Phần 3
Vào tháng 6/1979, vợ chồng chúng tôi đi vượt biển đường Vĩnh Long, ghe chở khoảng 300 người và sau một tuần lênh đênh trên biển thì đến đảo Tanjung Pinang, Indonesia. Cũng may là tàu đi vào tháng này biển rất êm và may mắn không gặp hải tặcThái Lan hoặc Mã Lai lộng hành, ở được hai tháng thì một ngày kia, tôi đang ở trại A đi qua khu trại B để thăm coi có ai quen không. Tình cờ tôi thấy một người đàn ông trông rất quen, anh ta đang sửa lại cái lều của mình.
Tôi hỏi đại:
"Chú còn nhớ tôi không, có phải chú lái Mig-19?
Chú đưa lên miệng một ngón tay:
"Này nói khẽ chứ, mình đây, sao chú em đến đảo này hồi nào. Tôi đi đường Bến Đáy ở Trà Vinh, tới đây vợ chồng chúng tôi ở trong lều này."
Tôi hỏi:
"Chú sắp được phỏng vấn bởi phái đoàn Mỹ chưa? à có điều này mình cần nói với chú là phải khai thành thật, không dấu diếm, phải khai báo sự thật về lý lịch củ của chú nhé, đừng khai gian. Mỹ họ rất ghét ai nói láo, khai gian và nhớ khai đúng sự thật thì không bị trở ngại xin tỵ nạn theo diện chính trị (political asylum) nhé. Thôi chào chú thím và chúc may mắn."
Tuần lễ sau là ngày tôi được phái đoàn Mỹ kêu lên phỏng vấn, mình mừng hết cỡ, vì ở trại tỵ nạn tuy không có làm gì, nhưng ngày nó kéo dài đăng đẳng. Chỉ trông lên đường định cư qua Mỹ, rồi có đi làm cơ cực cũng chịu.
Phái đoàn Mỹ gồm có một ông Mỹ trắng già khoảng 50-60 tuổi, một cô Việt Nam(ở bên Mỹ qua) làm thông dịch viên và một người Mỹ trắng mang mắt kiếng đen, râu rậm. Trông giống điệp viên Gestavo hay CIA với khuôn mặt rất lạnh lùng như pho tượng.
Nghe tôi học bay bên Mỹ mới về nước.
Ông Mỹ mang kiếng đen hỏi tôi bằng tiếng Mỹ:
" What is your name and your serial number?"
Tôi nói:
"Yes sir, my name is ... and serial number is..."
Ông ta hỏi tiếp:
"Do you know how to fly T-37 and can you let me know how to start the engine?"
Tôi bình tỉnh trả lời:
"Carburator switch on, throtlle on, mixture to cold, prime switch to on, navigator light to on, ignition switch on and hold."
Ông ta hỏi tiếp:" What is the name of your jet engine and thrust?"
Tôi trả lời:"Each engine has 1025 lbs thrust, has two J-69-T engines"
Tôi trả lời rành rẽ không lúng túng, không nói vấp vì đó là nghề củ của tôi mà.(trong cuốn Dash 1 trước khi pre flight hay bị IP hỏi.)
Ông ta nói:"Very good, now you can go and let us interview the next one"
Tôi đứng dậy chào tay kiểu nhà binh rồi đi ra.
Buổi chiều hôm đó, tôi gặp lại anh ta(Mig-19) ở khu giếng lấy nước, thấy anh ta đang khom lưng khệ nệ khiêng hai thùng nước về cho gia đình xài.
Tôi chận lại hỏi nhỏ:
"Sao bửa nay anh có được phái đoàn Mỹ phỏng vấn không?
"Có chứ, hú hồn hú vía"
Tôi hỏi:
"Chú khai thật hết phải không?"
"Vâng theo lời chú em tôi khai thật hết"
"Sao bửa nay anh có được phái đoàn Mỹ phỏng vấn không?"
"Có chứ, hú hồn hú vía"
"Chú khai thật hết phải không?"
"Vâng theo lời chú em dặn tôi khai thật hết"
"Họ hỏi gì?"
"Có ông Mỹ trắng mang mắt kiếng đen, có râu rậm, ông hỏi tôi bằng tiếng Việt"
"Trời đất ơi! ổng ta nói tiếng Việt theo giọng Bắc mới khiếp chứ"
"Thế họ hỏi chú cái gì?"
"Ổng Mỹ hỏi:"Nghe nói ông là người lái phi cơ Mig-19, xin ông cho biết, ông thuộc phi đoàn nào và căn cứ nào?"
Tôi trả lời:"Phi đoàn 925 tại Yên Bái, Bắc Việt"
Ông ta nói tiếp:"Anh học lái Mig-19 ở đâu?"
Tôi trả lời:"Tân Cương, Trung Quốc"
Ông ta hỏi tiếp:"ông có thể nói cho tôi biết cách đề (start) của máy bay phi cơ Mig-19"
Tôi trả lời:"Đề máy như vầy...như vầy"
Ông ta hỏi tiếp:"Lý do nào mà ông muốn xin qua Mỹ?"
Tôi trả lời:"Tôi muốn ở thế giới Tự Do, tôi không thế nào sống dưới chế độ cộng sản. Tôi không thích cộng sản và tôi xin phép được tỵ nạn chính trị tại nước Mỹ"
Ông ta chỉ tay qua vợ con tôi hỏi:"Còn người đàn bà này là ai và hai đứa nhỏ này?"
Vợ tôi trả lời:"Tôi tên... và ...tuổi, nghề nghiệp nội trợ. Chồng củ tôi tên là...cấp bực Thiếu tá, lái phi công khu trục A1H, phi đoàn 518 đóng ở Biên Hòa. Lúc trước chồng tôi học bay T-28 ở tại Keesler, thành phố Biloxi, tiểu bang Mississippi, và đã chết trong tù cải tạo trại Hoàng Liên Sơn, Bắc Việt năm 1977. Tôi có hai đứa con với ảnh, đưa con gái được 11 tuổi và đứa con trai 8 tuổi. Vào năm 1978, tôi lấy anh này và anh ấy là người rất tốt, đến năm 1979 chúng tôi vượt biển đến trại tỵ nạn này.
Ông Mỹ trả lời:"Cám ơn ông bà, hồ sơ phỏng vấn của ông bà đã xong, xin ông bà ra về. Chúng tôi sẽ điều tra và sẽ thông báo cho ông bà biết sau"
Chú ta trả lời:"Chỉ vậy thôi, bây giờ mình như cá nằm trên thớt, không biết ra sao nữa. Có điều là vái trời là họ cho đi định cư bên Mỹ, đợi bao lâu cũng được, chớ đừng gởi trả về Việt Nam là chết bỏ mẹ"
Huyền diệu thay, một tháng sau gia đình tôi và gia đình anh ta được đi khám sức khỏe tại bệnh viện Tanjung Pinang và tuần sau thì lên thuyền đi Singapore để định cư bên Mỹ.
Gặp lại anh trên thuyền tôi hỏi:"Chúc mừng anh và gia đình được đi Mỹ, à anh biết định cư ở tiểu bang nào không?"
Anh ta trả lời:"Mình được gia đình Mỹ bảo lảnh, sang định cư ở Newyork, còn anh đi tiểu bang nào vậy?"
Tôi trả lời:"Tôi được bảo lảnh về tiểu bang Cali, thôi xin gặp lại chú thím nhé"
Anh ta trả lời:"Cám ơn anh đã chỉ bảo cặn kẽ lúc phỏng vấn, thôi tụi mình đi nha, hẹn sớm gặp lại"
20 năm sau tình cờ tôi gặp lại chị ở Little Saigon, con cái đều thành công và công ăn việc làm ổn định. Nhưng đổi lại với nét buồn trên khuôn mắt chị và tôi nhìn thấy trên bàn thờ hình ảnh hai vị phi công đã cất cánh bay cao, ở một nơi mãi mãi Tự Do, không có bóng dáng cộng sản đang từng ngày dày xéo trên quê hương Việt Nam bé nhỏ thân thương.
20 Năm Sau: Little Saigon - California
Sau khi định cư ở Mỹ, tôi đi làm cho một hãng đóng máy bay F-16 ở tại San Diego được 20 năm.
Một ngày cuối tuần năm 2000, vào trung tuần tháng 5, vợ chồng tôi rủ nhau đi lên Santa Ana để đi chợ Việt Nam mua thức ăn và nhân tiện ghé một nhà hàng bán phở tại khu Westminster.
Chúng tôi vào nhà hàng ăn, vừa ngồi ghế xong, là có một người đàn bà, cầm menu đưa chúng tôi và hỏi:"Thưa ông bà dùng chi và đây là thực đơn, xin ông bà lựa chọn món ăn"
Tôi ngẩn lên nhìn và trông thấy bà này quen quen ở đâu nè, tuy nét mặt khoảng trên 50 tuổi nhưng nét đẹp vẫn còn đó. Tôi hỏi đại:" Hình như bà chủ tên...lúc trước ở Sài Gòn, khu nhà thờ Ba Chuông thì phải?"
Bà ta trả lời và mừng rỡ:"A hình như đây là chú...mình hồi đó có làm ăn trên đường Lê Thánh Tôn"
Tôi mừng quá nói:"Đúng rồi! chính mình đây, ủa anh đâu rồi chị? anh khỏe không?
Bà ta sầm nét mặt và buồn rười rượi nói:"Anh mất hơn hai năm rồi, anh bị đột quỵ (Stroke) khi đang ở trong bếp. Anh ấy đi làm technician trên 15 năm ở một hãng điện tử, thì xin về hồi hưu rồi để dành chút tiền để mở tiệm phở này. Tính ra hai vợ chồng già sống qua ngày, không phải đi làm vì hai đứa con đã lớn hết rồi. Con bé thì học ở UCI xong ra làm bác sĩ ở bệnh viện Fountain Valley, còn thằng con trai học xong ở UC Davis ra làm kỹ sư cho hãng Boeing ở Long Beach, tụi nó có gia đình hết rồi. Bây giờ anh ấy mất rồi, tôi buồn quá, cũng nhờ có công việc ở nhà hàng bề bội nên thời giờ qua mau và bớt lo buồn. Bây giờ tôi có thờ linh cốt (Tro) anh ấy trong chùa Điều Ngự và thờ linh vi thì ở nhà và trong văn phòng nhỏ trong tiệm này. Chị dẫn chúng tôi vô văn phòng nhỏ của chị, trên tường có thờ hai linh vị của: Thiếu Tá Phi Công thuộc PĐ 518 và anh phi công Mig-19. Tôi đốt nén nhang lên khuấn vái và kính chúc hai anh chóng siêu thoát lên cõi niết bàn. Hai anh đã cất cánh bay về miền viễn cực lạc, ở một nơi mãi mãi tự do, không còn khổ đau như trần thế.
Chị nói:" Khi không anh em đánh giết lẫn nhau cũng vì ngoại bang, anh em cũng một nhà, cùng một nước, nói cùng ngôn ngữ vả lại có chiến tranh cũng vì ngoại bang gây ra, chị cầu mong cho đất nước mình, một ngày không còn cộng sản, có thể chế tự do dân chủ và không bao giờ có chiến tranh nữa."
Hết
Cánh Thép Channel