70% phải sống ‘tự lập’
VIỆT NAM (NV) - Theo một phúc tŕnh của Bộ Y Tế Việt Nam, có đến 70% người cao niên ở Việt Nam phải sống “tự lập” và số cụ bà sống đơn chiếc đông gấp 5 lần rưỡi so với các cụ ông.

Bà cụ lặn lội kiếm sống trên hè phố ở miền Bắc Việt Nam. (H́nh: Internet)
Một phần ba số cụ bà ở Việt Nam nh́n nhận rằng họ đang trải qua những ngày c̣n lại trong t́nh cảnh cô đơn, buồn bă, thiếu con cháu hoặc người thân thuộc kề bên.
Phúc tŕnh công bố ngày 28 tháng 9 của ủy ban dân số thuộc Bộ Y Tế Việt Nam cho biết tuổi thọ trung b́nh của người Việt Nam hiện nay đang tăng lên.
Hồi năm 2011, tuổi thọ trung b́nh của người dân Việt Nam là 73, và cứ 10 người dân th́ có một người cao niên, từ 60 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, 70% dân số cao niên này hiện nay đang sống một đời hẩm hiu v́ không có lương hưu, cũng không trợ cấp và đang phải bán sức lao động để kiếm miếng ăn qua ngày.
Một cuộc khảo sát khác được thực hiện hồi đầu năm nay th́ cho rằng có đến một nửa dân số cao niên, tức trên 60 tuổi, cảm thấy sức khỏe của ḿnh “không tốt”.
Khoảng 50% trong số 4,000 người dân trên 60 tuổi sinh sống tại 12 tỉnh ở Việt Nam được khảo sát đều cho biết thị lực, thính ực rất kém; đi lại khó khăn và đau nhức xương khớp...
Theo một số chuyên viên tâm lư ở Việt Nam, lâu nay giới cao niên ở Việt Nam đă bị mọi người, kể cả chính quyền bỏ rơi.
Xă hội Việt Nam có vẻ chuyên tâm săn sóc giới trẻ nhiều hơn v́ cho họ là tương lai của đất nước. Người già ở Việt Nam không có những trung tâm sinh hoạt cộng đồng giúp họ hoạt động trí óc lẫn chân tay nên dễ lâm vào t́nh trạng buồn chán, tuyệt vọng.
Mới đây tại Hà Nội, có một gia đ́nh c̣n bỏ cha ruột của ḿnh vừa ở bệnh viện về nằm trên lề đường, thỉnh thoảng chạy ra coi chừng xem “ông cụ chết chưa”.
(P.L.)