VietBF - View Single Post - NS Phạm Duy ở VN 'sướng hơn ở Mỹ'
View Single Post
Old 01-31-2013   #41
lacphong
R3 Hảo Kiếm Khách
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 244
Thanks: 1
Thanked 38 Times in 27 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 26 Post(s)
Rep Power: 19
lacphong Reputation Uy Tín Level 1lacphong Reputation Uy Tín Level 1
Question “Nghĩa Tử là Nghĩa Tận” - phạm duy, nguyễn cao kỳ

Thấy có nhiều ngườu hay "lạm dụng" câu thành ngữ "Nghĩa Tử là Nghĩa Tận" để bào chữa cho những nhân vật khi c̣n sống bị nhiều người coi là "tiểu nhân" v́ những việc làm của họ. Ví dụ như nguyễn cao kỳ và phạm duy.

Nay xin trích đoạn bài viết của nhạc sỹ Lê Dinh về “Nghĩa Tử là Nghĩa Tận” để quư vị cùng ngẫm nghĩ….


————————————————–
“Nghĩa tử là nghĩa tận”. Tôi không biết thành ngữ này từ đâu mà có, nhưng tôi thấy nó sai quá chừng, hoặc là con người làm cho nó sai v́ cố t́nh diễn tả lệch lạc đi. Chết là hết. Vâng, đúng chết là hết chứ c̣n ǵ nữa. Chết là hết thở, chết là thân xác không c̣n ai trông thấy nữa v́ nằm sâu dưới đất, hoặc được đốt thành tro bụi, hoặc được đem lên núi nuôi sống chim ưng… Nhưng có những cái chết người đời không dễ ǵ quên được, của những người danh tiếng, dù tiếng tốt hay tiếng xấu.

Ngày xưa, lúc c̣n nhỏ, khoảng năm 1943-1944, khi đi ngang qua “Nhà việc” G̣ Công, tức là ṭa Thị Chính bây giờ, th́ tôi thấy có một tượng đài to lớn, rất oai nghi, với h́nh một người mặc quân phục trắng, tay cầm gươm nh́n ra sông. Tôi không biết tượng này được đặt tại đây từ khi nào? Ở phía dưới tượng đài có ghi “Lănh binh Huỳnh Công Tấn (1840-1877)”. Thấy th́ thấy vậy, chứ tôi không t́m hiểu coi ông này là ai mà được người Pháp nể trọng, phong chức “Lănh binh” như vậy. Về sau này tôi mới biết đó là chức vụ cao nhất về quân sự của một tỉnh thời Pháp thuộc. Mỗi ngày, nh́n măi tượng đài uy nghi đó, tôi đâm ra mến phục và kính phục người mặc áo trắng cầm gươm này. Đến năm 1945, một hôm đi ngang qua tượng đài Lănh binh Tấn, tôi thấy không c̣n bức tượng nữa mà phía dưới đất ngay đó, là một đống gạch vụn, đổ nát, tượng gảy cổ, chân nằm một nơi, tay nằm một nẻo.

Về sau, khi vào Trung học G̣ Công, tôi mới t́m hiểu và được biết tượng Lănh binh Tấn do người Pháp dựng lên tại cuộc đất quan trọng bậc nhất này của thành phố G̣ Công là để ghi công một người tên Huỳnh Công Tấn. Người này vốn là một thuộc hạ của ông Trương Công Định, một lănh tụ chống Pháp thời vua Tự Đức, nhưng bị ông Trương Công Định sa thải v́ nhiều việc bê bối của ông ta. Tức ḿnh, ông ta lên Saigon, đầu thú với người Pháp và ngày 19-08-1864, ông ta dẫn quân lính Pháp về làng Kiểng Phước (G̣ Công) để phục kích và bắn ông Trương Công Định trọng thương tại Đám Lá Tối Trời. Biết không c̣n chống cự được nữa, ông Trương Công Định tự sát.

Nếu đem câu “Nghĩa tử là nghĩa tận” ra áp dụng cho trường hợp này, tôi thấy không đúng vào đâu cả. Nếu chết là hết, không ai được nói ǵ đến người chết nữa, th́ cái tên “Lănh binh Tấn” này cũng không ai đụng tới. Nhưng ác hại thay, mỗi lần người đời nhắc nhở tới ông Trương Công Định th́ thường hay có tên phản thầy, phản chú “Lănh binh Tấn” đi kèm. Nếu nói “nghĩa tử là nghĩa tận” thí một tên cướp giết người, khi nó chết rồi th́ để nó yên sao? Vậy th́ chúng ta rút ra bài học ǵ cho hậu thế? Cứ ăn cướp đi, cứ giết người đi, khi chết thiên hạ không c̣n nói tới nữa!
………………
Vịn vào thành ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” để bảo chúng ta phải im lặng để yên cho người chết, để yên cho kẻ cướp, để yên những kẻ vô luân, vô đạo th́ vô t́nh chúng ta sắp chung những anh hùng và những kẻ không ra ǵ vào chung một danh sách. Thế th́ ngày nay không ai dám nói tới Lănh binh Hùynh Công Tấn nữa sao? Nghĩa tử là nghĩa tận mà! Những vị anh hùng ngày xưa cũng như những anh hùng thời đại như Lê văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Trần văn Hai, Phạm văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn…, chúng ta cũng quên hết sao? Chết là hết, không được nói tới nữa sao?. Anh hùng cũng như tướng cướp, tướng cướp cũng như anh hùng, khi đă chết. Như vậy có công bằng không? Luân lư, đạo lư ở đâu, sao không rút ra từ đó những những bài học để cho con cháu chúng ta sau này biết để mà lấy đó làm gương, giữ ḿnh.

Thành ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” không nên đem ra áp dụng không đúng chỗ. Đấy chỉ là một lối nói lấp liếm cho qua, v́ thiên hạ đuối lư nên đem ra dùng, khi không c̣n biện thuyết nào nữa để bênh vực những người mà họ không c̣n lư do, chữ nghĩa ǵ để bênh vực được nữa.
lacphong_is_offline  
 
Page generated in 0.04196 seconds with 9 queries