View Single Post
Old 05-25-2025   #12
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Jan 2005
Posts: 35,193
Thanks: 29,948
Thanked 20,451 Times in 9,369 Posts
Mentioned: 163 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 812 Post(s)
Rep Power: 85
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

BỘ CÔNG AN ĐỀ XUẤT VỀ THỦ TỤC BẮT NGƯỜI KHẨN CẤP ĐỂ DẪN ĐỘ
Sáng 24/5, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, trình Quốc hội dự án Luật Dẫn độ, trong đó bổ sung quy định mới về trình tự, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu dẫn độ của nước ngoài.
Theo dự thảo, nếu bên yêu cầu là quốc gia đã ký điều ước quốc tế về dẫn độ với Việt Nam, việc bắt người sẽ thực hiện theo Bộ luật Tố tụng hình sự.
Văn bản yêu cầu bắt khẩn cấp phải nêu rõ lý do, mục đích, thông tin về tội danh và khung hình phạt.
Trường hợp quốc gia yêu cầu chưa ký điều ước về dẫn độ, việc bắt người vẫn tuân theo quy định tố tụng hình sự hiện hành.
Đáng chú ý, dự luật cũng quy định xử lý tình huống nước ngoài từ chối yêu cầu dẫn độ của Việt Nam.
Theo đó, cơ quan lập yêu cầu dẫn độ sẽ chuyển sang đề nghị tương trợ tư pháp về hình sự, đề xuất Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao chuyển hồ sơ để nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật tương trợ tư pháp.
Theo đánh giá của cơ quan thẩm tra, việc chuyển hồ sơ là cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa và gia tăng tội phạm xuyên quốc gia, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm.
Tuy nhiên, Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho rằng, với trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam, cần đánh giá kỹ về tính khả thi và tác động thực tiễn.
Đối với hình phạt tử hình, vốn yếu tố mà nhiều quốc gia từ chối việc dẫn độ về Việt Nam, dự thảo luật quy định Việt Nam có thể chấp thuận không áp dụng hoặc không thi hành án tử hình theo yêu cầu từ nước ngoài.
Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho rằng quy định này giúp tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi cho công tác dẫn độ, đặc biệt với các quốc gia đã bãi bỏ án tử.
Trong thời gian qua, một số vụ án tại Việt Nam đã phải xét xử vắng mặt do người phạm tội đã bỏ trốn. Chẳng hạn, trong vụ án xảy ra tại công ty AIC, Bộ Công an đã truy nã bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Tòa án cũng đã xét xử và tuyên các án tù với bà này.
Vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, Bộ Công an cũng đã khởi tố và truy nã lãnh đạo công ty này là ông Nguyễn Công Minh.
Một trong những vụ án bắt người gây tranh cãi là ông Trịnh Xuân Thanh, được cho là đã bị lực lượng an ninh Bộ Công an “bắt cóc” tại Đức nhưng lại trở về “đầu thú” với nhà chức trách ở Việt Nam.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04254 seconds with 9 queries