CHÁY NHÀ RA MẶT CHUỘT
Thời gian gần đây, câu chuyện “sáp nhập hành chính” đang trở thành chủ đề nóng trên nhiều mặt báo trong và ngoài nước. Trong bối cả nước chuẩn bị xóa bỏ cấp quận, huyện để chuyển sang mô h́nh chính quyền hai cấp, nhiều dấu hiệu bất ổn đă bắt đầu lộ diện – từ những cuộc đấu đá nội bộ âm ỉ đến các t́nh huống “dở khóc dở cười” trong giai đoạn hấp hối của chính quyền cấp huyện, quận.
Cũng nhờ vậy mà hàng loạt vụ việc bê bối về tài chính bị phanh phui, cho thấy t́nh trạng thiếu nợ dai dẳng của chính quyền địa phương đối với người dân và doanh nghiệp. Điển h́nh như vụ Huyện ủy Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) bị tố nợ tiền cây cảnh, khiến người dân phải đến tận trụ sở “siết cây” mang về. Hay một quán cơm ở huyện Đắk R’lấp (tỉnh Đắk Nông) tố cáo bị cán bộ xă, thị trấn nợ gần 180 triệu đồng tiền cơm suốt 9 năm không trả. Đúng là cháy nhà ra mặt chuột! Không có dân tố cáo, ai biết được cán bộ nhũng nhiễu dân ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác như thế này!
Mới đây lại c̣n vụ UBND phường Cổ Nhuế 2 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị người dân phát hiện vào tối 24/6 họ đă tiêu hủy tài liệu liên quan đến thu chi ngân sách nữa. Tiếc là dân không phát hiện được sớm hơn để biết được chi thu ǵ bí mật đến nỗi họ phải thủ tiêu như thế.
Những sự việc này phản ánh một hệ thống lỏng lẻo về kỷ luật, về quản lư tài chính, nơi mà sự vô trách nhiệm và thiếu minh bạch trở thành “b́nh thường”. Trong bối cảnh sáp nhập sắp diễn ra, một câu hỏi lớn được đặt ra: ai sẽ chịu trách nhiệm cho những khoản nợ tồn đọng? Khi đơn vị cũ giải thể, khi con dấu thay tên đổi chủ – th́ người dân biết đ̣i ai, đ̣i ở đâu?
Giải thể không thể đồng nghĩa với xóa nợ. Sáp nhập không thể trở thành lá chắn cho sự vô trách nhiệm. Đây là lúc người dân cần tỉnh táo để nh́n rơ hơn bản chất của hệ thống – nơi mà ḷng tin ngày càng bị bào ṃn bởi những hành vi mập mờ, thiếu minh bạch dưới danh nghĩa cải cách.
Cốt lơi của vấn đề không nằm ở cơ cấu hành chính, mà ở con người – cụ thể là đội ngũ cán bộ được đào tạo từ các “ḷ chính trị cao cấp”. Khi đạo đức công vụ suy thoái, th́ dù cơ cấu tổ chức có tinh giản đến đâu cũng chỉ là thay vỏ mà không đổi ruột.
Nguyên Khôi
__________________
|