VietBF - View Single Post - GS Nguyễn Lân Dũng nói về 5 tính xấu của người Việt
View Single Post
Old 05-31-2013   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 145,443
Thanks: 11
Thanked 13,676 Times in 10,930 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 181
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default GS Nguyễn Lân Dũng nói về 5 tính xấu của người Việt

GS Nguyễn Lân Dũng chỉ ra 5 tính xấu của không ít người Việt Nam, đó là ham tiền, hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ư nghĩa "đồng bào"

Tự biến ḿnh thành hèn hạ


- Là Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân gần gũi với người Việt Nam, theo ông, người Việt có tính xấu nào cần phải thay đổi trong thế giới hiện đại?

- Không có tính xấu nào là của mọi người Việt, nhưng có thể có những tính xấu của một bộ phận không nhỏ người Việt. Trong thế giới hiện đại mọi người đều tiếp nhận được không ít những nét đẹp văn hóa do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đem lại. Chẳng hạn như thói quen thường xuyên theo dơi tin tức trong và ngoài nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền thanh, truyền h́nh. Với giới trẻ là thông qua Internet, điện thoại trực tuyến...

GS Nguyễn Lân Dũng.

Nền kinh tế thị trường bên cạnh các ưu việt rơ rệt so với nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, nhưng do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà c̣n cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xă hội. Cái chính là việc chạy theo đồng tiền bằng mọi giá.

Trước đây trong các cuộc kháng chiến, mọi người sống giản dị, thân thiện với nhau, khoảng cách giàu nghèo thu hẹp, cán bộ gần gũi với dân và tôn trọng dân. Ngày nay, bộ phận nhẽ ra phải là ưu tú nhất trong xă hội là cán bộ, đảng viên nhưng như nhận xét của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 4 th́ "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lănh đạo, quản lư, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lư tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lăng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”.

Chúng ta từng có khẩu hiệu Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Nay một bộ phận không nhỏ Đảng viên suy thoái, biến chất th́ tránh sao khỏi sự suy thoái, biến chất của quần chúng? Người ta coi chuyện chạy chọt bằng phong b́ là chuyện b́nh thường và thường được gọi là văn hóa phong b́. Từ vị trí chủ nhân ông của đất nước người dân mặc nhiên hạ thấp vị trí của ḿnh xuống, việc ǵ cũng phải xin xỏ, cầu cạnh, không dám công khái tố cáo các hành động sai trái của những người có chức có quyền (một phần do pháp luật quy định người đưa hối lộ cũng có tội). Tự nhiên biến ḿnh thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xă hội (cái gọi là chủ nghĩa mackeno).

Tôi cho đó là cái xấu nhất đang ḱm hăm sự phát triển của xă hội ta, cản trở việc phát huy các thành tựu của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng.

- GS văn hóa nổi tiếng Trần Lâm Biền đă từng ví: Ḷng tham như một chất ma túy, phá hoại nhân cách con người và có sức cám dỗ ghê ghớm. Theo ông, ḷng tham khiến người Việt xấu xí và suy yếu thế nào trong quan hệ cộng đồng và thế giới?

- Ḷng tham đẩy lùi nhân cách sống giản dị, vị tha, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách... những đức tính quư giá vốn là truyền thống của nhân dân ta. Ḷng tham khiến mất đi sự quư trọng vốn có của nhân dân với những người cán bộ, nhẽ ra phải là công bộc của dân như lời dạy của Bác Hồ.

Ḷng tham khiến mất đi sự chung thủy của không ít vợ chồng, kể cả những cặp vợ chồng trẻ biểu hiện qua tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng. Ḷng tham khiến láng quê vốn yên lành nay trở nên náo loạn v́ chuyện tịch thu bờ xôi ruộng mật một cách bừa băi, thiếu cơ sở khoa học và pháp lư, c̣n v́ cắt tóc thư giăn, karaoke, nhà nghỉ, game online... đă len lỏi tới tận các vùng quê.

Ḷng tham khiến bố mẹ nhắm mắt chạy theo đồng tiền để các quư tử tự do phá phách, bỏ học, trở thành những anh hùng xa lộ hoặc những tên Don Juan chuyên hại đời các cô gái mới lớn... Đạo lư đang bị thách thức, đơn từ khiếu nại, tố cáo xếp đầy các tủ hồ sơ mà không kịp giải quyết thỏa đáng...


"Vĩ cuồng v́ chút địa vị của ḿnh thật là vô kể"


- Thói tham danh, bệnh sùng bái danh hiệu, chức vụ... trong giới trí thức đă được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc xem như một quốc nạn. Giáo sư Cao Xuân Hạo trong một bài viết ở cuốn Tâm lư người Việt nh́n từ nhiều góc độ gọi là bệnh vĩ cuồng (me’ganomanie). Theo ông, thói háo danh của người Việt hiện nay đă ở mức báo động ra sao?

- Danh lợi có nghĩa là cái danh hiện nay đi liền với cái lợi. Hầu như ai có chút quyền hành ǵ đều cố hết sức tận dụng cái uy quyền ấy để làm giàu một cách bất chính. V́ vậy dân gian mới có câu "Nhà mặt phố, bố làm quan". Cũng c̣n có những ông quan thanh liêm, nhưng số đó quả không nhiều.

GS Nguyễn Lân Dũng thẳng thắn chỉ ra những thói hư tật xấu của người Việt.

Vĩ cuồng v́ chút địa vị của ḿnh thật là vô kể. Chuyện măi lộ của cảnh sát giao thông ai cũng biết mà có lẽ không có cách ǵ khắc phục nổi. Một lái xe taxi nói với tôi đưa bệnh nhân đến cổng bệnh viện, v́ không được đỗ nên đă cẩn thận hỏi anh cảnh sát giao thông là phải đỗ chỗ nào?. Anh ấy trả lời là lên quá chỗ cầu vượt kia. Làm đúng như vậy th́ lại đă có anh cảnh sát giao thông khác xông ra đ̣i phạt với số tiền cao ngất ngưởng. Đành phải đưa một nửa số tiền ấy mà không lấy biên bản.

Chuyện này tôi đă nói ở diễn đàn Quốc hội nhiều lần mà hầu như chưa có chuyển biến ǵ. Sao ta không học hỏi cảnh sát nước ngoài, xe đỗ sai quy định họ gài giấy phạt lên cái gạt nước mưa, lái xe cứ việc nhanh chóng chuyển tiền qua ngân hàng, càng chậm số tiền phạt càng tăng. Đấy chỉ là một ví dụ trong muôn vàn ví dụ.

Một nữ doanh nhân rất thành đạt đă trả lời khi tôi hỏi sao không thấy xuất hiện trên tivi trong các lần được lănh đạo đeo cho ṿng hoa và cổ: "Chú tưởng ngon lành thế à. Nộp nhiều tiền lắm đấy chú ạ". Thật ngoài trí tưởng tượng của tôi.

Tham lam c̣n dẫn đến mất uy tín quốc tế. Nào là tôm bị trả lại v́ có đinh đóng vào đầu tôm cho tăng cân, nào cà phê thi hái lẫn lộn cả quả xanh (v́ nếu để chín hết sẽ mất trộm), nào giầy vải lẫn cả loại vải có lẫn formalin (do nhập ẩu nguyên liệu rẻ), nào phạt gây ô nhiễm chỉ nắm "anh có tóc" trong khi hàng chục cơ sở cùng gây ô nhiễm tại cùng chỗ đó...

Ai cũng có thể kể ra hàng trăm ví dụ về việc lạm dụng chức quyền để gây tác hại cho xă hội. Học hàm, học vị là chuyện nghiêm túc với các quy định hết sức chặt chẽ. Vậy mà vẫn có những người có bằng tiến sĩ nước ngoài trong khi tiếng Anh chỉ đủ ở mức biết vài câu chào hỏi, may mà báo chí chưa sờ đến hay không dám sờ đến đấy. Học hàm giáo sư, phó giáo sư trên toàn thế giới là chuyện chỉ dành riêng cho các trường đại học và thường chỉ cần do hiệu trưởng đại học quyết định. Hơn nữa cần ghi rơ là Giáo sư của trường nào? Làm ǵ có chuyện dành cho vô số vụ trưởng, thứ trưởng, sĩ quan quân đội, công an... như ở nước ta?

Coi nặng tiền tài hơn giáo dục

- Trong cuộc sống, nếu phải kể tên ra 5 tính xấu đáng sợ nhất của người Việt th́ ông "dị ứng" nhất với những loại tham nào? Muốn thay đổi nó, người Việt phải làm ǵ?

- Tôi nghĩ không nên nói của người Việt Nam mà nên nói của không ít người Việt Nam: Nếu cần chọn ra 5 điều th́ tôi chọn là: Ham tiền - Hiếu danh - Coi thường danh dự - Vô cảm và hèn nhát - Coi nhẹ ư nghĩa "đồng bào".

- Theo ông, căn nguyên của những tính xấu mà ông kể trên là ǵ?

- Thứ nhất, tôi cho là do chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưng lại chịu những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường.

Thứ hai là tính thiếu dân chủ trong đời sống xă hội, nhất là trên phương tiện truyền thông, khiến cái xấu không được chỉ đích danh, kể cả trong lĩnh vực khoa học như anh Dương Trung Quốc đă phải thốt lên là một kiểu Lịch sử học vô nhân xưng. Chính v́ vậy mà không ít người đọc đă quay lưng lại với báo viết mà quay sang báo mạng (bên cạnh nhiều trang tốt c̣n có cả những trang xấu của một số ít người có ác ư).

Thứ ba là do thiếu duy tŕ truyền thống gia giáo, coi nặng tiền tài hơn giáo dục, chăm sóc con cái.

Thứ tư là sự thiếu gương mẫu của các quan phụ mẫu các cấp, những người coi chức vụ là cần câu cơm (đúng hơn là cần câu vàng bạc, ngoại tệ).

Và thứ năm là t́nh trạng thiếu tin tưởng và ít trọng dụng người tài, không có lư do ǵ mọi chức vụ từ cấp thôn xóm trở lên đều phải là đảng viên (trong khi tỷ lệ đảng viên chỉ là 3 triệu trong 90 triệu dân số).

- Nhà văn Vương Trí Nhàn đă từng viết rất nhiều sách về tính xấu của người Việt và chia sẻ người Việt chẳng có tính tốt nào. Với ông th́ sao, người Việt có thể tự hào về điều ǵ?

- Tôi nghĩ chẳng có ai muốn "vơ đũa cả nắm" như vậy. Chúng ta cần tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Nếu không có những truyền thống tốt đẹp ấy th́ làm sao giữ vững được nền độc lập quốc gia, làm sao có được những tiến bộ trông thấy trong đời sống kinh tế-xă hội, làm sao có được những bước bứt phá về tổng thu nhập quốc nội (GDP) mà quốc tế cũng phải thừa nhận, làm sao có vị trí ngày càng được tôn trọng trên thế giới....

Hăy tiếp xúc với các cựu chiến binh, với lớp người cao tuổi, với đa số bà con ở nông thôn, ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa... Ta sẽ gặp biết bao những tấm gương tuy c̣n nghèo khổ nhưng vẫn nêu cao sự trong sáng về đạo đức, về ḷng nhân ái và sự hy sinh hết ḿnh dành cho việc học hành của con cái cũng như cho sự đóng góp theo quy định của Nhà nước.

Bản thân người Việt chúng ta có sẵn một truyền thống đạo đức tốt đẹp. Chỉ cần khắc phục những bất cập trong quản lư Nhà nước, trước hết hăy thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XI, để loại hết mọi con sâu, dù là một đàn sâu như lời Chủ tịch Nước, th́ xă hội sẽ sớm ổn định , điều tốt đẹp sẽ nầy nở và các tính xấu chắc chắn sẽ bị đẩy lùi. Tôi vững tin là như vậy.

( Theo Giáo dục Việt nam )
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	nguyen-lan-dung-giaoducnet.gif
Views:	11
Size:	104.5 KB
ID:	477343
 
Page generated in 0.04291 seconds with 10 queries