VietBF - View Single Post - Khám phá máy bay ’biến h́nh’ của Không quân Việt Nam
View Single Post
Old 01-17-2013   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 58
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Khám phá máy bay ’biến h́nh’ của Không quân Việt Nam

Được biên chế từ năm 1979, Su-22 là máy bay cánh cụp cánh x̣e đầu tiên của Không quân Việt Nam.



Năm 1979 là thời điểm mà Việt Nam được Liên Xô viện trợ nhiều vũ khí hiện đại như: biến thể tiêm kích MiG-21bis, tiêm kích - bom Su-22, máy bay vận tải chiến thuật An-26, tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật 9K72 Elbrus (12 xe phóng đủ biên chế 1 lữ đoàn).



Trong đó, có thể nói, Su-22 là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất được trang bị trong không quân ta thời điểm cuối những năm 1970



Tính tới tháng 10/1981, hơn 40 máy bay Su-22M đă có mặt tại Thọ Xuân (Thanh Hóa) và bước vào giai đoạn huấn luyện mới nâng cao sức mạnh chiến đấu cho lực lượng không quân tiêm kích - bom.



Những chiếc Su-22 đă đóng góp một phần công không nhỏ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc những năm xảy ra căng thẳng trên tuyến biên giới đất liền



Cuối những năm 1980, Su-22 gần như là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân bảo vệ quần đảo Trường Sa



Đặc biệt, Su-22 là chiến đấu cơ đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam bay ra tuần tiễu Trường Sa



Su-22 có h́nh dáng thân dài, buồng lái lớn và đặc biệt ứng dụng công nghệ cánh cụp cánh x̣e cho phép khả năng tăng tốc độ nhanh chóng.



Tuy nhiên, cánh cụp cánh x̣e của Su-22 mới chỉ ở dạng sơ khai, nửa cuối cánh có thể thay đổi.



Cửa hút gió Su-22 nằm ở ngay mũi máy bay giống với MiG-17, MiG-19, 21. Kiểu dáng Su-22 khá giống với MiG-21 nhỏ bé hơn rất dề làm người ta lầm tưởng nếu không nhận dạng qua cặp cánh



Về hệ thống điện tử, những chiếc Su-22M viện trợ cho Việt Nam thuộc biến thể nội địa Su-17M3 nhưng trang bị điện tử ở mức thấp hơn, tương đương Su-17M2



Su-22M lắp động cơ tuốc bin phản lực R-29BS-300 cho phép đạt tốc độ tốc đa 1.885km/h ở độ cao 8.000m



Sau này, Việt Nam được nhận thêm một số Su-22M3 cũng phát triển từ biến thể nội địa Su-17M3 nhưng trang bị hệ thống điện tử hoàn chỉnh của biến thể Su-17M3



Biến thể cuối cùng ḍng Su-22 mà Việt Nam nhận được là Su-22M4 (biến thể xuất khẩu Su-17M4) được nâng cấp đáng kể hệ thống điện tử: hệ thống dẫn đường RSDN, dẫn đường tín hiệu, dẫn đường quán tính, thiết bị đo xa laser mạnh hơn, la bàn vô tuyến, hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE



Su-22M4 trang bị động cơ tuốc bin phản lực AL-21F3 cho pép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h, tầm bay chiến đấu 1.150km (với 2 tấn vũ khí).



Tuổi thọ khung thân Su-22M4 khoảng 2.000 giờ bay hoặc 20 năm



Về hệ thống vũ khí trang bị cho Su-22M/M3/M4, các biến thể thiết kế với 2 pháo NR-30 cỡ 30mm (80 viên đạn mỗi súng), ngoài ra, hai mấu cứng dưới cánh Su-22 mang tên lửa đối không tầm nhiệt R-60 để tự pḥng vệ.



Vũ khí chính treo trên 10 giá (3 giá treo đặt ở phần cố định mỗi cánh và 4 giá dưới thân) mang được 4 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối đất Kh-23, Kh-25; tên lửa chống radar Kh-28, bom có điều khiển, bom không điều khiển, rocket..



Hiện nay, Su-22 cùng với Su-27 và Su-30 đang đóng vai tṛ là chiến đấu cơ chủ lực, bảo vệ Trường Sa của Việt Nam

theo PNTD
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images1174642_Su_22_Phunutoday.vn_150.jpg
Views:	8
Size:	2.9 KB
ID:	438332
 
Page generated in 0.09083 seconds with 10 queries