Thread: Your's Health
View Single Post
Old 04-29-2019   #470
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Cái Vô Hạn trong Ḷng Bàn Tay
Matthieu Ricard và Trịnh Xuân Thuận
Phạm Văn Thiều và Ngô Vũ dịch






Lời nói đầu của Matthieu Ricard

Sống cuộc đời của ḿnh như thế nào? Sống trong xă hội ra sao? Ḿnh có thể biết được ǵ? Chắc chắnđó là ba câu hỏi phản ánh những bận tâm chính của chúng ta. Lư tưởng nhất là lẽ sống của ta phải đưa chúng ta đến một cảm giác viên măn, từng phút khơi nguồn sáng tạo và không làm chúng ta hối hận lúc lâm chung; cuộc sống trong xă hội cùng với những người khác phải tạo ra tinh thần trách nhiệm toàn nhân loại; tri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của thế giới xung quanh và bản chất của tâm linh con người.

Những câu hỏi này đă tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học, triết học, chính trị, nghệ thuật, hành động xă hội và tâm linh. Tuy nhiên, sự phân chia mang tính chủ quan các hoạt động này sẽ chỉ dẫn đến sự lụi tàn dần dần tồn tại của con người: không có tri thức được nuôi dưỡng bằng ḷng vị tha th́ khoa học và chính trị sẽ trở thành những con dao hai lưỡi, đạo đức trở nên mù quáng, nghệ thuật phù phiếm, xúc cảm hoang dă và tâm linh viển vông. Không có hiểu biết, tri thức sẽ suy vong; không có đạo đức, tất cả các hoạt động này trở nên nguy hiểm, và không có sự tu chính tâm linh, chúng sẽ trở nên vô nghĩa.

Từ thế kỷ XVII cho đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng khoa học ngày càng đồng nghĩa vớitri thức; hơn nữa, sự tăng lên theo hàm mũ của sự tích tụ thông tin chưa hề có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo đă suy giảm tại các xă hội vô thần và dân chủ, và thường có xu hướng cấp tiến hóa tại các xă hội do các Quốc giáo cai trị. Cái mà b́nh thường phải tạo nên nền tảng của tôn giáo-t́nh yêu và ḷng trắc ẩn-đă bị sai lệch hết sức thảm họa do những biến cố lịch sử.

Dù là giáo điều hay dựa trên kinh nghiệm th́ các truyền thống lớn về tâm linh cũng đều cung cấp, ngoài những quan niệm siêu h́nh, c̣n cả các quy tắc đạo đức tạo ra những điểm quy chiếu, đôi khi có tác dụng khai sáng nhưng đôi khi cũng là yếu tố cản trở.
Ngày nay, các điểm quy chiếu này dần dần biến mất, hầu hết tất cả mọi người đều không coi các giới luật tôn giáo làm điểm tựa cho suy nghĩ và hành động của ḿnh nữa, mặc dù theo truyền thống, họ vẫn theo một tôn giáo nào đó. Họ tỏ ra sẵn sàng tin tưởng hơn vào "ánh sáng" của khoa học và hiệu quảcủa công nghệ sẽ cho phép, đấy là họ hy vọng, giải quyết được tất cả mọi vấn đề của tương lai.

Tuy nhiên, một số người lại cho rằng tham vọng của khoa học muốn biết tất cả là hoàn toàn ảo tưởng: khoa học về cơ bản bị giới hạn bởi lĩnh vực nghiên cứu mà chính nó đă xác định. Và mặc dù công nghệ mang lại những yếu tố tích cực vô cùng to lớn nhưng nó cũng gây ra những hậu quả tàn phá không kém phần nghiêm trọng. Hơn nữa, khoa học không có ǵ để nói về lẽ sống của con người.
Khoa học, tự nó, là một công cụ không tốt nhưng cũng không xấu. Tâng bốc khoa học hay biến nó thành quỷ satăng cũng chẳng khác ǵ ngợi ca hay chỉ trích sức mạnh. Sức mạnh của một cánh tay có thể giết chết hoặc cứu sống một con người. Các nhà khoa học không tốt nhưng cũng không xấu như bao người khác trên đời này và như mọi người khác, họ cũng vấp phải những vấn đề về đạo đức nảy sinh từ chính những phát minh của họ.

Khoa học không tạo ra đạo lư. Khoa học đă chứng tỏ rằng nó có thể tác động vào thế giới chứ không thể làm chủ được thế giới. Khoa học cũng vượt ra ngoài ṿng kiểm soát của chúng ta: những ứng dụng của khoa học, theo cách một hiện tượng mạnh hơn là sự kết hợp đơn thuần các bộ phận cấu thành của nó, tạo ra một đà phát triển riêng của chính ḿnh. Trước thực tế này, chỉ có những phẩm chất của con người mới có thể định hướng được cách tác động vào thế giới của chúng ta. Vậy mà những phẩm chất này chỉ có thể nảy sinh từ một "khoa học về tâm linh". Nghiên cứu tâm linh không phải là tṛ để làm sang mà là một đ̣i hỏi tất yếu.

Miệt mài trong suốt nhiều thế kỷ với nghiên cứu và t́m kiếm đă không làm cho con người phát triển được một chút nào trên con đường tiến tới một chất lượng tồn tại cao hơn, trừ phi chúng ta quyết địnhtập trung những nỗ lực của chúng ta theo hướng đó. Đời sống tâm linh phải được thực hiện với những quy định nghiêm ngặt của khoa học, nhưng khoa học lại không mang trong ḷng những mầm mống của tâm linh.

Ngày nay, người ta lại thấy có sự quan tâm trở lại đối với những dạng tâm linh nhấn mạnh đến các khía cạnh thực dụng của kinh nghiệm chiêm nghiệm đă thoát khỏi những tín điều nặng nề. Sự quan tâm mà phương Tây dành cho Phật giáo đă đánh thức sự ṭ ṃ của các phương tiện thông tin đại chúng và kích thích nhiều công tŕnh nghiên cứu nhằm đánh giá những nguyên nhân của sự sùng bái này và những hướng phát triển có thể của chúng. Chúng ta có thể kể ra đây hai tác phẩm của Frédéric Lenoir Sự gặp gỡ giữa Phật giáo và phương Tây và Phật giáo ở Pháp, cũng như những cuộc trao đổ́ của tôi với bố tôi, triết gia Jean- Francois Revel.

Bên cạnh đó, trong ṿng 20 năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa khoa học và Phật giáo đă được mở ra theo sáng kiến của Đạt Lai Lạt Ma và các nhà tư tưởng Phật giáo khác. Kể từ năm 1987, theo gợi ư của Dam Engle và Francisco Varela, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học lỗi lạc(gồm các nhà thần kinh học, sinh vật học, tâm lư học, vật lư học và triết học) đă được tổ chức thường xuyên. Từ các cuộc gặp gỡ được đặt tên là Mind and Life (Tinh thần và Cuộc sống) này, nhiều cuốn sách đă ra đời, trong đó nhiều cuốn đă được dịch sang tiếng Pháp như Passerelles, Khi tinh thần giao tiếp với thể xác và Ngủ, mơ, chết, cũng như các cuốn sách phát triển đầy đủ hơn như Khoa học và Phật giáo của Lan Wallace. Những trao đổi này đă không được xây dựng như một phương tiện dung ḥa với mục đích làm hài ḷng cả hai quan điểm dựa trên những xuất phát điểm khác nhau, cũng không phải như một diễn đàn để các bên khẳng định sự cố chấp siêu h́nh của ḿnh. Những cuộc trao đổi này tạo thành một yếu tố liên tục của tri thức, của sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng và của ư thức. Các cuộc trao đổi đă được xây dựng và tiếp tục theo tinh thần đối thoại này.

Sự khác biệt lớn nhất giữa khoa học và Phật giáo nằm ở như mục đích của chúng,

"Đó là sự tự giải phóng khỏi đau khổ mà nguyên nhân của nó là một dạng đặc biệt của sự vô minh: một quan niệm sai lệch về hiện thực bên ngoài và về cái "tôi"mà ta thường h́nh dung là trung tâm của sự tôn tại của chúng ta”.

Phật giáo sẵn sàng xem xét lại các quan niệm của ḿnh nếu người ta chứng minh được rằng nó là sai lầm. Không phải là v́ Phật giáo nghi ngờ tính chân lư sâu xa của các phát hiện của ḿnh hay là v́ Phật giáo chờ đợi sự mất hiệu lực đột nhiên của các kết quả đă đạt được từ 2.500 năm nay của khoa học chiêm nghiệm, mà là v́ lời răn của Đức Phật không cấu thành một giáo điều. Mà thực ra, nó được thể hiện như một tấm bản đô chỉ đường cho phép người ta đi theo dấu vết của người hướng dẫn. Lời răn này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chứ không phải dựa trên một thần khải. Đạt Lai Lạt Ma từng nói:

"Nhận biết các khám phá của khoa học không phải là xem xét lại vấn đề mà là phải làm cho nó mang tính thời sự “.

Trong cuộc đi t́m kiến thức, Phật giáo không trốn chạy mâu thuẫn, mà ngược lại, tự làm cho ḿnh thêm phong phú bằng mâu thuẫn. Nhiều cuộc tranh luận siêu h́nh mà Phật giáo từng tham giatrong suốt nhiều thế kỷ với các nhà triết học Hindou, và các cuộc đối thoại mà Phật giáo liên tục duy tŕ với khoa học và các tôn giáo khác đă giúp Phật giáo tự cải thiện ḿnh cho tinh tế hơn, xác định rơ và mở rộng các tầm nh́n triết học của ḿnh, logic của ḿnh và sự hiểu biết thế giới của ḿnh.

Thái độ rộng mở của Phật giáo không phải xuất phát từ một chủ nghĩa cơ hội rẻ tiền. Toàn bộ triết lư Phật giáo là rất đô sộ, các kinh sách về đời sống chiêm nghiệm là rất sâu sắc và giàu tính gợi mở cao, bàn về cuộc sống suy niệm, và sự thực hành tâm linh đ̣i hỏi một ḷng kiên tŕ vô hạn. Đại Ẩn sỹ Tây Tạng Milarépa từng nói:

"Đừng hy vọng đạt được chính quả nhanh chóng, mà hăy suy tư cho đến hơi thở cuối cùng".

Sự biến đổi bên trong dẫn đến Giác ngộ là một cấp độ hoàn toàn khác với công việc nghiên cứu triết học hay t́m kiếm của các khoa học mô tả. Phật giáo chủ yếu là một khoa học của Giác ngộ và, với quan niệm này, dù Trái đất tṛn hay dẹt th́ cũng chẳng có ǵ thay đổi cả.

Các cuộc đối thoại tiếp theo đây không nhằm mục đích hằn in vào khoa học những dấu ấn của huyền học, cũng không phải để tạo chỗ dựa cho Phật giáo bằng những phát minh khoa học. Chúng cũng không có ư định làm sáng tỏ những nét tương đồng ít nhiều giả tạo giữa cách tiếp cận chiêm nghiệmcủa Phật giáo và các lư thuyết khoa học nhất thiết sẽ phải thay đổi, mà là xác định vị trí của khoa học trong một quan niệm rộng lớn hơn về sự sống. Ngoài ra, chúng cũng nhằm để chứng tỏ rằng Phật giáo có khả năng giải quyết sự đối lập giữa chủ nghĩa hiện thực (quan điểm thông thường theo đó các hiện tượng tồn tại cũng bền vững và thực như chúng thể hiện ra bên ngoài) và các phát hiện của khoa học hiện đại đi ngược lại sự gắn bó chặt chẽ này với hiện thực nội tại của các sự vật. Chính bằng cách này mà nó có thể cung cấp một khuôn khổ tư duy và hành động phù hợp với thời đại của chúng ta.

Wemer Heisenberg, một trong những cha đẻ của vật lư lượng tử, viết:

"Tôi cho rằng khát vọng vượt quanhững điều đối lập, bao gồm sự tổng hợp cả hiểu biết duy lư và trải nghiệm tâm linh về tính thống nhất, là một nét đặc trưng nhất, dù được thể hiện ra hay không được nói ra, của thời đại chúng ta."

Cuốn sách này cũng đề cập đến hai cuộc đời, một của nhà vật lư thiên văn sinh ra đă là Phật tử, người mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thân đối chiếu với những nguồn gốc triết học của ḿnh, và một của nhà khoa học phương Tây trở thành nhà sư, người mà những kinh nghiệm cá nhân đă kích thích ông so sánh hai con đường nhận thức hiện thực khách quan đó.

Trịnh Xuân Thuận chịu ảnh hưởng của ba ḍng văn hóa: Việt Nam, Pháp và Mỹ. Sinh ra ở Hà Nội năm 1948, đúng vào thời kỳ chiến tranh chống Pháp ác liệt, 6 năm trước khi Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ. Trịnh Xuân Thuận học tại các trường của Pháp tại Sài G̣n. Bị văn hóa Pháp cuốn hút đặc biệt, năm 1966, ông quyết định đến Pháp để theo học chuyên ngành vật lư, v́ theo ông nghĩ, khoa học này có thế cung cấp các yếu tố để trả lời cho các câu hỏi mà ông đă tự đặt ra cho ḿnh về bản chất của thế giới. Nhưng, bài diễn văn nổ́ tiếng của tướng De Gaulle ở Phnom Penh đ̣i Mỹ rút quân ngay lập tức khỏi Đông Nam Á đă làm thay đổ́ mọi kế hoạch của ông. Chính quyền Sài G̣n khi đó đă cắt đứt quan hệ với Pháp và người Việt Nam mất cơ hội đến Pháp học tập.

Sau một năm học ở Trường Bách khoa Lausanne, Thụy Sĩ, Trịnh Xuân Thuận sang Mỹ, học tại Caltech (Viện Công nghệ Califomia), "thánh địa" của các nhà vật lư thiên văn. Đặc biệt, Caltech có kính thiên văn đường kính tới 5m đặt trên núi Palomar, một kính thiên văn lớn nhất thế giới vào năm 1967. Nơi đây cái bóng của Edwin Hubble, người từng phát hiện ra các thiên hà và sự giăn nở của vũ trụ, vẫn c̣n bao phủ cả khu đại học. Thời gian học tập của Trịnh Xuân Thuận rơi vào đúng giai đoạn nở rộ của vật lư thiên văn, bởi v́ đây là thời của những phát hiện ra các hiện tượng mới của vũ trụ. Bản thân Trịnh Xuân Thuận cũng từng nói:

"Trong cái nôi của trí tuệ này, khó có thể không trở thành nhà vật lư thiên văn".

Kể từ đó, Trịnh Xuân Thuận không ngừng quan sát vũ trụ và ông đă trở thành một trong những chuyên gia lớn trong lĩnh vực nghiên cứu sự h́nh thành của các thiên hà. Hiện nay, Trịnh Xuân Thuận giảng dạy tại Trường đại học Virginie (Hoa Kỳ) và là tác giả của nhiều cuốn sách phổ biến khoa học được đánh giá rất cao.

Về phần ḿnh, tôi (Matthieu Ricard) cũng đă từng đi theo con đường khoa học và nhiều năm nghiên cứu tại Viện Pasteur, Khoa Di truyền tế bào của Giáo sư Francois Jacob, người đă được giải Nobel về y học. Đây là nơi của những hoạt động trí tuệ sôi sục đầy hưng phấn. Năm 1967, tôi đến Ấn Độ để gặp các nhà tư tưởng lớn của Tây Tạng. Tôi đă trở thành đệ tử của một trong số họ, đó là Kanguiour Rinpotché. Nhiều năm tiếp theo, hè nào tôi cũng đắm ḿnh trong không khí sáng tạo trong thảo am của nhà hiền triết này tại Darịeeling, đồng thời vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học. Nhưng, từ năm 1972, sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ, tôi đă quyết định chuyển đến sống trong dăy Himalaya. Tôi đă sống ở Ấn Độ, sau đó ở Bhoutan và Népal, nơi tôi đă sống 12 năm với người thầy thứ hai là Khyentsé Rinpotché. Tôi đă nhiều lần được tháp tùng ông đến Tây Tạng. Hiện nay, tôi sống ở thảo am Shéchèn, gần Katmandou.

Tôi đă gặp Trịnh Xuân Thuận lần đầu tiên tại trường mùa hè ở Andone năm 1997, và chúng tôi đă có những cuộc trao đổ́ rất sôi nổ́ trong những chuyến đi dài giữa bối cảnh hùng vĩ của các ngọn núi Pyrénée. Cuốn sách này ra đời từ những cuộc trao đổi cởi mở và thân thiện đó, những cuộc tṛ chuyện mà trong đó có lúc chúng tôi thống nhất được với nhau, nhưng cũng không ít lần mâu thuẫn nhau.


25/09/2017
https
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.07532 seconds with 9 queries