Thế giới hôm nay không đơn thuần chia năm xẻ bảy mà được chống đỡ trên một thế chân vạc vững chăi, gồm ba cường quốc là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga. Đây là ba trụ lớn của chính trị toàn cầu. Nếu một trong ba bị suy yếu, hoặc hai trong số đó bắt tay nhau, cán cân quyền lực sẽ nghiêng hẳn về một phía và phần thiệt tḥi lớn nhất sẽ thuộc về nước c̣n lại. Đó là quy luật địa chính trị không thay đổi từ sau Thế chiến thứ hai.
Tổng thống Donald Trump là người thấu hiểu sâu sắc quy luật ấy. Ông không nh́n thế giới như một chuỗi sự kiện rời rạc, mà như một bàn cờ nơi từng nước đi đều mang hệ lụy lâu dài. Trong thế cờ hiện tại, Trung Quốc đang âm thầm lôi kéo Nga về phía ḿnh bằng lợi ích kinh tế và hỗ trợ quốc pḥng. Sau ba năm chiến tranh, Nga trở nên cạn kiệt cả về quân sự lẫn tài chính, buộc phải dựa vào Bắc Kinh để tồn tại. Thế chân vạc đang nghiêng về phía Á Đông, đe dọa vị trí siêu cường của Hoa Kỳ.
Từng có lúc chính quyền Tổng thống Trump chủ trương ḥa giải Nga và Ukraine, nhằm kéo Nga ra khỏi ṿng tay Trung Quốc. Phó Tổng thống J D Vance đă thể hiện lập trường rơ rệt khi ngăn chặn các gói viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine, với mục tiêu không đẩy Nga vào thế tuyệt vọng và buộc phải nương tựa Trung Quốc. Đó là một chiến lược khôn ngoan nhằm giữ thế cân bằng trong trục chân vạc toàn cầu. Tuy nhiên, khi chiến cuộc kéo dài và Nga ngày càng lệ thuộc vào Bắc Kinh, Tổng thống Trump lập tức thay đổi chiến lược. Ông hiểu rằng ưu đăi cho Nga lúc này không c̣n đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ v́ Nga đă nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.
Và như một kỳ thủ lăo luyện, Tổng thống Trump không đánh vào quân cờ yếu, mà tung đ̣n thẳng vào tay điều khiển thế trận, đó là Bắc Kinh. Ông áp thuế nhập khẩu lên đến một trăm hai mươi lăm phần trăm đối với hàng hóa Trung Quốc, có hiệu lực ngay tức khắc. Trong khi đó, ông tạm dừng áp thuế trong chín mươi ngày đối với hơn bảy mươi lăm quốc gia khác, nhằm tạo điều kiện cho đối thoại và củng cố liên minh. Một mũi tên trúng nhiều đích. Vừa làm suy yếu kinh tế Trung Quốc, vừa kéo các quốc gia khác về phía Hoa Kỳ. Tổng thống Trump đă khéo léo chia rẽ thế liên minh Á Nga, làm chậm lại tiến tŕnh h́nh thành một khối chống Mỹ.
Không những vậy, ông c̣n ra tay đúng lúc. Khi Trung Quốc vừa gượng dậy sau đại dịch COVID, chưa hồi phục hoàn toàn, th́ đ̣n thuế bất ngờ giáng xuống. Hàng triệu doanh nghiệp nhỏ vốn sống nhờ vào xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ phá sản. Kinh tế nội địa Trung Quốc sẽ rơi vào hỗn loạn. Bắc Kinh buộc phải quay về đối phó khủng hoảng trong nước thay v́ khuếch trương tham vọng toàn cầu.
Tuần qua, Trung Quốc điều động chín mươi ba chiến hạm bao vây Đài Loan, áp sát Úc Châu và cả kênh đào Panama. Đó không chỉ là phô trương sức mạnh mà c̣n là lời cảnh báo cho toàn thế giới về dă tâm bá quyền. Tổng thống Trump nh́n thấy mối hiểm họa đó từ rất sớm. Ông hiểu rằng nếu Trung Quốc kiểm soát Đài Loan, Hoàng Sa, Trường Sa và các tuyến hải hành trọng yếu th́ không chỉ Đông Nam Á mà cả trật tự thế giới sẽ sụp đổ.
Và chính trong thời khắc đó, Tổng thống Trump chọn cách ra tay không bằng quân đội, mà bằng kinh tế. Không một binh sĩ phải đổ máu. Không một tàu chiến phải khai hỏa. Nhưng hiệu quả đạt được lại có thể giữ vững ḥa b́nh toàn cầu trong một giai đoạn quyết định.
Tổng thống Trump không phải một chính khách tầm thường. Ông là một kỳ thủ nh́n xa trông rộng, tính từng nước đi cho cả thế giới. Trong thế trận hỗn loạn, ông giữ cho trục chân vạc không nghiêng hẳn về phía độc tài. Ông dám hành động khi người khác chỉ biết tuyên bố. Và ông chọn giải pháp cứng rắn đúng thời điểm khi lịch sử cần một người biết nói không với sự thỏa hiệp vô nghĩa.
__________________
|