R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Nov 2006
Posts: 29,592
Thanks: 28,816
Thanked 19,060 Times in 8,629 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 779 Post(s)
Rep Power: 77
|
PHẦN 12.
“Không có kẻ thù mãi mãi, không có bạn bè mãi, chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi “
Winston Leonard Spencer-Churchill.
TRÁI ĐẮNG TOÀN CẦU HÓA.
-NGUỒN GỐC CỦA TOÀN CẦU HÓA.
Mặc dù nghiên cứu về các hiện tượng toàn cầu có từ đầu thế kỷ XV, khái niệm toàn cầu hóa đã trở thành một phần không thể thiếu trong công trình của những người nghiên cứu thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh từ nhiều góc độ chuyên ngành khác nhau, bao gồm kinh tế, xã hội học, khoa học chính trị và quan hệ quốc tế, trong số những góc độ khác.
Sự kết thúc của hệ thống lưỡng cực dựa trên sự cạnh tranh về ý thức hệ giữa khối phương Tây tự do và khối cộng sản Liên Xô đã khuyến khích nhiều học giả tuyên bố rằng thế giới đang bước vào một "kỷ nguyên mới" do toàn cầu hóa dẫn đầu.
Một tác phẩm nổi tiếng đã phổ biến thuật ngữ "toàn cầu hóa" có tựa đề The Lexus and the Olive Tree và được chấp bút bởi một nhà báo, Thomas Friedman, người đã định nghĩa toàn cầu hóa là sự thiết lập và tăng cường - đặc biệt là kinh tế - sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia khác nhau, theo ý kiến của ông, sẽ góp phần ngăn ngừa các cuộc xung đột bạo lực.
-NHỮNG THẾ LỰC NÀO ỦNG HỘ TOÀN CẦU HÓA?
Học thuyết Toàn cầu hóa bắt đầu từ Mỹ và Phương Tây được các ông chủ tập đoàn kinh doanh lớn ủng hộ, việc Toàn cầu hóa sẽ mang đến thị trường rộng lớn trên toàn thế giới mà ít có rào cản về chính trị và các vấn đề xã hội khác liên quan đến thể chế nhà nước, tôn giáo, sắc tộc, chủ quyền…
Điều đáng ngạc nhiên hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm các quốc gia cộng sản, độc tài còn tồn tại sau biến cố Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ cũng nhiệt thành ủng hộ, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam trong những thập kỷ 80 của thế kỷ trước – Nhu cầu mở cửa, hội nhập để thoát khỏi nền kinh tế bị đổ vỡ dẫn đến mất chế độ đã khiến họ phải hội nhập với kinh tế thế giới.
-TOÀN CẦU HÓA TRONG CÁI ĐẦU CỦA CÁC CHÍNH TRỊ GIA.
Các chính trị gia ở Mỹ và phương Tây không phải là những người khai sáng ra học thuyết Toàn cầu hóa, nó đến từ các nhà nghiên cứu về kinh tế và được giới tài phiệt biến nó thành hiện thực trong nhu cầu phát triển thị trường.
Điều này trở thành hướng đi và động lực cho các chính trị gia đưa ra quan điểm trong quá trình tranh cử của những người theo xu hướng chính trị cảnh tả ở Mỹ và Châu Âu. Ở Mỹ bắt đầu từ thời kỳ tổng thống Nixon, nhưng Bill Clinton, Obama, Biden mới là những người ủng hộ Toàn Cầu hóa một cách rõ nét nhất. Ở châu Âu còn mạnh mẽ hơn hầu hết các chính trị gia hàng đầu, các nhà lãnh đạo EU đều coi Toàn cầu hóa là bước đi không thể ngăn cản trong xu thế phát triển.
Trong khi đó phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Nga, Việt Nam các nhà lãnh đạo độc tài đã coi Toàn Cầu hóa là cơ hội không những để thoát khỏi tụt hậu, còn là cơ hội để ăn cắp công nghệ, truyền bá văn hóa tư tưởng cũng như tha hóa và lũng đoạn các chính trị gia ở Mỹ và phương Tây, đến một lúc nào đó đủ mạnh sẽ thực hiện những mưu đồ bá chủ và tranh giành ngược lại thị trường- Biến thế giới trở thành đa cực là bước đi đầu tiên, sau đó là hai cực và một cực thay thế sự thống trị của Mỹ.
-LỢI ÍCH CỦA TOÀN CẦU HÓA.
Dựa trên những tiến bộ trong công nghệ - đặc biệt là trong các lĩnh vực truyền thông và vận tải - và xu hướng chuẩn hóa toàn cầu, thúc đẩy các tác nhân kinh tế đa quốc gia chuyển đổi thành các tác nhân toàn cầu. Điểm phân biệt một tập đoàn hoặc thị trường toàn cầu với một tập đoàn hoặc thị trường đa quốc gia là quan niệm của tập đoàn hoặc thị trường toàn cầu về thế giới được kết nối với nhau thay vì bị chia thành các cộng đồng riêng biệt, bị ràng buộc về mặt lãnh thổ. Nói cách khác, một tập đoàn toàn cầu hoạt động như thể thế giới là một nơi duy nhất vượt ra ngoài những khác biệt về mặt kinh tế và xã hội ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương.
Điều này tạo ra cho các nước kém phát triển tiếp cận với các dòng vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập, cũng như phát triển hạ tầng cơ sở, có cơ hội tiếp cận, học hỏi, đón đầu các nền công nghệ hiện đại để có thể áp dụng ngay vào quá trình phát triển sản xuất, kinh tế.
Toàn cầu hóa tạo ra cơ hội cho người dân được tiếp cận với ánh sáng văn minh, hiểu biết về cơ cấu vận hành của các nhà nước tự do, dân chủ và các giá trị quyền con người được thực hiện và bảo vệ từ luật pháp thông qua các tổ chức xã hội, qua bầu cử tự do… là cơ hội được ra nước ngoài học hành, làm việc và cư trú…
TRÁI ĐẮNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ.
Nhưng đó chỉ là những gì bên ngoài khi chúng ta chứng kiến sự thay da, nhưng không đổi thịt của Toàn cầu hóa, và mục đích Toàn cầu hóa không phải là một học thuyết thay đổi thế giới theo hướng đại đồng, nó là một âm mưu có sự cấu kết của thế giới ngầm và những người theo xu hướng cánh tả ở Mỹ và phương Tây cùng với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đã dàn dựng để biến họ trở thành những ông chủ thực sự thống trị thế giới.
Toàn cầu hóa chỉ là công cụ của những người theo chủ thuyết CNXH của Marx muốn xây dựng một CNXH toàn cầu – Một học thuyết Marx được nâng cấp có sự tham gia của những kẻ rất nhiều tiền được gọi là các tư bản đỏ, và các tư bản chấp nhận sự tồn tại trong sự bảo kê của các nhà nước độc tài…
Trong số tiếp theo sẽ đề cập đến bản chất thật của Toàn cầu hóa và mối nguy hại với loài người của nó như thế nào.
(Còn tiếp)
__________________
|