R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
NGUYÊN NHÂN BỆNH TIM (ĐỘNG) MẠCH VÀNH
(WHAT CAUSES CORONARY HEART DISEASE?)
Lynn Ly phỏng dịch theo tài liệu cung cấp của website "BBC Science Knowledge & Learning
Bệnh tim (động) mạch vành (Coronary heart disease=CHD) được cho là sát thủ lớn nhất tại Anh Quốc. CHD phát triển khi việc cung cấp máu đến các cơ và các mô của tim trở nên bị cản trở bởi sự tích lũy chất béo ở bề mặt bên trong của động mạch vành.
Quote:
Bệnh Tim (Động) Mạch Vành (Coronary heart disease=CHD) Phổ Biến Ra Sao?
•Bệnh tim (động) mạch vành (Coronary heart disease=CHD) gây khoảng 74.000 ca tử vong hằng năm. Trung bình là 200 người mỗi ngày.
•Tại Anh, ước tính có khoảng 2,3 triệu người sống trong tình trạng bệnh tim động mạch vành
•Ươc tính là 1 trong 6 người đàn ông, và 1 trong 9 người phụ nữ chết vì căn bệnh này
•Tỷ lệ tử vong cao nhất ở Scotland và miền bắc Anh Quốc
•Trong vài thập kỷ qua, tử vong do bệnh mạch vành đã giảm gần một nửa do có phương pháp điều trị tốt hơn, hữu hiệu hơn
BỆNH TIM ĐỘNG MẠCH VÀNH LÀ GÌ? (WHAT IS CORONARY HEART DISEASE?)
Trái tim của bạn là một máy bơm có kích cỡ bằng nắm tay để đưa máu có oxygen đi khắp cơ thể. Máu đi đến các cơ quan trong cơ thể bạn thông qua mạch máu gọi là động mạch (arteries), và trở về tim qua tĩnh mạch (veins).
Trái tim của bạn cũng cần được cung cấp máu để tiếp tục làm việc. Bệnh tim xảy ra khi các động mạch mang máu cung cấp cho tim hoạt động, được gọi là động mạch vành, bắt đầu trở nên bị ngăn chận bởi sự tích lũy chất béo ở bề mặt bên trong của các động mạch này.
Những lớp lót bên mặt trong của các động mạch vành dần dần trở nên xù xì do một chất nhão nhày dầy đặc - như lớp bùn đóng trên bề mặt, được biết đến như mảng bám (plaques)mà được hình thành từ cholesterol (chất béo). Quá trình tắc nghẽn động mạch này được gọi là xơ vữa động mạch (atherosclerosis).
Các mảng bám thu hẹp các động mạch và làm giảm không gian để máu lưu thông. Tiến trình thu hẹp động mạch cũng có thể ngăn chận việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho các thành động mạch, có nghĩa là các động mạch cũng sẽ mất dần tính đàn hồi. Tiếp theo đó, tiến trình thu hẹp này có thể dẫn đến bệnh cao huyết áp, mà cao huyết áp thì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Quá trình tương tự sẽ diễn ra trong các động mạch khắp cơ thể, và có thể dẫn đến huyết áp cao và gia tăng thêm sự căng thẳng trên tim.
Nếu động mạch bị ngăn chận một phần, bạn có thể trải nghiệm cơn đau thắt ngực (angina) - những cơn đau ngực nghiêm trọng có thể lan ra khắp phần trên cơ thể bạn - khi trái tim của bạn phải đấu tranh để tiếp tục tạo nhịp đập với một nguồn cung cấp hạn chế lượng oxygen. Bạn cũng có nguy cơ bị nhồi nháu cơ tim (heart attack).
Một số người có nguy cơ cao hơn về sự phát triển bị xơ vữa động mạch do yếu tố di truyền - một trong những đầu mối này là bệnh sử gia đình bị mắc bệnh tim ở tuổi trung niên. Các yếu tố lối sống làm tăng nguy cơ bao gồm một chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu tập thể dục, tiểu đường, huyết áp cao và quan trọng nhất là hút thuốc lá.
Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, những ca tử vong do bệnh tim (động) mạch vành đã giảm gần một nửa, nhờ vào các phương pháp điều trị tốt hơn / hiệu quả hơn.
ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG KHI BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM (WHAT HAPPENS DURING A HEART ATTACK?)
Một cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi một trong các động mạch vành trở nên hoàn toàn bị ngăn chận. Điều này thường xảy ra khi một mảng bám mà đã làm thu hẹp động mạch, nứt ra hoặc tách vỡ ra. Việc này dẫn tới sự hình thành một cục máu đông xung quanh các mảng bám, và rồi sau đó cục máu đông này ngăn chận hoàn toàn các động mạch.
Khi nguồn cung cấp oxigen cho động mạch hoàn toàn bị ngăn chận, các cơ tim và mô tim được cung cấp oxigen bởi động mạch bắt đầu chết. Sự can thiệp y tế khẩn cấp là điều cần thiết để thông động mạch và phục hồi lưu lượng máu. Việc này có thể bao gồm điều trị bằng thuốc để làm tan các cục máu đông hoặc huyết khối, hoặc một phẫu thuật nhỏ cần được thực hiện qua da và các mạch máu (blood vessels) để mở thông các động mạch bị ngăn chận.
Kết quả cơn nhồi máu cơ tim xoay quanh trên một số cơ tim bị chết trước khi nó được sửa chữa. Việc càng thu hẹp khu vực bị ảnh hưởng, thì càng có nhiều cơ hội sống sót và phục hồi.
Khi một cơn nhồi máu cơ tim sẽ luôn luôn gây ra một số tổn thương vĩnh viễn, một số khu vực có thể phục hồi nếu những nơi đó không bị mất nguồn máu quá lâu. Một cơn nhồi máu cơ tim được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì càng có nhiều cơ hội phục hồi.
CÁC LOẠI BỆNH TIM KHÁC (OTHER HEART DISEASES)
Các bệnh khác thường ảnh hưởng đến tim bao gồm:
• Suy tim mạn tính (Chronic heart failure - CHD) là một trong những nguyên nhân chính của suy tim. Nó ảnh hưởng đến khoảng một triệu người ở Anh Quốc, và nhiều hơn nữa vì những người bị bệnh nhưng đã không được chính thức chẩn đoán. Trong trường hợp này, trái tim không hoạt động hiệu quả như một máy bơm, và dung dịch tích tụ trong tứ chi (tay + chân) và phổi. Điều này gây ra một loạt các triệu chứng và làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống.
• Nhiễm trùng - nhiễm khuẩn (Infection - bacterial infections) như viêm nội tâm mạc (endocarditis) được giảm thiểu nhiều hiện nay là nhờ vào thuốc kháng sinh, nhưng thuốc kháng sinh có thể làm hỏng các van của tim cũng như các mô khác. Nhiễm virus có thể gây tổn hại cơ tim dẫn đến suy tim, hoặc gây ra rối loạn nhịp tim (abnormal heart rhythms).
•Bệnh tim bẩm sinh (Congenital heart disease)- một số khiếm khuyết có thể phát triển trong tim khi một em bé đang phát triển hình thành trong tử cung. Một ví dụ là một lỗ hổng ở trong tim, còn được gọi là một khiếm khuyết vách ngăn (a septal defect). Bệnh tim bẩm sinh có thể gây chảy máu bất thường và tạo căng thẳng quá mức lên tim của trẻ sơ sinh sau khi cháu bé được sinh ra.
• Bệnh cơ tim (Cardiomyopathy) là một bệnh về cơ tim có thể xảy ra vì những lý do khác nhau, bao gồm cả bệnh tim động mạch vành, huyết áp cao, nhiễm siêu vi, uống rượu nhiều và bệnh tuyến giáp.
Quote:
Lynn Ly chú thích
Thông thường cá nhân từng người có thể cảm nhận ra được cơ thể có những triệu chứng bất thường xuất hiện bất ngờ rồi tan biến . Thí dụ như cảm giác đau tê vai, cánh tay, ngón tay , ngón chân , nhức đầu , hoa mắt , đau lói nhói ngực , đau lói nhói phần lưng trên ...v..v... Hoặc phát hiện dấu hiệu trên đầu có 1 vùng tóc bỗng bị đổi mầu (trắng) hay quăn xoăn , hoặc triệu chứng đau 1 vùng đầu, 1 điểm nào đó trên đầu , hoặc đau tại khu vực màng tang, đau tê cứng vùng cổ gáy, hoặc bất chợt líu lưỡi, nói lắp bắp , hoặc bất chợt mất tự chủ trong 1 số hành động cầm nắm đồ vật ...v...v... Tất cả các triệu chứng và dấu hiệu này thường là báo hiệu trước cho chúng ta biết nguy cơ bị nhồi máu cơ tim (heart attack) hoặc bị tai biến mạch máu não / đột quỵ (stroke) - hệ lụy của động mạch bị tắt nghẽn .
Cách dễ dàng để tự phỏng đoán mình có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim (heart attack) hay đột quị / tai biến mạch máu não (stroke) ... do huyết khối hình thành hay do cao mỡ trong máu (high cholesterol) đã làm nghẽn mạch máu là nên tự theo dõi huyết áp.
Những khi có những dấu hiệu, hay triệu chứng bất thường kể trên xẩy ra rồi tan biến ... thì đừng bao giờ xem thường !!! Ngay lúc đó, cần nên tự đo huyết áp . Cần nên đo huyết áp vài lần trong ngày, rồi tự theo dõi huyết áp liên tục trong vài ngày hay trong 1 tuần . Có nhiều người đi thăm khám, Bác sĩ không check ra được họ bị cao huyết áp ... vì họ bị "cơn cao huyết áp" (huyết áp tăng vọt từng cơn), do đó không được phát hiện và không được sớm trị liệu để đề phòng.
Về Đông Y, phương cách hỗ trợ hiệu quả trong trường hợp bị triệu chứng choáng váng, khó thở , tim làm việc nặng nhọc ...v...v.. như sắp rơi vào tình trạng ngất xỉu, hôn mê là bấm day vào huyệt Nhân Trung . Tác dụng của huyệt này là gia tăng lượng oxigen trong máu lên cấp thời (tỉ lệ lượng oxigen / máu) và sau này được Y Khoa khoa học kiểm chứng và công nhận tác dụng của huyệt Nhân Trung !!! Cũng nhắc luôn, bấm day huyệt Nhân Trung là phương cách cổ truyền rất phổ biến và an toàn mà người Trung Hoa áp dụng khi ai vừa bị té ngất xỉu hay hôn mê khi không rõ nguyên nhân và đang chờ đợi cấp cứu!!!)
Chút chút chia sẻ hiểu biết... Mong giúp ích!!!
|