CHƯƠNG 4
– Bà con ḿnh thức dậy chuẩn bị đi nghe !
Tiếng giao liên Phẩm đánh thức tôi. Th́ ra trời đă sáng. Chuyến di tiếp tục.
Những ai đi cứ đi, những ai nằm lại cứ nằm. Giao liên rất thích dắt người đi cho trống chỗ tốp mới sẽ tới trám vào, nhưng họ không có quyền bắt người sốt phải ḅ dậy theo họ, cố nhiên rồi.
Dù vậy họ cũng không vui v́ có những ông khách có thể chống gậy đi được mà không chịu đi, cứ nằm ỳ hai ba ngày thậm chí hai ba tuần.
Trong cái thời gian vô tận mà khách tự cho phép này, khách sẽ quấy rầy giao liên vô kể.
Nào đ̣i gạo đ̣i muối, nào hạch hỏi chuyện này chuyện nọ v.v…
Tôi gọi Phẩm đến. Phẩm hỏi ngay :
– Anh có đi không ?
Tôi hỏi lại .
– Có bệnh xá gần đây không Phẩm ?
– Cái ǵ chớ cái đó th́ không .
– Sao kỳ vậy ?
– Em không bao giờ nghe nói người bệnh ở đây được vô bệnh xá .
– Hoàn toàn không có à ? – Tôi gằn giọng.
– Bệnh nhân hoàn toàn tự lực hết cả.
– Không cả bệnh xá cho giao liên các cậu ?
– Không. Thuốc cũng không có cấp phát cho bọn em nữa anh ạ, nói chi bệnh xá. Cứ mỗi đoàn tới em năn nỉ xin được một ít kí-nin để dành.
– Tôi có một cậu bịnh,… cái cậu xin nước trà của ḿnh hôm qua !
– Thấy ổng c̣n khoẻ quá mà !
– Ngó bề ngoài th́ vậy, nhưng bên trong th́ rệu hết rồi. Nó đang mê sảng. Tôi nghi nó bị ác tính quá cậu ạ !
Phẩm nhảy dựng lên :
– Hả ? Ác tính hả ?
– Không, tôi nghi thôi ! Nó nói nhảm từ khuya tới giờ.
Phẩm không nói không rằng . Y như là chẳng quan trọng cái con mẹ ǵ một thằng cán bộ sốt ác tính.
Mạng người ở đây như lá rụng. Lá rụng chỉ bồi thêm cho những gốc cây rừng trở thành cổ thụ. Cổ thụ lại rụng lá phủ gốc ḿnh.
Mỗi cái lá rừng này là một mạng người, một mạng người đổ xuống kê cho chân ghế lănh tụ cao hơn.
Lănh tụ ngồi trên đó đầu đội nón da loe chóp đỏ, vuốt râu le the nh́n những mạng người rụng quanh chân ghế . Nước mẹ ǵ ! Ta là thần thánh.
Phẩm lại nói to :
– Các ông các bà sẵn sàng cả chưa nào ? Đi sớm tới sớm. Nhớ đem nước theo càng nhiều càng tốt .
– Phẩm quay lại tôi
– Này anh, anh biết sau khi anh bắn mấy phát rồi đi có việc ǵ xảy ra trong nhà em không? (Phẩm dùng riêng “nhà.”)
– Việc ǵ ?
– Con khỉ con kêu la quá tay. Nó cứ nhảy choi choi. Có ư muốn theo mẹ nó.
– C̣n con mẹ nó ?
– Đi mất biệt. Máu đổ tùm lum trên n6c lều. Nằm dưới vơng ngó lên thấy như bản đồ năm châu méo mó.
– Bậy quá ! Đáng lẽ tôi không nên bắn mấy phát súng đó .
– Thật t́nh em cũng không muốn nhưng… anh biết tại sao em để anh…
– Tại sao ?
– Để bù đắp cho cái bộ xương nai hụt.
Tôi trở lại Núi :
– Này cậu, cậu cớ cách ǵ giúp thằng bạn tôi không ?
– Cách ǵ bây giờ. Trời kêu ai nấy dạ !
– Thứ sốt này trở nặng nhanh như chớp. Mới qua một đêm mà thằng nhỏ đă mê sảng !
Rồi Phẩm dẫn khách đi, coi như không có chuyện ǵ quan trọng.
Phải, không có chuyện ǵ quan trọng cả. Những ..người đau ốm nằm như thế này đă thường xảy ra quá đỗi nên sự bất thường đó đă trở nên b́nh thường.
Thu đă thức dậy từ lâu. Bộ mặt Thu trông kinh hoàng hơn bao giờ hết. Thu giục tôi:
– Ta đi chiếm chỗ tốt đi anh !
– Chỗ tốt ǵ nữa ?
– Họ đi hết bỏ chỗ trống…
À, tôi nhớ ra rồi. V́ cơn sốt của Núi mà tôi quên khuấy cái chiến thuật đó đi. Thường khi đoàn đến th́ giao liên chỉ trỏ tay bảo :
“ Đóng quân ở đây, mai đi sớm ” hoặc “Nghỉ ba ngày” hoặc “ Đóng ở đây đến khi nào có lệnh mới th́ đi.”
Rồi mạnh ai nấy chạy đi t́m chỗ lấy. Có chỗ tốt có chỗ xấu. Kẻ đi trước giành được chỗ như ư, thằng bết bát đi sau th́ đụng đâu xâu đó lắm khi đoàn quá đông không c̣n chỗ giăng mùng mắc vơng, phải lấn rừng “ tậu ’ nên chỗ mới cho ḿnh.
Bây giờ Thu nhắc tôi mới nhớ ra. Cả ba đứa :
- Hoàng, Ngữ và tôi chẫm răi chia đồ đạc vai vác tay xách lôi thôi lệch thếch đi t́m chỗ tốt và nhất là sát cánh bên nhau để giúp đỡ nhau và để liên kết bảo vệ nhau chống nạn trộm cắp.
Kẻ lạ người quen, cứ hễ đồ đạc hớ cái là bay phéng đi như có cánh.
Riêng Núi th́ chúng tôi phải đem hết tàn lực ra khiêng tới địa điểm mới. chỉ có ba đứa thôi c̣n Thu th́ quảy đồ đạc cũng không nổi, nên tôi bảo không nên rớ tay vào. Rủi cô ta trợt té th́ hỏng cái cổ chân lại nằm báo cô cả tháng nữa là chết một cửa tứ.
Cũng may có sẵn cây đ̣n của ai dùng khiêng đồng đội vứt lại nên khỏi phải đi đốn cây mới. Tôi và Hoàng một đầu vơng, Ngữ khỏe trẻ nhất đoàn chịu một đầu.
Cuối cùng cũng xong. Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn mà.
Tôi chạy lăng xăng hỏi các ông bệnh c̣n nằm rốn lại rải rác khắp vùng đóng quân chừng một cây số bề dài, để hỏi xem có ông bà nào mang ống chích theo không.
Ai a cũng đều lắc đầu và mỗi người pha tṛ mỗi kiểu.
– Ống nứa th́ có, có mượn th́ tôi cho !
– Có, nhưng cái ống của tôi khi to khi bé, gần đây th́ teo mất rồi.
– Đập ra uống mau hơn chích, mà khỏi đau, lại khỏi nấu nước luộc ống mất công!
Tôi cáu quá, nhưng nếu ḿnh nổi cáu th́ ḿnh lại càng lố bịch hơn những câu trả lời lố bịch kia. Thấy tôi hầm hầm, Hoàng đă không vui vẻ lại c̣n càu nhàu :
– Tao đă bảo mày là xui lắm mà !
– Cái ǵ xui chớ ?
– Bắn con khỉ mẹ !
– Chậc ! Cái ông này sao ông duy tâm thế hả !
– Tao duy vật chớ đâu có duy tâm mày. Bắt con khỉ con nhử con khỉ mẹ là duy tâm à ? Khỉ là con vật chứ đâu phải là mông lung không sờ mó được.
May quá, tiếng rên của Núi vọt lên cắt đứt đối thoại suưt xảy ra thành khẩu chiến lăng nhách. Chúng tôi chạy đến.
Mặt Núi đỏ như trái đào, mắt nhắm tít. Tôi đưa tay trước mũi, nghe như hai ống khói nhà máy xi măng Hải Pḥng,
“lỗ mũi của Tổ quốc” thở ph́ pḥ.
– Thế này th́ nguy rồi anh ạ !
– Núi, Núi ? – Hoàng lay gọi.
Núi vẫn thở è è, không mở mắt cũng không tỏ vẻ c̣n cảm giác. Mồm lại nói lảm nhảm nhưng không có câu dài (mặc dù vô nghĩa hoặc phản nghĩa nhau) như hồi tối nữa.
Bây giờ nó chỉ kêu lên hoặc la hai ba tiếng “
ối giời ơi ! Bố mẹ ơi ! Nào ta đi… ” rồi tắt lịm.
– Chắc là bị sốt rồi !
– Sốt ác tính ?
Ba thằng đàn ông nh́n nhau.
***