View Single Post
Old 02-24-2013   #5
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default

Quả thật, sau khi chiến dịch “Phi tiêu Lửa” bắt đầu, Bộ Chính trị đă họp khẩn cấp và sau hai tháng thảo luận, đă công bố lập trường Bốn điểm ngày 7 tháng Tư 1965 như sau:

1. Xác nhận những quyền căn bản của nhân dân Việt Nam gồm có: hoà b́nh, độc lập, chủ quyền, thông nhất, và toàn vẹn lănh thổ. Mỹ phải rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam; Mỹ phải chấm dứt các hành động gây chiến chống miền Bắc Việt Nam.

2. Trong khi chờ đợi thống nhất Việt Nam, những điều khoản về quân sự trong hiệp định Genève 1954 về Việt Nam phải được triệt để tôn trọng. Mọi quân đội ngoại quốc phải rút ra khỏi nước. Không được có những liên minh quân sự giữa chính phủ Hà Nội hay chính phủ Sài-g̣n với những lực lượng ở nước ngoài.

3. Những vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam phải do chính nhân dân miền Nam giải quyết theo như chương tŕnh của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng, không có sự can thiệp của nước ngoài.

4. Việc thống nhất trong hoà b́nh ở Việt Nam phải được giải quyết bởi nhân dân ở cả hai miền, không có sự can thiệp của nước ngoài.

Đáng chú ư là trong cùng một ngày, Tổng thống Johnson đọc diễn văn ở Đại Học Johns Hopkins, Baltimore, tuyên bố Hoa Kỳ muốn “thảo luận vô điều kiện” trong bất cứ trường hợp nào có thể đưa đến việc giải quyết hoà b́nh. Điều đáng tiếc là mỗi bên chỉ công bố quan điểm của ḿnh mà không t́m cách tiếp xúc với nhau để bàn chuyện thương thuyết. Hoa Kỳ th́ coi Bốn điểm như những điều kiện tiên quyết của Bắc Việt cho cuộc ḥa đàm, đặc biệt là điểm thứ ba được hiểu rằng chỉ có MTGPMN mới là đại diện của nhân dân miền Nam Việt Nam, v́ điểm đầu tiên trong chương tŕnh của MTGPMN năm 1960 là lật đổ chính phủ Ngô Đ́nh Diệm. Bắc Việt th́ cho rằng Mỹ không đếm xỉa ǵ đến bản tuyên bố Bốn điểm như một căn bản để thảo luận v́ Mỹ vẫn tin rằng sẽ thắng chiến tranh. Lưu Văn Lợi, một thành viên khác trong cuộc đối thoại Việt- Mỹ, nhắc nhở rằng người thương thuyết giỏi bao giờ cũng mở đầu bằng những đ̣i hỏi tối đa. Điểm thứ ba, theo Lưu Doăn Huỳnh, chính là điểm uyển chuyển nhất v́ chương tŕnh của MTGPMN là thành lập một chính phủ liên hiệp, hoà b́nh và trung lập. C̣n vấn đề thống nhất th́ được coi như một tiến tŕnh lâu dài có thể lâu tới cả chục năm.45 Nói tóm lại, vào tháng Tư năm 1965, Mỹ và Bắc Việt đều muốn điều đ́nh nhưng đă hiểu sai ư định của nhau và không bên nào chịu mở cuộc thăm ḍ trước.

Như vậy tại sao, chỉ một tháng sau, Bắc Việt lại không chịu chấp nhận sáng kiến MAYFLOWER? Trong phiên họp tháng Sáu 1997, Lưu Doăn Huỳnh giải thích rằng sau khi nghiên cứu bài diễn văn của Johnson ở Baltimore và những tài liệu liên hệ, giới ngoại giao Bắc Việt thấy rằng Mỹ không muốn điều đ́nh và bài diễn văn này chỉ là một bức màn khói che đậy việc đổ thêm quân vào Việt Natn. Ngoài ra, Hoa Kỳ có thái độ cư xử với đối phương như giữa người lớn và trẻ con, nếu đứa trẻ nghe lời th́ thưởng, không nghe lời th́ phạt. “Johnson gọi chúng tôi là ‘Hanoi’ chứ không phải là VNDCCH, cho thấy rằng ông vẫn không nh́n nhận sự hiện hữu của chúng tôi.” Ông Huỳnh cũng cho biết trên bao thư gửi cho chính phủ miền Bắc Việt Nam, Hoa Kỳ chỉ ghi “Hanoi”. V́ thái độ ấy, việc Johnson tuyên bố muốn “thương thuyết vô điều kiện” được hiểu là Hoa Kỳ dọa sẽ tiếp tục ném bom nếu không được hài ḷng.

Về việc Hoa Kỳ chọn Mat-scơ-va làm trung gian, Lưu Doăn Huỳnh cũng cho biết là Liên Xô lúc đó đang đi hàng hai. Một mặt, Liên Xô không chịu đóng vai tṛ trung gian v́ không muốn để Trung Quốc kết án là theo Mỹ và phản bội phong trào quốc tế cộng sản, nhưng mặt khác Liên Xô vẫn nói chuyện ḥa giải và hợp tác với Mỹ. McNamara dẫn chứng một tài liệu của Trung Quốc cho biết rằng giữa lúc Hoa Kỳ ngưng oanh tạc do sáng kiến MAY*FLOWER, Hồ Chí Minh đang ở Bắc Kinh và được Chu Ân Lai và Đặng Tiểu B́nh nhắn nhủ:

Chu Ân Lai: Bọn xét lại Liên Xô muốn Bắc Việt nói chuyện với Mỹ, gạt MTGPMN qua một bên và bán đứng anh em. Đặng Tiểu B́nh: Họ (Liên Xô) giúp cho đồng chí là có mục đích riêng…. Tóm lại, viện trợ của Liên Xô nhằm phục vụ cho sách lược của họ. Nếu đồng chí thấy phơi bày sự việc này ra là bất tiện th́ để chúng tôi làm dùm cho.46

Dù sao chăng nữa, trong hội nghị đối thoại Việt-Mỹ, Lưu Doăn Huỳnh nh́n nhận là Hà Nội đă hiểu lầm MAYFLOWER là tấm màn khói của Mỹ để che giấu việc đem quân vào Việt Nam. Sau khi đọc các tài liệu của Mỹ, ông mới thấy rằng lúc đó Mỹ chưa có quyết định thêm quân. Bởi vậy, nếu Bắc Việt nhận thư của Mỹ và đưa ra những phản đề nghị để tiến đến thương thuyết song phương th́ phe bồ câu và ôn hoà trong chính phủ Johnson đă có ưu thế và lư do chính đáng để xúc tiến cuộc hoà đàm và có thể đạt được một trong hai kết quả: tốt nhất, là tránh được chiến tranh và dần dần đạt tới một miền Nam Việt Nam trung lập; hoặc ít nhất th́ cũng kéo dài được thời gian do dự trong giới lănh đạo Mỹ, làm chậm việc viện trợ quân sự mạnh mẽ cho miền Nam, và Bắc Việt sẽ có thêm th́ giờ chuẩn bị đối phó với những biến chuyển mới, kể cả việc Mỹ hoá chiến tranh.

II. XYZ hay Tín hiệu Mai Văn Bộ (19.5-7.9.1965) – Đây là sáng kiến của Hà Nội, qua Đại sứ Mai Văn Bộ, trưởng đoàn ngoại giao và trưởng đoàn thương mại Bắc Việt ở Paris. Ngày 19 tháng Năm 1965, chỉ tám giờ sau khi Hoa Kỳ tiếp tục dội bom Bắc Việt, Mai Văn Bộ điện thoại cho Etienne Manac’h, Giám đốc Vụ Á châu tại Bộ Ngoại giao Pháp, cho biết ông muốn nhờ Pháp chuyển dùm thông điệp cho Mỹ làm sáng tỏ Bốn điểm của Hà Nội v́ rơ ràng là Mỹ đă hiểu sai. Thông điệp này giải thích rằng Bốn điểm không phải là những điều kiện tiên quyết mà chỉ là những nguyên tắc để thảo luận, và nếu Hoa Kỳ nh́n nhận những nguyên tắc làm việc này th́ một hội nghị có thể được tổ chức theo mô h́nh của hội nghị Genève 1954. Hoa Kỳ ngạc nhiên về việc Hà Nội gửi thông điệp này sau khi cuộc dội bom Bắc Việt được tiếp tục và đă không trả lời. Hơn một tháng sau, do trung gian của một doanh nhân tên Urah Arkas-Dunkov, phía Mỹ mới xem xét đến bức thông điệp. Edmund Gullion, cựu lănh sự Mỹ ở Việt Nam nói giỏi tiếng Pháp, được giao trách nhiệm thăm ḍ với Mai Văn Bộ.

Gullion gặp Bộ bốn lần trong khoảng từ 6 tháng Tám tới 3 tháng Chín, 1965, Ba lần đầu, hai bên nói chuyện rất cởi mở và có triển vọng tốt. Nhưng đến lần họp thứ tư th́ Mai Văn Bộ cho hay là “những cuộc oanh tạc phải chấm dứt đơn phương, ngay lập tức, toàn diện, và vô thời hạn. Lúc đó mới có thể thương thuyết được.” Phiên họp thứ năm được ấn định vào ngày 7 tháng Chín, bị Mai Văn Bộ băi bỏ. Đường liên lạc bị gián đoạn th́nh ĺnh như vậy và Washington không được biết rơ lư do.

Trong cuộc đối thoại Việt-Mỹ 1997, được hỏi tại sao Bắc Việt lại cắt đứt đường liên lạc XYZ, các đại diện Hà Nội trả lời rằng sau bốn lần gặp gỡ Bộ-Gullion, Hoa Kỳ đă hiểu rơ Bốn điểm nhưng vẫn tiếp tục gây chiến với ư đồ chinh phục miền Nam Việt Nam và phá hủy miền Bắc Việt Nam, do đó không cần gặp gỡ thêm nữa. Lư do Hà Nội t́m cách liên lạc với Washington sau khi Mỹ tiếp tục oanh tạc là muốn cho Washington hiểu rằng Hà Nội không bao giờ điều đ́nh dưới áp lực của bom đạn. Ngoài ra, Hà Nội muốn nói chuyện thẳng với Mỹ, không cần phải qua Mat-scơ-va hay một trung gian nào khác. Những giải thích này xem ra không được thuyết phục mấy đối với việc chấm dứt th́nh ĺnh những cuộc gặp gỡ được mô tả là tốt đẹp. Vả lại, sáng kiến XYZ này của Hà Nội đâu có đi qua ngả Mat-scơ-va. Lư do đúng nhất chỉ có thể là sự ngăn chặn của Trung Quốc, điều mà các đại diện Hà Nội tại hội nghị không muốn nói ra, nhưng Tổng Bí thư Lê Duẩn đă từng thuật lại một cách rất tức giận, như đă có dịp nói đến trên đây. Riêng về việc ngăn chặn Bắc Việt thương thuyết với Mỹ, Lê Duẩn đă kể lại việc Đại sứ Ho Wei ở Hà Nội viết thư cho ông, nói rằng: “Đồng chí không thể ngồi xuống điều đ́nh với Mỹ được. Đồng chí phải đem quân Mỹ vào Bắc Việt để đánh chúng.”47

McNamara cho rằng Hoa Kỳ đă sai lầm v́ không nhận ra được sự mâu thuẫn giữa leo thang chiến tranh ở Việt Nam và hoà đàm ở Paris. Hoa Kỳ cũng không đủ nhạy cảm để hiểu rằng Bắc Việt là chiến trường nên các “tín hiệu” hoà b́nh dễ bị tiếng bom đạn lấn át. Mặt khác, ông trách Hà Nội đă ngộ nhận ư muốn thương thuyết của Hoa Kỳ, nhất là khi trách nhiệm đó được giao cho Thứ trưởng Ngoại giao George Ball, người chủ xướng giải quyết chiến tranh bằng thương thuyết hoà b́nh. Hà Nội không nên chỉ giới hạn những cuộc gặp gỡ Bộ -McNamara vào nhiệm vụ giải thích Bốn điểm và cần hiểu rằng không có ǵ là mâu thuẫn giữa việc Mỹ đưa quân vào Việt Nam và thăm ḍ đàm phán. Nhưng đối với vai tṛ cản trở ḥa đàm của Trung Quốc th́ McNamara lại cho rằng không có ǵ là chắc chắn.

III. PINT A hay vụ Ngưng bom mùa Giáng Sinh (24.12.1965- 31.1.1966) - Do sự gợi ư của Đại sứ Liên Xô Dobrynin và đề nghị của McNamara, Tổng thống Johnson quyết định ngưng các cuộc oanh tạc trong 30 giờ kể từ 5:30 sáng 24.12.1965. Sau khi bàn thảo với McNamara, ông triển hạn việc ngưng oanh tạc và cho công bố lập trường Mười Bốn điểm ngày 29.12.1965, đồng thời thông báo chính thức cho 145 quốc gia biết ư định của Hoa Kỳ muốn giải quyết cuộc chiến ở Việt Nam bằng thương thuyết ḥa b́nh. Một đường dây liên lạc được mở ra tại Rangoon, thủ đô Miến Điện, giữa Đại sứ Mỹ Henry Byroade và Tổng Lănh sự VNDCCH Vũ Hữu B́nh. Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, Byroade trao bản tài liệu Mười Bốn điểm cho Vũ Hữu B́nh, kêu gọi chú ư tới việc ngưng ném bom và hi vọng Hà Nội sẽ đáp lại bằng một cuộc “tạm ngưng” tương tự trong việc đưa quân đội và vũ khí vào miền Nam. Lănh sự B́nh chỉ trích kịch liệt Mười Bốn điểm. Ngày 21 tháng Giêng, Vũ Hữu B́nh cho Byroade biết rằng Mười Bồn điểm của Mỹ được coi là một tối hậu thư và Hà Nội không trả lời. Chờ đến 31 tháng Giêng, không được tin tức ǵ từ bất cứ nước nào, Johnson hạ lệnh tiếp tục oanh tạc Bắc Việt. Sáu tiếng đồng hồ sau, Vũ Hữu B́nh hẹn gặp Byroade và trao cho một bản văn nhắc lại lập trường Bốn điểm của Hà Nội và cho hay rằng v́ Mỹ bác bỏ điểm thứ ba nên cả Bốn điểm cũng coi như bị bác hết. Các cuộc trao đổi được tiếp tục cho đến 19 tháng Hai th́ Vũ Hữu B́nh báo tin cho Byroade là “v́ Mỹ đă tiếp tục ném bom, tôi không thấy có lỷ do tiếp tục những cuộc nói chuyện theo lời ông yêu cầu.”

Mười Bốn điểm của Mỹ là:

Hiệp định Genève năm 1954 và 1962 là những cơ sở đầy đủ cho ḥa b́nh;
Chúng tôi hoan nghênh một hội nghị về Đông Nam Á hay một phần của vùng này;
Chúng tôi hoan nghênh “điều đ́nh không có điều kiện tiên quyết”;
Chúng tôi chấp nhận những cuộc thảo luận vô điều kiện;
Việc chấm dứt các hành động chiến tranh có thể là vấn đề thảo luận đầu tiên tại một hội nghị như vậy;
Bốn điểm của Hà Nội có thể được thảo luận cùng với bất cứ điểm nào khác có thể do người khác đề nghị;
Chúng tôi không muốn có căn cứ Hoa Kỳ ở Đông Nam Á;
Chúng tôi không muốn duy tŕ quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam sau khi ḥa b́nh được đảm bảo;
Chúng tôi ủng hộ bầu cử tự do ở Nam Việt Nam để cho dân chúng Nam Việt Nam có một chính phủ do họ lựa chọn;
Vấn đề thống nhất Việt Nam phải do chính người Việt Nam quyết định;
Các quốc gia Đông Nam Á có thể không liên kết hay trung lập nếu họ muốn;
Chúng tôi muốn sử dụng tài nguyên của chúng tôi vào việc tái thiết kinh tế ở Đông Nam Á hơn là vào chiến tranh;
Việt Cộng sẽ không bị khó khăn cử đại diện dự hội nghị và phát biểu quan điểm của họ nếu Hà Nội quyết định muốn chấm dứt xâm lược;
Chúng tôi đă tuyên bố công khai và riêng tư rằng chúng tôi có thể ngưng ném bom Bắc Việt Nam như một bước tiến đến ḥa b́nh, mặc dù phiá bên kia chưa hề cho thấy một gợi ư nào về điều họ sẽ làm nếu cuộc oanh tạc chấm dứt.

Nên biết thêm rằng trước đó Đại sứ lưu động Averell Harriman có nhờ giới ngoại giao Ba Lan thăm ḍ t́nh h́nh. Ngày 16 tháng Giêng, Đặc sứ Jerzy Michalowski từ Hà Nội trở về Ba Lan than phiền với Đại sứ Anh về “mấy anh Trung Quốc trời đánh đó”, ngụ ư rằng nếu không bị Trung Quốc can thiệp th́ cuộc hoà đàm đă có thể bắt đầu. McNamara dẫn chứng một tài liệu Trung Quốc cho thấy rằng chỉ mấy ngày trước khi Hoa Kỳ ngưng oanh tạc, Chu Ân Lai khuyến cáo Nguyễn Duy Trinh là không nên đ̣i Mỹ ngưng ném bom vô điều kiện v́ nếu Mỹ chấp nhận th́ “sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc chiến đấu và t́nh đoàn kết của chúng ta.” Họ Chu nhắc nhở đảng cộng sản Việt Nam phải đ̣i điều kiện thật khó để Mỹ không thể chấp nhận, “nếu không, các đồng chí sẽ rơi vào bẫy của đế quốc Mỹ, của bọn xét lại hiện đại (tức Liên Xô) và chư hầu.” Ngày hôm sau, Chu Ân Lai cũng căn dặn Trần Văn Thanh, trưởng đoàn đại diện MTGPMN ở Bắc Kinh, về những lỗi lầm tai hại nếu hoà đàm với Mỹ. Dù có những bằng chứng như vậy, McNamara vẫn không chắc là Trung Quốc phá đám mà chỉ quả quyết rằng “Washington đă hoàn toàn hiểu sai những quan hệ phức tạp và khó khăn của Hà Nội đối với Trung Quốc.”

Trong cuộc đối thoại Việt-Mỹ, để trả lời quan điểm của Hoa Kỳ là “chúng tôi đă để hết mọi thứ vào trong giỏ hoà b́nh Mười Bốn điểm, trừ việc chịu để mất miền Nam Việt Nam”, nhà ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh giải thích rằng Mười Bốn điểm của Mỹ không thể chấp nhận được, nhất là điểm thứ mười ba nói đến việc Việt Cộng có thể tham dự ḥa đàm nếu Hà Nội “chấm dứt xâm lược”. Ông Huỳnh cho biết “đây là một lời nhục mạ” và Hà Nội tin rằng mọi sáng kiến ḥa b́nh của Mỹ chỉ là những màn hỏa mù che dấu việc leo thang chiến tranh.

Trong những nỗ lực giải quyết chiến tranh, trừ trường hợp nắm chắc phần thắng trong tay, không khi nào một bên chỉ v́ tự ái mà bác bỏ mọi đề nghị thương thuyết của đối phương. Cho đến khi đạt được thỏa thuận, hai bên vẫn có thể gán cho nhau những tội lỗi có thực hay không. Trong mười bốn điểm, Hoa Kỳ đă nói rất rơ là có thể thảo luận Bốn điểm của Hà Nội (điểm 6), ủng hộ bầu cử tự do ở miền Nam (điều 9), nh́n nhận vấn đề thống nhất đất nước là do nhân dân Việt Nam tự quỹết định (điểm 10), và miền Nam có thể chọn chế độ trung lập (điểm 11). Tất cả những điểm này đều là những đ̣i hỏi của Bắc Việt và MTGPMN. Những điểm khác đều là những lời phát biểu của Mỹ có tính cách cam kết không can thiệp vào nội bộ Việt Nam hay Đông Nam Á, trừ điểm mười ba có tính cách “xúc phạm” nhưng vẫn chỉ là một căn bản thảo luận và có thể thay đổi. Sự thật là các nhà làm chính sách ở Hà Nội đă bị khó khăn và lúng túng giữa quyết định mong muốn hoà đàm và bác bỏ hoà đàm. Giải thích hợp lư nhất cho sự lúng túng ấy vẫn chỉ có thể là áp lực nặng nề của ông bạn láng giềng phương Bắc. Về điểm này th́ lại phải trách Hoa Kỳ đă không nhận ra được t́nh trạng mắc kẹt của Hà Nội để có thể vận động sự hỗ trợ của quốc tế trong những nỗ lực ngoại giao thích hợp đối với Liên Xô, Trung Quốc nhằm đảm bảo cho một giải pháp hoà b́nh ở Việt Nam.

IV. TÍN HIỆU NGUYỀN DUY TRINH (28.1.1967)- Trong một cuộc phỏng vấn của nhà báo Úc Wilfred Burchett ngày 28 tháng Giêng 1967, Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh cho biết: “VNDCCH chỉ có thể nói chuyện với Mỹ sau khi Mỹ ngưng vô điều kiện cuộc ném bom và những hành động gây chiến khác.” Hoa Kỳ không hiểu tại sao Hà Nội cứ nhất định đ̣i ngưng ném bom vô điều kiện mà không chịu đoan chắc là sẽ có thương thuyết. Việc Hà Nội không chịu xác nhận là “sẽ nói chuyện” (there will be talks) mà chỉ cho biết “sẽ có thể nói chuyện” (there could be talks) trong khi gia tăng chuyển quân và vũ khí vào miền Nam khiến cho phe chủ chiến trong Bộ Ngoại giao Mỹ có lư do ngăn chặn nỗ lực của những người chủ trương hoà đàm. Ngày 31 tháng Giêng, Washington trả lời Hà Nội, yêu cầu hội đàm mật về những điều kiện thương thuyết trước khi “t́m ra một công thức chấm dứt cuộc oanh tạc”.
Hanna_is_offline  
 
Page generated in 0.04460 seconds with 9 queries