Thuế quan dẫn đến thảm họa
DONALD TRUMP ĐƯA THẾ GIỚI TRỞ LẠI NHỮNG NĂM 1930
nt-v, Hannes Vogel, 05.04.2025
Ngày Giải Phóng là một bước ngoặt lịch sử: Tổng thống Hoa Kỳ không làm ǵ hơn là chôn vùi nền thương mại tự do thế giới. Mà nền thương mại tự do thế giới này là một bài học được sinh ra từ Thế chiến thứ II. Trump rơ ràng không học được ǵ từ lịch sử: Điều đă từng đưa thế giới đến thảm họa.
*
Phản ứng trước màn mở đầu của chiến tranh thương mại diễn ra rất nhanh chóng. Ngay sau khi tổng thống Cộng ḥa Hoa Kỳ ban hành mức tăng thuế quan lịch sử, một thành viên đảng Dân chủ đối lập tại Quốc hội đă bày tỏ sự phẫn nộ: "Chúng ta không thể chấp nhận, ngành ngoại thương của chúng ta bị hủy hoại, để cho phép các nhà sản xuất Mỹ móc túi người tiêu dùng".
Thị trường chứng khoán sụp đổ nghiêm trọng, xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Nghị sĩ đối lập nổi nóng cho rằng, đ̣n thuế quan làm cho "hầu như mọi thứ mà một người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, từ tă lót cho em bé đến bia mộ cho người thân" trở nên đắt đỏ hơn. Ông không biết "quần chúng đă quá sức chịu đựng" khi chi phí sinh hoạt tăng vọt c̣n có cách nào để vác thêm gánh nặng này.
Tổng thống được nói đến ở đây không phải là Donald Trump, mà là Herbert Hoover. Bấy giờ không phải là năm 2025 mà là năm 1930. Những lời tương tự như vầy lẽ ra có thể được nói ra tại Hạ viện Hoa Kỳ vào tuần này. Nhưng đây là lời cảnh cáo của Jacob Milligan gần một trăm năm trước về hậu quả nghiêm trọng của việc tăng thuế quan chưa từng có vừa được thông qua: Đó là Đạo luật Smoot-Hawley.
Những người đặt tên cho luật này là đảng viên Cộng ḥa Reed Smoot ở Utah và Willis Hawley ở Oregon. Luật Smoot-Hawley phục vụ cho lợi ích của nhóm lobby nông nghiệp, nhóm các nhà sản xuất, nó tăng mức thuế quan trung b́nh đối với tất cả hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ lên khoảng 20%. Vào thời điểm đó, nhiều nông dân phải chịu cảnh giá ngũ cốc thấp và sự cạnh tranh từ châu Âu, nơi đă hồi sức sau Chiến tranh thế giới thứ I. Chuyện đó cũng giống như chuyện bây giờ: nhiều nhà máy ở Hoa Kỳ đang phải chịu sự cạnh tranh giá rẻ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, điều xảy ra sau đó không phải là sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ mà là một ṿng xoáy đi xuống chưa từng có, lên đến đỉnh điểm là Thế chiến thứ II.
Vào những năm 1980, Ronald Reagan đă gọi Đạo luật Smoot-Hawley và hậu quả của nó là "cơn ác mộng" đối với nước Mỹ. Cho đến nay, thượng viện Hoa Kỳ vẫn gọi đây là “một trong những đạo luật tai hại nhất trong lịch sử Quốc hội Hoa Kỳ”. Đây chính là h́nh mẫu cho cuộc chiến thuế quan mà Donald Trump đă phát động tuần này - và có thể là cả những ǵ sẽ diễn ra sau đó.
Với "Ngày Giải Phóng" của Trump, thuế quan tại Hoa Kỳ sẽ tăng lên mức hơn 24 phần trăm – như vậy c̣n vượt quá mức được đặt ra trong Đạo luật Smoot-Hawley khét tiếng. Tuyên bố của Trump có ư nghĩa vô cùng to lớn, đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên thương mại tự do thế giới, bắt đầu từ 80 năm trước sau Thế chiến II như một bài học từ chủ nghĩa bảo hộ mang tính hủy diệt. Trump đă phát động một cuộc chiến tranh kinh tế toàn cầu có thể đẩy thế giới vào cuộc suy thoái chưa từng thấy kể từ cuộc Đại suy thoái.
*
"SỰ THIẾU HIỂU BIẾT VỀ KINH TẾ" ĐĂ ĐẨY THẾ GIỚI VÀO THẢM HỌA
Những điểm tương đồng trong lịch sử thật đáng kinh ngạc: Biện pháp đánh thuế quan được ban hành vào tháng 6 năm 1930, khi Hoa Kỳ đang trong thời kỳ Đại suy thoái, chỉ sáu tháng sau vụ sụp đổ thị trường chứng khoán New York vào "Thứ Sáu Đen" tháng 10 năm 1929. Giống như ngày nay, biện pháp này đă gây ra sự hoảng loạn trên thị trường khi đó. Giống như ngày nay, đảng Cộng ḥa đồng thời kiểm soát Thượng viện, Hạ viện và Nhà Trắng. Họ đă có thể thống trị như Trump.
Và cũng giống như ngày nay, đă có rất nhiều cảnh báo vào thời đó, nhưng tất cả đều bị bỏ qua. Henry Ford, người đứng đầu công ty xe hơi lớn nhất, được cho là đă gọi thuế quan Smoot-Hawley là "sự thiếu hiểu biết về kinh tế" và đích thân cố gắng thuyết phục Hoover từ bỏ thuế này. Hơn 1.000 nhà kinh tế đă gửi “hỏa thư” tới Nhà Trắng. Nhưng vô ích. Ngay sau đó, thế giới đă rơi vào vực thẳm.
C̣n tàn khốc hơn cả thuế quan của Hoa Kỳ là sự trả đũa của các đối tác thương mại của Hoa Kỳ đối với Hoa Kỳ. Ví dụ, Pháp và Tây Ban Nha đă đóng cửa thị trường xe hơi của Mỹ để trả đũa. Đức, quốc gia vào năm 1928 đă là đối tác thương mại quan trọng thứ ba của Hoa Kỳ sau Anh và Canada, chiếm gần mười phần trăm kim ngạch xuất khẩu, đă giảm lượng nhập khẩu từ bên kia đại dương gần 70% sau khi cuộc chiến thuế quan bắt đầu. Theo phân tích của Tạp chí Kinh tế Đại học Oxford, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ sang hầu hết các quốc gia đă giảm trung b́nh khoảng 30 phần trăm sau Đạo luật Smoot-Hawley.
Một ṿng luẩn quẩn xuất hiện, trong đó Hoa Kỳ và các đối tác thương mại tấn công lẫn nhau bằng thuế quan và thuế quan trả đũa, và tất cả đều thua thiệt. Các nhà sử học phần lớn đều đồng ư: Cuộc chiến thuế quan đă làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và biến nó thành cuộc Đại suy thoái.
*
TRUMP KHÔNG HỌC ĐƯỢC G̀ TỪ LỊCH SỬ
Do đó, sau chiến tranh, Hoa Kỳ dựa vào thương mại tự do và hệ thống Bretton Woods với tỷ giá hối đoái cố định, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Năm 1947, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) đă được kư kết, nó được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ghi nhận vào năm 1994: Sự phân biệt đối xử tùy tiện và thuế quan trả đũa đă được thay thế bằng sự đối xử b́nh đẳng với tất cả các đối tác thương mại và sự giải quyết xung đột.
"Cả một thế hệ đảng viên Cộng ḥa và Dân chủ sau Thế chiến II đă phản đối việc tăng thuế quan v́ kinh nghiệm của những năm 1930", đài truyền h́nh ABC của Hoa Kỳ trích dẫn lời nhà kinh tế học người Mỹ Douglas Irwin, người đă nghiên cứu hậu quả của cuộc chiến thuế quan cách đây một trăm năm. "Bây giờ chúng ta có một thế hệ lănh đạo mới, họ hăng hái sẵn sàng hơn trong việc áp dụng mức thuế quan cao hơn."
Với mức thuế trừng phạt tùy tiện của Donald Trump trong tuần này, trật tự thương mại toàn cầu dựa trên luật lệ thời hậu chiến về cơ bản đă chết. Trump rơ ràng không học được ǵ từ lịch sử: "Vào những năm 1930, khi Quốc hội xem xét Đạo luật Smoot-Hawley, họ đă không cân nhắc đến việc các quốc gia khác có thể làm ǵ để đáp trả", Irwin nói với tờ "Guardian" của Anh. "Họ nghĩ rằng đối phương sẽ vẫn thụ động. Nhưng đối phương đă không thụ động."
Trump có thể lại mắc phải sai lầm tương tự ngày hôm nay. Ông ấy đang sử dụng đ̣n thuế quan như một lời đe dọa để ép buộc nhượng bộ và tin rằng phần c̣n lại của thế giới sẽ cúi đầu. Nhưng các đối tác thương mại quan trọng như Canada, Trung Quốc và EU đă nhất trí tuyên bố các biện pháp trả đũa cứng rắn đối với thuế quan của Trump. Bắc Kinh ngay lập tức áp đặt mức thuế trả đũa 34% đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ và đưa ra thêm các hạn chế xuất khẩu đối với đất hiếm. Điều này có thể gây ra ṿng luẩn quẩn giống như những năm 1930.
Nếu lịch sử không phải là bài học cho Trump khi nói đến cuộc chiến thuế quan, th́ có một điều khác có thể khiến ông ấy phải nghĩ lại: Chỉ hai năm sau Đạo luật Smoot-Hawley bị oán ghét, vào năm 1932 cử tri đă cho ra ŕa những người phát minh ra đạo luật này là Reed Smoot và Willis Hawley. Cùng năm đó, họ cũng đă đưa Tổng thống Herbert Hoover ra khỏi Nhà Trắng bằng một chiến thắng vang dội. Và một đảng viên Dân chủ đă lên nắm quyền: Franklin D. Roosevelt.
*
Lưu Thủy Hương dịch từ:
https://www.n-tv.de/wirtschaft/Donal...e25681580.html