
Giám đốc Công an TP HCM – Mai Hoàng – vừa tự hào báo cáo rằng trong 6 tháng đầu năm 2025, tội phạm trên địa bàn đă giảm 7,88%. Con số này nghe có vẻ tích cực, nhưng liệu đó có phải sự thật, hay chỉ là một “trang sức” cho báo cáo? Hay các cơ quan chức năng chỉ chăm chăm vào việc giảm các loại tội phạm dễ thấy như trộm cướp, để rồi làm ngơ trước những hiểm họa thầm lặng đang ngày càng gia tăng trong xă hội?
Ngoài những vụ cướp đêm giảm trên báo cáo, các h́nh thức “cướp ngày” dưới dạng “xe vua” vi phạm luật giao thông và cháy nổ không ngừng tăng, gây hoang mang cho người dân. Các vụ làm “cao tốc dỏm” giả mạo, dẫn đến hàng loạt tai nạn liên hoàn, cho thấy sự bất lực hoặc sự buông lỏng quản lư. Thêm vào đó, t́nh trạng “gài bẫy”, “cắm bản” để chiếm đoạt tiền bạc người dân diễn ra công khai mà không thấy động thái xử lư nghiêm từ chính quyền.
Và điều quan trọng hơn cả là tội phạm tham nhũng — loại tội phạm phá hoại hệ thống một cách nghiêm trọng nhất — lại không được đề cập rơ ràng trong báo cáo. Theo một số báo cáo độc lập và phản ánh của người dân, những vụ tham nhũng trong xây dựng, quản lư đất đai, đầu tư công vẫn gia tăng, gây thất thoát tài sản quốc gia hàng ngh́n tỷ đồng mỗi năm. Khi lănh đạo công an chỉ công bố số liệu giảm tội phạm “ngoài phố”, c̣n những nhóm lợi ích, cán bộ tham nhũng lại nhởn nhơ th́ làm sao người dân có thể yên tâm?
Bao nhiêu phần trăm trong báo cáo là sự thật khách quan, và bao nhiêu phần trăm là chiêu tṛ “bịt mắt” dư luận? Khi nào người dân mới được sống trong một xă hội thực sự công bằng, minh bạch, không c̣n chỗ cho tham nhũng và tội phạm lợi dụng quyền lực?
LinhLinh