R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Nov 2006
Posts: 29,602
Thanks: 28,824
Thanked 19,079 Times in 8,645 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 779 Post(s)
Rep Power: 77
|
PHẦN 15.
“Không có kẻ thù mãi mãi, không có bạn bè mãi, chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi “
Winston Leonard Spencer-Churchill.
TRÁI ĐẮNG TOÀN CẦU HÓA.
-BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – VỤ LỪA ĐẢO THẾ KỶ.
Chúng ta bắt đầu câu chuyện này từ Trung Quốc.
Trung Quốc hiện là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới , với tỷ lệ phát thải toàn cầu gần 31% vào năm 2020.
Điều này không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc LÀ THỊ TRƯỜNG THÉP LỚN NHẤT THẾ GIỚI, VỚI MỨC TIÊU THỤ HÀNG NĂM VƯỢT QUÁ 800 TRIỆU TẤN và xuất khẩu 67,32 triệu tấn vào năm 2022.
Gần một nghìn triệu tấn thép được sản xuất đã dùng một nguồn năng lượng khổng lồ các nhiên liệu hóa thạch từ dầu mỏ và than…
Trung Quốc cũng là quốc gia sản xuất nguyên tố đất hiếm với sản lượng 70% toàn cầu.
Đây là lý do Trung Quốc phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Năm 2021, Trung Quốc thải 14,3 tỷ tấn CO2 tương đương (CO2e - đơn vị đo tất cả các khí nhà kính), theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Posdam.
Than đóng góp lớn nhất vào lượng khí thải CO2 của Trung Quốc vì có vai trò lớn trong sản xuất điện. Gần 50% lượng khí thải CO2 đến từ ngành điện, trong khi đó, khoảng 60% sản lượng điện của nước này vẫn phụ thuộc vào than, theo IEA. Công nghiệp chiếm khoảng 36% lượng khí thải carbon, vận tải chiếm 8% và xây dựng khoảng 5%.
Có vẻ đây là một nghịch lý Trung Quốc cũng là nhà sản xuất và xuất khẩu pin mặt trời, ô tô điện, tua- bin gió lớn nhất thế giới.
Đến tháng 6 năm 2022, Trung Quốc có gần 10 triệu xe năng lượng mới (NEV), bao gồm xe điện chạy bằng pin, xe hybrid cắm điện và xe chạy bằng pin nhiên liệu, chiếm hơn một nửa tổng số ước tính 16 triệu xe của thế giới.
Nhưng không có nghịch lý nào, đây là một vòng tròn khép kín vì pin mặt trời, ô tô điện, tua- bin gió là những thứ được tạo ra từ các nguyên liệu, vật liệu, trong đó có thép cũng như các nguyên tố hiếm – Vòng tròn cung ứng, sản xuất, chế tạo này chính là nguyên nhân Trung Quốc thải ra lượng CO2 lớn nhất thế giới.
Thực tế như vậy, nhưng Trung Quốc đã đệ trình Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) theo Thỏa thuận Paris, trong đó cam kết đạt đỉnh phát thải carbon vào năm 2030. Trước hội nghị khí hậu COP26 của Liên hợp quốc vào tháng 11 năm 2021, Trung Quốc đã đệ trình NDC cập nhật, nhắc lại mục tiêu trước đó về đạt đỉnh phát thải và chính thức xác nhận mục tiêu mới là trở thành trung hòa carbon vào năm 2060.
Ngày 22/9/2020, phát biểu tại phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 75, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố, nước này đặt mục tiêu phát thải CO2 đạt đỉnh vào trước năm 2030 và sau đó đưa về 0 trước năm 2060. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra kế hoạch cụ thể để đạt được mức phát thải về 0.
Điều này khiến người ta đặt ra câu hỏi, đến năm 2060 những thiết bị công nghệ tạo ra năng lượng sạch sẽ sử dụng nguồn nguyên, nhiên liệu gì để chế tạo ra nó? Câu trả lời thực sự không có lời giải đáp, bất cứ công nghệ hiện đại đến đâu để chế tạo nó vẫn cần phải có vật liệu từ khai thác tài nguyên và để tạo ra nó vẫn cần nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch.
Và việc tạo ra các tấm pin mặt trời, pin điện cho động cơ ô tô, tua bin gió đang đẩy thế giới lệ thuộc vào Trung Quốc vào cuộc chạy đua vì một nền “kinh tế xanh” trở thành vấn đề bị tranh cãi nhiều nhất. Nó có thể chấm dứt các thảm họa thiên nhiên do Hiệu ứng lồng kính?
Việc trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính được các báo cáo khoa học đưa ra với một tần suất dày đặc trên tất cả các diễn đàn của các tổ chức quốc tế một cách đáng ngờ.
Họ đưa ra các bằng chứng tầng oZon bị mỏng đi, thậm chí bị chọc thủng từ hai nguyên nhân:
- Nguyên nhân đầu tiền và được xác định là sản xuất ra tủ lạnh ở trên thế giới. Trong tủ lạnh có dung dịch Freon khi bay lên sẽ có thể sẽ biến thành thể khí, chất này bay vào tầng ozon ở khí quyển sẽ phá vỡ đi kết cấu của tầng ozon cũng như làm giảm đi nồng độ của khí quyển ozon.
- Nguyên nhân thứ hai là sự xuất hiện của chất thải công nghiệp đặc biệt là khí CO2, NO…
Hậu quả là nhiệt độ khí quyển tăng lên, tạo ra biến đổi khí hậu với những hậu quả về thiên tai bão lụt, khô hạn, nước biển dâng cao do sự tan băng ở Bắc cực, cũng như sự ô nhiễm môi trường tác động đến sức khỏe con người và các hiện tượng này được đặt tên là El Nino và La Nina…
Điều này dẫn đến một sự hoảng loạn thực sự với sự ra đời của nhiều tổ chức chống biến đổi khí hậu và là trọng tâm trong mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới.
Các nhà lãnh đạo thế giới thường xuyên gặp gỡ trong các diễn đàn, hội nghị dẫn đến việc thành lập các tổ chức quốc tế về chống biến đổi khí hậu.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu là một hội nghị thường niên tổ chức trong khuôn khổ Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC). Các hội nghị này là nơi họp mặt chính thức của các Bên tham gia UNFCCC (Hội nghị các bên, COP) để đánh giá quá trình đương đầu với biến đổi khí hậu, và bắt đầu vào giữa thập niên 90…
Mặc dù có nhiều tuyên bố và cam kết nhưng rõ ràng các hội nghị này bị lợi dụng mang tính tuyên ngôn chính trị mà không có chế tài nào được thực hiện, đặc biệt là Trung Quốc kẻ thải khí CO2 nhiều nhất, cam kết mạnh nhất nhưng Trung Quốc không đóng một xu nào vào quỹ khí hậu toàn cầu với một lý lẽ “Nước đang phát triển” không phải là siêu cường kinh tế.
Và chúng ta có quyền nghi ngờ nghịch lý này.
Tại sao các quốc gia khác làm ngơ với Trung Quốc, lạ kỳ thay trong đó có cả Mỹ, và các nước phương Tây?
Đây là một sự bịp bợm mang tính toàn cầu của các nước lớn với phần còn lại của các nước khác trên thế giới - sự cấu kết của các tài phiệt trên khắp thế giới với đảng cộng sản Trung Quốc trong những mưu toan với lợi ích trước mắt để cùng nhau bóc lột các quốc gia yếu thế, biến hàng tỷ người thành nạn nhân của cái gọi là Chủ nghĩa xã hội toàn cầu, thông qua sự tha hóa các chính trị gia bằng những đồng tiền bẩn thỉu.
Mỹ và phương Tây không muốn trở thành các quốc gia ô nhiễm, không muốn mình trở thành những quốc gia thải khí CO2 họ sẵn sàng dung túng cho Trung Quốc và đầu tư vào quốc gia này.
Đây chính là nguyên nhân khiến họ im lặng và cổ vũ cho các kế hoạch chống biến đổi khí hậu, biến Trung Quốc thành công xưởng sản xuất với việc lạm dụng các nhiên liệu hóa thạch và khai thác vô tội vạ tài nguyên khoáng sản ở quốc gia này.
Trung Quốc muốn vượt mặt Mỹ và phương Tây họ chấp nhận là công xưởng của thế giới.
Là một nước độc tài, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải quan tâm đến sức ép của dân chúng họ sẵn sàng làm tất cả phục vụ cho lợi ích đảng… để đổi lấy những đồng ngoại tệ cho tham vọng bành trướng của họ.
Khi họ đã đủ sức mạnh họ sẽ chuyển vai trò nạn nhân thành thủ phạm khi đầu tư vào các quốc gia khác, biến những quốc gia này lại trở thành kẻ thải khí CO2 thay họ, và sáng kiến “Một vành đai, một con đường” hay “Cộng đồng chung vận mệnh, hướng tới tương lai” là những chiến lược cho tham vọng của họ.
Chống biến đổi khí hậu với khẩu hiệu “Kinh tế xanh” cùng những chiến dịch truyền thông về thảm họa của Hiệu ứng lồng kính được thực hiện bởi những báo cáo của các nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu có uy tín sống bằng tiền tài trợ của các chính phủ đã đánh vào tâm lý người tiêu dùng, công cụ chính trị của các chính trị gia để quảng cáo cho một xã hội sạch đẹp là đòn bẩy sản xuất sản phẩm không dùng năng lượng hóa thạch đã đem đến lợi ích cho Trung Quốc không những về kinh tế mà hình ảnh tử tế của quốc gia này.
Trên thực tế việc thải khí lồng kính sẽ không bao giờ thuyên giảm trên toàn cầu, nó chỉ chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ nước phát triển sang nước kém phát triển, nếu động lực phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết thể hiện sức mạnh và chủ nghĩa tiêu dùng là đòn bẩy được cổ vũ mà không có chính sách tiết kiệm và chia sẻ rủi ro giữa các quốc gia, và trong cộng đồng xã hội…
Với những lợi ích trước mắt, cùng với những thủ đoạn chính trị của các chính trị gia, Biến đổi khí hậu chỉ là công cụ bẩn thỉu để thực hiện tham vọng của họ.
(Còn tiếp)
__________________
|