VietBF - View Single Post - Topic April 30-1975 Stories
View Single Post
Old 04-30-2019   #292
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,786
Thanks: 7,441
Thanked 47,030 Times in 13,128 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Lá thư Luân Đôn
Lê Mạnh Hùng





Trong một câu chuyện gần đây với mấy người bạn, biết rằng tôi đang viết một cuốn sách về các nền văn minh, một anh bạn bỗng hỏi, trong t́nh trạng hiện thời, vậy th́ nguy cơ nền văn minh của chúng ta sụp đổ có nhiều khả năng đến đâu. Câu hỏi này bỗng làm tôi suy nghĩ nhiều và sau đây là môt số suy nghĩ để tŕnh bày với quư vị độc giả.

Sử gia Arnold Toynbee trong tác phẩm khổng lồ 12 tập “A Study of History” nghiên cứu về sự nổi lên và sụp đổ của 28 nền văn minh trên thế giới đă đưa ra kết luận:

“Các nền văn minh không chết v́ bị giết. Chúng chỉ chết v́ tự tử.”

Ông Toynbeen nói rất đúng, nhưng không phải hoàn toàn đúng. Tuy rằng cái chết của các nền văn minh đều là do tự tử, nhưng việc tự tử này phần nhiều là có được giúp đỡ.

Nền văn minh La Mă chẳng hạn tuy rằng là nạn nhân của rất nhiều những bệnh mà tự ḿnh gây ra, bành trướng quá mức, hủy hoại môi sinh, lănh đạo hủ hóa, phân hóa xă hội và tôn giáo nhưng nó chỉ chết hẳn khi mà thành phố Rome bị rợ Visigoth đánh chiếm và cướp bóc vào năm 410 rồi sau đó bởi rợ Vandal vào năm 455.

Sự sụp đổ khi đến th́ thường rất là nhanh, và những huy hoàng của quá khứ không làm cho nó được miễn nhiễm. Đế quốc La Mă chẳng hạn bao gồm một diện tích 4.4 triệu cây số vuông (1.9 triệu dặm vuông) vào năm 390. Chỉ năm năm sau nó thu lại c̣n 2 triệu cây số vuông (770,000 dặm vuông) và đến 470 th́ không c̣n ǵ nữa.

Quá khứ của chúng ta đầy dẫy những tấm gương sụp đổ của các nền văn minh. Tại viện đại học Cambridge, có một trung tâm, Centre for the Study of Existential Risk, nghiên cứu về những nguy cơ có thể làm hại cho sự hiện hữu của loài người trong đó có nguy cơ sụp đổ của nền văn minh hiện nay của nhân lọai. Và người ta đă đưa ra một số tiêu chuẩn để định nghĩa thế nào là sự sụp đổ và những nguyên nhân của nó.

Một sự sụp đổ có thể được định nghĩa như là một sự giảm sút mau chóng và lâu dài dân chúng cũng như những cơ cấu kinh tế xă hội. Các dịch vụ công cộng bị sụp đổ và loạn lạc nổi lên khi nhà nuớc mất đi quyền kiểm soát và độc quyền dùng bạo lực.

Hầu như tất cả các nền văn minh trong quá khứ đều phải đối phó với số phận này. Một số phục hồi lại được như nền văn minh cổ đại Ai Cập và Trung Quốc. Một số chết đi, nhưng trên thây ma của nó sau một thời gian nổi lên một nền văn minh mới thừa kế như nền văn minh phương Tây nổi lên với di sản của Hy Lap, La Mă và các nền văn minh khác trong quá khứ. Có khi nền văn minh này chết đi luôn tỷ như nền văn minh Maya tại Mexico với các thành thị trở thành những di chỉ điêu tàn và sau cùng trở thành những nơi cho khách du lịch thăm viếng.

Những điều xảy ra trong quá khứ giúp chúng ta đoán được ǵ về tương lai nền văn minh toàn cầu mà chúng ta đang sống? Liệu những bài học rút từ những nền văn minh có cơ sở là nông nghiệp có áp dụng đuợc cho nền văn minh tư bản kỹ thuật của chúng ta hay không?

Vấn đề ở đây không phải là tŕnh độ kỹ thuật mà là sự phức tạp của cơ cấu xă hội. Và các xă hội trong quá khứ cũng phức tạp không kém ǵ xă hội của chúng ta hiện nay. Lư thuyết ṭan học về các hệ phức tạp cho thấy rằng bất kể chúng thuộc lọai nào, chúng đều thường xuyên có nguy cơ bị sụp đổ. Thành ra sụp đổ có thể là một hiện tượng b́nh thường cho mọi nền văn minh.

Chúng ta có thể tiến bộ hơn về kỹ thuật so với quá khứ, nhưng điều đó không có thể nào làm chúng ta miễn nhiễm với những nguy cơ làm sụp đổ nền văn minh của các tổ tiên chúng ta. Không những thế những kỹ thuật mới của chúng c̣n có thể tạo ra những nguy cơ mới chưa từng có trước kia.

Nếu số phận của các nền văn minh trước là những chỉ dẫn cho tương lai của nền văn minh chúng ta th́ những chỉ dẫn đó là ǵ.

Dưới đây là một số những yếu tố mà các sử gia, các nhà nhân chủng và những chuyên gia khoa học xă hội khác đưa ra giải thích các cuộc sụp đổ của các nền văn minh trong quá khứ:

Thay đổi khí hậu:

Khi sự ổn định của hệ thống khí hậu thay đổi, th́ hậu quả của nó có thể kinh khủng. Nó tạo ra việc thất thu liên tục trong mùa màng, nạn đói và sa mạc hóa. Sự sụp đổ của nhiều nền văn minh, từ nền văn minh đầu tiên Sumer-Akkad cho đến nền văn minh Maya tại châu Mỹ và văn minh La Mă đều trùng hợp với những giai đọan mà khí hậu thay đổi mạnh.

Hủy họai môi sinh:

Sụp đổ cũng có thể xảy ra khi xă hội khai thác vuợt quá khả năng chịu đựng của môi truờng sinh sống. Lư thuyết sụp đổ v́ hủy họai môi sinh đưa ra những lư do dẫn đến sự khủng hoảng qua việc phá hủy rừng quá mức, ô nhiễm nguồn nước, mất đa dạng sinh học như là tạo ra những biến động kinh tế xă hội.

Bất công kinh tế xă hội và tập trung quyền lực trong tay một nhóm nhỏ:

Bất công kinh tế chính trị thường là một động cơ căn bản dẫn đến sự phân hóa xă hội. Tương tư như vậy là t́nh trạng môt nhóm nhỏ tập trung quyền lực trong tay ḿnh. Những chuyện này không những làm gia tăng căng thẳng xă hội mà c̣n làm cản trở khả năng của xă hội đối phó với những vấn đề tạo ra bởi những nguyên nhân ngoại lai như môi sinh hoặc khí hậu. Cổ xă hội học đă xây dựng được những mô h́nh cho thấy các yếu tố tỷ như bất công xă hội và dân số có liên hệ trực tiếp với bạo động chính trị. Phân tích thống kê những tư liệu c̣n lại của các xă hội xưa cho thấy rằng đây là một hiện tượng tuần hoàn. Với dân chúng gia tăng, số lao động cung ứng vượt quá nhu cầu đẩy giá nhân công xuống thấp và bất công gia tăng. Bất công này xói ṃn tinh thần đoàn kết xă hội và những xáo trộn chính trị xảy ra.

Mặc dầu có rất nhiều nghiên cứu nhưng chúng ta c̣n chưa có một lư thuyết nào đáng tin cậy về sự sụp đổ của những nền văn minh. Điều chúng ta biết là những yếu tố nói trên đều có thể đóng góp vào. Sụp đổ là một hiện tượng buớc ngoặt xảy ra khi các yếu tố áp lực vượt quá khả năng đối phó của xă hội. Thành ra sự sụp đổ của nền văn minh chúng ta đang sống không bắt buộc phải tất yếu. Lịch sử khuyến dụ rằng nó có triển vọng xảy ra, nhưng chúng ta có cái lợi thế là có thể học hỏi từ những tấm gương của quá khứ để t́m cách tránh.

Lê Mạnh Hùng
Mar 2019
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.06014 seconds with 9 queries