VietBF - View Single Post - Topic April 30-1975 Stories
View Single Post
Old 04-28-2019   #260
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,786
Thanks: 7,441
Thanked 47,030 Times in 13,128 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Một ngày của Âu
Pháp Vân



Bài này tôi viết năm 2002, khi thằng cháu ngoại tôi 9 tuổi. Năm nó 4 tuổi rưỡi th́ bố mẹ nó cho về VN 3 năm để nó học thông thạo tiếng Việt. Nó học mẫu giáo, lớp 1 và học kỳ 1 lớp 2 ở VN. Năm 2001 nó sang lại Đức học lại học kỳ 2 lớp1. Năm 2002 khi tôi viết bài này là nó kết thúc năm lớp 2 và lên lớp 3. Năm 16 tuổi, nó sang Regina, Canada chơi với bọn tôi 2 tuần rồi đi Vancouver học 1 năm lớp 10 (để thông thạo tiếng Anh), sau đó lại về Đức học tiếp. Năm nay (2013) th́ nó vào đại học rồi.
(Pháp Vân)



H́nh minh họa
(internet)

Âu để chuông đồng hồ kêu lúc 7 giờ sáng, ngủ dậy, đánh răng rửa mặt, thay quần áo, uống một cốc sữa tươi rồi đi học. 8 giờ, Âu rời khỏi nhà. 8.15 giờ hoc bắt đầu. 9.30 ra chơi. Đây là giờ ra chơi dài, gọi là grosse pause, học sinh mua đồ ăn sáng, thường là một cái bánh mỳ kẹp, hoặc một loại bánh ǵ đó giá 30 cent. 10 giờ vào lớp ngồi ăn sáng 15 phút. Trong lúc học sinh ăn sáng th́ cô giáo đọc truyện cho nghe. Riêng thứ Ba và thứ Năm hàng tuần, ở trường không bán thức ăn mà bố mẹ phải chuẩn bị cho nó một cái bánh mỳ kẹp thịt mang đi. Không biết v́ trường không có người bán trong hai ngày đó hay là để bố mẹ cũng phải có trách nhiệm chăm lo đến con cái, không được khoán trắng cho nhà trường, và để học sinh tập dần với thói quen tự chuẩn bị cho ḿnh. 10.15 bắt đầu học tiếp cho đến lần ra chơi ngắn –kleine pause, rồi học tiếp đến 12 giờ. Tan trường, Âu đi bộ đến Hort.

Lớp cuả Âu có 20 học sinh. C̣n ở Hort th́ chỉ có 10 đứa. Hort là một từ tiếng Đức, là chỗ chơi cho trẻ con vào giờ không học ở trường. Trong khu có rất nhiều Hort. Ở Hort có rất nhiều tṛ chơi: ngoài sân th́ có sân bóng đá, cầu trượt, đu, thả diều v.v, trong nhà th́ có các tṛ chơi khác, và có đục, có cưa, có các dụng cụ để tự làm các công việc khéo tay. Hort này có 10 cháu, nhưng có đến 3 cô phụ trách và 2 nửa chú dạy thủ công. Hàng ngày cô phải cho các cháu làm bài tập từ 2 đến 3 giờ chiều, ngoài ra là hướng dẫn các tṛ chơi. Ngoài các tṛ chơi ngoài trời như chơi bóng, chơi đu... th́ c̣n có các tṛ chơi theo hướng dẫn, ví dụ như Âu đă làm được một thằng người máy bằng gỗ khá đẹp và ngộ nghĩnh. Âu cũng đă tự tay làm các b́nh hoa từ vỏ lon bia, làm các bức tranh và các bức phù điêu bằng đất...

Âu ăn trưa (bữa chính) ở đó và một bữa phụ tuỳ đứa nào muốn ăn th́ tự lấy ăn hoặc nói với cô để cô cho ăn. Hàng tuần các cô giáo tổ chức nướng thịt vào tối thứ Ba. Đó là buổi tối để các gia đ́nh gặp nhau và gặp gỡ cô giáo để trao đổi về t́nh h́nh các cháu. Buổi tối đó, các gia đ́nh có thể mang thịt, mang xúc xích, mang thức ăn đến đó nướng ăn ngoài trời, c̣n cô giáo th́ chuẩn bị bánh ḿ và salat. Thành ra 10 gia đ́nh có con ở Hort trở nên quen nhau và cô giáo cũng biết được hoàn cảnh gia đ́nh từng cháu. Nếu tính cho 10 học sinh trong Hort này, mỗi học sinh vào Hort phải nộp 180 euro một tháng kể cả tiền ăn một bữa chính, một bữa phụ, vừa bằng tiền xă hội trợ cấp cho trẻ con, so với tiền lương của 3 cô giáo, 1 thầy (2 thầy part time), và tiền cơ sở vật chất, điện nước v.v. th́ đủ biết xă hội phải chu cấp như thế nào.

Mỗi tuần, Âu có một buổi học vơ Karate (1 giờ), và 2 buổi học tiếng Việt (1 giờ rưỡi). Lớp tiếng Việt là lớp dành riêng cho trẻ con Việt Nam, do một cô giáo tốt nghiêp ĐHSP Hà Nội dạy, do chính phủ Đức trả tiền. Hầu hết bọn trẻ con này đều đă có về thăm Việt Nam, nhưng chỉ duy nhất có Âu là đứa đă về Việt Nam lâu nhất và đă học ở trường Việt Nam. Lúc cô giáo cho học bài: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền...“ Âu nói: “Cô giáo ở Việt Nam không hiền đâu”, một thằng bạn trong lớp, chắc cũng đă nghe bài hát xuyên tạc này, hát: “Lúc ở nhà mẹ cũng là con cáo, khi tới trường cô giáo như mẹ ḿn...“ Âu cười lăn ra sằng sặc, c̣n những đứa khác th́ ngơ ngác, hỏi: “Mẹ ḿn là ǵ?”

Hè này Hort của Âu tổ chức đi Pháp 2 tuần. Học sinh đi với cô giáo, không có bố mẹ đi theo. Những chuyến đi như thế này là hoạt động thường xuyên của Hort. Tất cả các hè đều tổ chức đi. Năm ngoái, Âu đă đi biển một lần, đi ra đảo một lần. Hè này đi Pháp, hè sang năm đi Ư.

Trong trường có một môn học gọi là môn Tôn giáo. Ở các lớp dưới th́ chỉ học về ḷng yêu thương đồng loại, ḷng yêu thương các con vật... giống như môn đạo đức bên ḿnh. Chỉ khi lên đến lớp cuối cấp hoặc lên cấp 2, nhà trường mới hỏi bố mẹ học sinh để chọn một trong 5 thứ: Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo, và Không tín ngưỡng.

Bắt đầu năm học tới, Âu sẽ học thêm môn Nhạc và môn Tiếng Anh. Hè này phải dẫn Âu đến trường Nhạc. Thầy/cô giáo sẽ giới thiệu và cho “nghịch“ tất cả các loại nhạc cụ rồi nó sẽ tự chọn học nhạc cụ ǵ.

Có lẽ cũng là một cách giáo dục hay, người Đức thường hay làm, nên bố mẹ Âu cũng bắt chước, là mở cho nó một tài khoản tiết kiệm. Âu, cũng như các bạn khác, có tài khoản tại ngân hàng, có thẻ tín dụng, có password riêng của ḿnh. Nó không bảo là nó có bao nhiêu trong tài khoản, nhưng nói rằng một năm nó chỉ được lăi có 3 euro. Bố mẹ Âu cho nó định mức mỗi tuần được tiêu 5 euro. Nó có thể mua đồ chơi, ăn quà, chiêu đăi bạn bè, hoặc để góp tiết kiệm, lúc nào tiện th́ cầm thẻ ra ngân hàng nạp vào tài khoản. V́ thế trẻ con không c̣n có chuyện ṿi vĩnh mà tự lựa chọn hoặc ăn kem hoặc mua đồ chơi, hoặc mời bạn bè đi xem phim. Nhiều lúc cũng phải tính toán ra tṛ.

Hôm nọ Hort của Âu tổ chức triển lăm tranh. Mỗi học sinh được chọn trong tuyển tập của ḿnh 2 bức tranh để triển lăm và chào bán. Hort quy định chỉ được chào bán bằng hiện vật, không chào bán bằng tiền. Âu triển lăm và chào bán một bức giá 1 cốc kem (1,6 euro), một bức giá 1 bánh Hamburger (2,5 euro). Ông bà mua luôn 2 bức tranh đó. Các bạn khác cũng có tranh triển lăm với giá chào bán tương tự, nhưng hiện vật th́ tuỳ thích khác nhau. Dĩ nhiên chỉ có phụ huynh mua thôi, nhưng như thế là chúng nó không phải xin tiền ăn kem mà là “lao động kiếm được“. Có lẽ đó cũng là một việc làm có ư nghĩa.

Hôm kết thúc năm học, cô giáo của Âu mời ông bà đến thăm lớp. Lớp học ở đây khác hẳn bên ḿnh. Pḥng học rất rộng, đầy đồ chơi, trông như một lớp mẫu giáo. Lớp có 20 học sinh, 2 đứa ngồi một bàn, 2 bàn quay mặt vào nhau, chứ không quay mặt lên bảng. Khi nào cần nh́n lên bảng th́ chúng nó tự xoay ghế lại. Khi chúng tôi vào thăm lớp, lúc đó đang là giờ học tự do (frei stunde), ai muốn làm ǵ th́ làm. Cả lớp chỉ có một đứa đang tập chép, c̣n th́ bọn con gái đang quây quần nói chuyện, bọn con trai đang đánh bài, 2 đứa đánh cá ngựa...

Cuối năm, họp phụ huynh, cô giáo chỉ nói t́nh h́nh chung của cả lớp chứ không công bố kết quả từng học sinh. Đó là bí mật cá nhân mà. Khi tổng kết năm học, cô phát cho mỗi đứa một chứng chỉ, trong đó có ghi là được lên lớp hay không, và một bản nhận xét để học sinh và phụ huynh đọc, chứ cũng không công bố ở lớp. Âu được điểm 1, học sinh giỏi, được nhận xét rất tốt. Nó cũng đă rất cố gắng mới được kết quả như vậy.

Hàng tuần, Âu được đi bơi vài buổi. Bể bơi trong nhà gồm 3 phần: một bể chơi đùa cho trẻ em, nhiệt độ 26 độ, bể nhảy cầu và bể bơi cho người lớn nhiệt độ 22 độ. Bể nhảy cầu th́ rất sâu, c̣n bể bơi th́ cũng khá sâu và dài 50 mét.

Phương tiện đi lại công cộng ở đây rất thuận tiện bao gồm tàu hoả, tàu điện (ngầm và nổi), và xe bus. Nhưng với Âu th́ chỉ có phương tiện riêng: đi đâu xa th́ đi ô tô do mẹ lái, đi gần th́ đi bộ, đi tầm trung b́nh th́ đi bằng xe đạp hoặc patanh và một thứ gọi là Roller (một loại bàn trượt có tay lái như xe đạp). Âu đi patanh rất khoẻ và nhanh. Có lẽ v́ nó hoạt động nhiều, nên dù có ăn rất nhiều thịt, uống rất nhiều nước hoa quả, mà người nó vẫn thanh mảnh, và cứng cáp chứ không béo như hồi ở Việt Nam.

Pháp Vân
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.07526 seconds with 9 queries