TINH GIẢN BỘ MÁY – HAY MỞ RỘNG ĐẶC QUYỀN CỦA “CÔNG DÂN HẠNG NHẤT”?
Công chức hay người lao động, đă là công dân th́ phải b́nh đẳng trước pháp luật, trước Luật Lao động. Không thể có chuyện đặc quyền đặc lợi cho một nhóm người đang được nuôi bằng tiền thuế của toàn dân, trong khi phần c̣n lại của xă hội phải c̣ng lưng gánh chịu hệ thống.
Mới đây, báo chí đưa tin về đề xuất gây tranh căi từ Bộ Nội vụ:
"Công chức có thể được nghỉ để làm thủ tục nhà đất, giấy phép lái xe, đi khám bệnh…"
Thậm chí c̣n được làm việc từ xa khi chăm sóc con nhỏ, cha mẹ già, nhận con nuôi...
Trong khi đó, người dân – những người đóng thuế để nuôi công chức – lại bị chính bộ máy này “hành là chính”.
Đi làm giấy tờ th́ mất ngày công, chen chúc, bị yêu cầu bổ sung vô số giấy tờ, kư tá ṿng vo. Thế nhưng giờ công chức lại được đề xuất nghỉ để làm những việc… dân đang bị hành bởi chính họ!
Nếu thủ tục hành chính đang rườm rà, mất thời gian, th́ phải cải cách hệ thống, chứ không thể lấy lư do đó để tăng thời gian nghỉ cho công chức. Đó là ngụy biện trá h́nh, biến một cái lỗi hệ thống thành một cái quyền đặc thù cho bộ máy vận hành lỗi.
Đề xuất này một lần nữa cho thấy:
Tại Việt Nam, công chức là công dân hạng nhất, c̣n người dân chỉ là hạng bét.
Đất nước đă nghèo, vậy mà vẫn phải è cổ nuôi một bộ phận sống bằng "thông lệ quốc tế, đặc thù quốc gia"!
Thời gian qua, Bộ Nội vụ liên tiếp tung ra những đề xuất “hợp ư Đảng – trái ḷng dân”.
Trong bối cảnh người dân đang bị ép xác thực tài khoản mạng xă hội, th́ đây lại là một kiểu chiêu tṛ mặc cả chính sách:
Đưa ra đề xuất cực cao, để rồi bàn lui, hạ xuống chút ít và được gọi là “linh hoạt”, “thấu hiểu”. Nhưng sau đó lại đưa tiếp những ưu đăi mới, cao hơn hẳn hiện hành. Một chiến lược cài cắm dần dần, tạo thói quen "b́nh thường hóa đặc quyền". Giảm người – tăng đặc quyền – và hợp thức hóa sự phân biệt đối xử giữa người phục vụ và người bị phục vụ?
Hạnh Nhân
__________________
|