh cáo như vậy. “ Những lượng nhỏ chocolat giúp pḥng ngừa sự xuất hiện các bệnh tim mạch, nhưng chỉ khi những lượng này thay thế một nguồn thức ăn giàu calorie khác, để trọng lượng có thể vẫn luôn luôn ổn định. ”
Mặc dầu sự tiếp tục của các nghiên cứu là tỏ ra cần thiết, nhưng nhóm nghiên cứu người Đức đă có thể xác nhận rằng tác dụng có lợi của chocolat được liên kết với sự hiện diện của flavonol trong cacao. Những chất này hiện diện chủ yếu trong chocolat đen. “ Các flavonol cải thiện biodisponibilité của monoxyde d’azote trong các huyết quản. Những chất này làm giăn các mạch máu hơn và điều này góp phần mang lại một huyết áp thấp hơn. Monoxyde d’azote cũng cải thiện chức năng của các tiểu cầu, làm cho máu ít dính hơn ”, Brian Buijsse nói tiếp như vậy.
TRÀ CŨNG THẾ.
Một công tŕnh nghiên cứu mới đây của Ḥa Lan cũng quan tâm đến những tác dụng có lợi của các flavonol. Peter Hollman của đại học Wageningen đă phân tích mối liên hệ giữa sự sử dụng các loại flavonoides khác nhau và sự xuất hiện của các tai biến mạch máu năo. Trong một phân tích méta, ông đă xét đến hơn 100.000 người phát xuất từ 6 công tŕnh nghiên cứu đă được công bố. Các flavonoides đặc hiệu như các flavonol, dường như có một tác dụng lên nguy cơ tai biến mạch máu năo. “ Nếu người ta tiêu thụ một lượng flavonol tương ứng với lượng được t́m thấy trong 3 tách trà, người ta có thể làm giảm 20% nguy cơ
bị một tai biến mạch máu năo ”, nhà nghiên cứu Ḥa Lan đă b́nh luận như vậy.
Chúng ta hăy nhớ rằng các flavonols cũng hiện diện trong rau xanh và các trái cây.
(LE JOURNAL DU MEDECIN 13/4/2010)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 174 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH (17/5/2010)
9/ CHOCOLAT, NGUYÊN NHÂN HAY PHƯƠNG THUỐC ĐIỀU TRỊ CHỨNG TRẦM CẢM ?
Theo một công tŕnh nghiên cứu của Hoa Kỳ, những người tiêu thụ nhiều chocolat có nguy cơ nhiều hơn bị chứng trầm cảm. Vậy đúng là có một sự liên kết giữa chứng trầm cảm và chocolat, nhưng theo chiều hướng nào ?
Người ta nói nhiều về sự liên kết chocolat/ khí chất, nhưng ít công tŕnh nghiên cứu mô tả một cách chính xác bản chất của mối liên hệ này. Natalie Rose ( Đại học californie, San Diego) và các cộng sự viên đă tập hợp 1.018 người trưởng thành (694 đàn ông và 324 phụ nữ) không bị đái đường lẫn bệnh động mạch vành. Các nhà nghiên cứu tập trung vào 931 người không dùng thuốc chống trầm cảm và được biết là có tiêu thụ chocolat. Khí chất của họ được đánh giá theo thang CES-D (Centre for Epidemiologic Studies Depression Scale). Một t́nh trạng trầm cảm được định nghĩa bởi một điểm số (score) CED-D > hoặc = 16 và một hội chứng trầm cảm quan trọng bởi một điểm số > hoặc = 22.
Những kết quả cho thấy rằng những người bị trầm cảm (CES-D > hoặc =16) tiêu thụ nhiều hơn một cách đáng kể (8,4 suất mỗi tháng) so với những người không bị trầm cảm (5,4 suất/tháng). Những người hội đủ những tiêu chuẩn của một hội chứng trầm cảm quan trọng (CES-D > hoac =22) ăn chocolat c̣n nhiều hơn (1,8 suất mỗi tháng). Một suất (portion) tương ứng với 28 g chocolat.
Sự liên kết này liên hệ đến các phụ nữ và các đàn ông và nó không được giải thích bởi một sự gia tăng chung của các cung cấp mỡ, hydrate de carbone, caféine hay calorie. “ Điều này gợi ư rằng những kết quả của chúng tôi là đặc hiệu đối với chocolat ”, các nhà nghiên cứu đă nói thêm như vậy ; họ không phân biệt giữa chocolat đen và chocolat sữa. Cũng không có sự khác nhau giữa những người trầm cảm và không trầm cảm trong sự tiêu thụ những thức ăn khác giàu các chất kháng oxy hóa khác như cá, cà phê, trá cây và rau xanh.
“ Những điểm số trầm cảm (CES-D) tăng cao được liên kết với một sự tiêu thụ chocolat lớn hơn. Tuy nhiên chúng tôi sẽ phải xem có một sự liên hệ nhân quả hay không và nếu có, theo chiều hướng nào : chocolat làm giảm hay tăng cường những triệu chứng trầm cảm ? ”, các tác giả kết luận như vậy. Tuy nhiên họ đưa ra vài giả thuyết. Chứng trầm cảm có thể kích thích khẩu vị đối với chocolat, hoặc bằng sự tự cho thuốc lấy v́ những tính chất được cho là chống trầm cảm của chocolat, hoặc v́ một lư lẽ không liên kết với một lợi ích điều trị. Nhưng, các tác giả của công tŕnh nghiên cứu đă nhắc lại như vậy, ta không biết chocolat có làm dễ sự trầm cảm hay không. Những công tŕnh tương lai sẽ phải làm sáng tỏ về sự liên kết này, chắc chắn là rất phức tạp ...
(LE JOURNAL DU MEDECIN 4/5/2010)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 175 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 23/5/2010 )
8/ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CHOCOLAT ĐEN.
Nhiều công tŕnh nghiên cứu đă gợi ư sự hiện hữu của một tác dụng có lợi của chocolat đen.
Một trong những công tŕnh nghiên cứu này, được tiến hành ở Zutphen, ở Ḥa Lan, trên 470 bệnh nhân (từ 65 đến 84 tuổi) kéo dài 15 năm, đă cho thấy rằng huyết áp tối đa và tối thiểu đối với những người tiêu thụ 10 g chocolat đen mỗi ngày được hạ xuống lần lượt 3,7 và 2,1 mmHg, so với những người không tiêu thụ. Mới đây hơn, một thử nghiệm quy mô lớn, được tiến hành bởi hai nhà dịch tễ học thuộc Institut germanique de nutrition (Brian Buijsse et Heiner Boeing), cho thấy rằng ăn chocolat đều đặn với lượng thấp tương ứng với một sự giảm của tỷ lệ tử vong tim-mạch. Hơn 19.000 người sống trong vùng Potsdam ở Đức (không có tiền sử tuần hoàn) đă được theo dơi trong 8 năm. Kết luận : nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột qụy giảm 39% nơi những người tiêu thụ 6 g chocolat mỗi ngày. Các flavonoides, các chất kháng oxy hóa mạnh được chứa trong cacao, mà nồng độ mạnh hơn trong chocolat đen, là nguồn gốc của những lợi ích này.
(PARIS MATCH 22/4-28/4/2010)