“Khi viên đạn xuyên qua một người lính Dù thuộc bên nào đi chăng nữa, thực ra nó đă xuyên qua trái tim của một người Mẹ. Tại sao lại ăn mừng chiến thắng? Những người thua trận chẳng phải là đồng bào của chúng ta hay sao?”
Câu nói rất nhân văn của Abraham Lincoln – vị tổng thống đă đưa nước Mỹ vượt qua cuộc nội chiến đẫm máu – mang một thông điệp vượt thời gian và không gian: trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, dù ai thắng ai thua, người đau đớn nhất vẫn là nhân dân, là những người mẹ mất con, những gia đ́nh mất người thân…
Cuộc chiến Nam - Bắc ở Hoa Kỳ xưa kia không khác mấy cuộc chiến ư thức hệ tại Việt Nam. Và cũng giống như Lincoln, những ai từng trải qua chia rẽ và đổ máu dân tộc đều hiểu rằng không có chiến thắng thực sự nào khi kẻ bại trận cũng là máu mủ, là đồng bào. Vậy th́ tại sao phải ăn mừng?
Ngày 30/4/1975, cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam Việt Nam – một biến cố đau thương mà họ gọi là “ngày giải phóng”. Nhưng đối với hàng triệu người dân miền Nam, đó là Ngày Quốc Hận – ngày đánh dấu sự sụp đổ của tự do, ngày miền Nam Việt Nam chính thức rơi vào tay một chế độ độc tài toàn trị. Ngày hàng triệu gia đ́nh tan nát, hàng trăm ngàn người bị đày vào trại cải tạo, hàng trăm ngàn khác bỏ mạng giữa biển khơi khi t́m đường vượt biên đi t́m tự do.
Đă là đồng bào th́ dù khác chiến tuyến, máu vẫn cùng đỏ, nước mắt vẫn cùng mặn. Một dân tộc không thể thực sự ḥa hợp nếu cứ ăn mừng chiến thắng trên sự đau thương của một nửa c̣n lại.
Ngày 30/4 không thể là ngày hội, ngày vui của ai đó. Đúng hơn, đó là ngày tưởng niệm, là lời nhắc nhở rằng: muốn có tương lai, phải đối diện với quá khứ – bằng sự thật, công lư và ḷng nhân từ.
Kiều Hân Nguyễn
30/4/2025
__________________
|