Cả tiết học, nam giảng viên không dám nh́n thẳng về phía nữ sinh ăn mặc "thiếu vải". Không chỉ thầy giáo, các sinh viên nam cũng "không thể ngồi yên".
Giảng viên cũng đỏ mặt
Sinh viên diện váy ngắn, áo hở hay những bộ đồ xuyên thấu, trễ vai,… không c̣n là h́nh ảnh lạ tại nhiều trường đại học. Thực tế này đă khiến hàng loạt trường đại học gần đây phải "mạnh tay" ban hành các quy định nhằm chấn chỉnh t́nh trạng trang phục "thiếu vải" khi đến giảng đường.
Tuy nhiên, bộ quy định này cũng vấp phải không ít ư kiến trái chiều từ phía sinh viên. Bên cạnh những người đồng t́nh với việc siết chặt kỷ luật, một bộ phận sinh viên lại cảm thấy "ngộp thở" và cho rằng quy định mới quá khắt khe, chẳng khác nào thời học sinh phổ thông.
Chia sẻ về t́nh huống "dở khóc dở cười", một giảng viên tại trường đại học công lập ở quận 3 thẳng thắn: "Thật ḷng mà nói, đă không ít lần tôi cảm thấy ngại đỏ mặt v́ cách ăn mặc có phần "thiếu vải" của sinh viên nữ như váy ngắn, áo trễ cổ... Cả buổi dạy đó, tôi thấy các bạn nam liên tục nh́n bạn nữ đó rồi cười. Tôi cũng không dám nh́n về hướng đó".
Từ đó, giảng viên này cho rằng môi trường sư phạm cần sự nghiêm túc và trang trọng nhất định.
ThS Vơ Thanh Dũ, giảng viên Trường Đại học Mở TPHCM, bày tỏ quan điểm: "Việc sinh viên ăn mặc là quyền tự do cá nhân, nhưng sự tự do đó cần nằm trong khuôn khổ. Những trang phục như áo hai dây, váy quá ngắn, đồ hở hang, mỏng… rơ ràng là không phù hợp với môi trường giáo dục".
Ông Dũ cho rằng, quy định về trang phục là cần thiết để giáo dục sinh viên về nề nếp và tác phong gọn gàng khi đến trường.
"Mặc dù không nhất thiết phải quá g̣ bó như bậc phổ thông, nhưng phải có giới hạn. Không thể để t́nh trạng muốn mặc ǵ th́ mặc", ông nhấn mạnh.
Vị giảng viên này cũng chia sẻ kinh nghiệm bản thân: "Tôi từng nhẹ nhàng yêu cầu một vài sinh viên về thay trang phục phù hợp hơn trong buổi học đầu tiên. Rất may là sau đó, các em đều ư thức được và luôn xuất hiện với vẻ ngoài đàng hoàng, chỉn chu".
Đối với sinh viên nam, ông Dũ cho rằng nên khuyến khích các bạn ăn mặc lịch sự, áo có cổ và bỏ áo trong quần.
"Việc này dần dần h́nh thành cho các em một lối sống và tác phong chuyên nghiệp. Hăy nh́n những nam thần trên phim ảnh, họ luôn xuất hiện với vẻ ngoài lịch lăm", ông dẫn chứng.
Tuy nhiên, ThS Vơ Thanh Dũ cũng lưu ư rằng không nên áp đặt một cách cứng nhắc. "Đôi khi, nếu ḿnh cho các em thấy được cái đẹp của sự lịch sự, các em sẽ tự nguyện làm theo," ông nói.
Dù vậy, vị giảng viên cũng khẳng định đối với một số ngành đặc thù như y tế hay sư phạm, việc có quy định cứng về trang phục để đảm bảo sự chuẩn mực là điều bắt buộc.
"Nh́n chung, trong môi trường giáo dục vẫn cần có những quy định nhất định. Có những bạn mặc mà không biết bản thân có ngại không, nhưng người nh́n thấy lại ngại," ông Dũ thẳng thắn bày tỏ.
Tôn trọng cá tính nhưng cần lịch sự
Cùng quan điểm, cô giáo Nguyễn Thuyên, giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ, Thái B́nh, nhấn mạnh học sinh, sinh viên và cả giáo viên khi đến trường đều nên ăn mặc có chuẩn mực.
"Dĩ nhiên, với sinh viên th́ không đến mức quá khắt khe như học sinh THPT, nhưng những kiểu áo mỏng, bó sát, chân váy quá ngắn, quần đùi hay áo trễ cổ đều không phù hợp. Chúng ảnh hưởng không tốt đến môi trường giáo dục và học tập", cô Thuyên nhận định.
Cô cũng phân tích thêm về yếu tố tâm lư khi sinh viên đang ở độ tuổi tâm sinh lư phát triển rất mạnh. Cách ăn mặc gợi cảm quá mức có thể thu hút ánh nh́n không cần thiết và phần nào ảnh hưởng đến tâm lư của các bạn khác.
Để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, các giáo viên cho rằng trường đại học cần có cách tiếp cận mềm mỏng và hợp lư. Một trong những gợi ư được đưa ra là quy định trang phục theo từng dịp, ví dụ trang phục lịch sự cho các buổi lên lớp và thoải mái hơn cho các hoạt động ngoại khóa.
Bên cạnh đó, các trường cần giải thích rơ ràng mục đích của quy định, nhấn mạnh việc xây dựng môi trường học đường văn minh, lịch sự thay v́ bảng quy định cứng nhắc. H́nh thức xử lư vi phạm cũng cần phù hợp, ưu tiên nhắc nhở, yêu cầu thay trang phục thay v́ các biện pháp kỷ luật nặng nề như trừ điểm hay kỷ luật.
Về phía sinh viên, các thầy cô cũng kỳ vọng sự tôn trọng đối với quy định của nhà trường, hiểu rằng những quy định này được đưa ra v́ mục tiêu chung. Đồng thời, sinh viên cũng được khuyến khích thể hiện cá tính riêng thông qua việc lựa chọn trang phục lịch sự nhưng vẫn mang đậm dấu ấn cá nhân.
Việc tích cực đóng góp ư kiến xây dựng trong các cuộc đối thoại với nhà trường cũng cần được tăng cường để t́m ra tiếng nói chung và những quy định phù hợp nhất.
VietBF@ sưu tập
|
|