Trước việc Hoa Kỳ áp thuế, Việt Nam hiện đang “tiến thoái lưỡng nan”, có bốn giải pháp chính đáng cân nhắc:
1. Giảm giá thành sản phẩm bằng cách cắt giảm lương công nhân, nhằm xuất khẩu hàng hóa với giá rẻ hơn hiện nay. Tuy nhiên, điều này làm nổi bật nhu cầu cấp thiết về một công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi người lao động.
2. Thao túng tỷ giá tiền tệ, tức là hạ giá đồng Việt Nam so với đô la Mỹ. Dù giúp hàng xuất khẩu rẻ hơn, nhưng sẽ khiến giá hàng nhập khẩu tăng cao, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước.
3. Áp thuế trả đũa lên hàng hóa từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, biện pháp này gần như không khả thi, bởi Việt Nam chỉ nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ, trong khi xuất khẩu tới 124 tỷ USD. Hơn nữa, phần lớn hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ là hàng gia công (như iPhone, thiết bị điện tử, quần áo, giày dép…), nếu bị đánh thuế cao sẽ dễ bị thay thế bởi sản phẩm từ các quốc gia đang phát triển khác như ở Trung Mỹ, châu Phi hay Nam Á.
4. Đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác, tuy nhiên việc này cũng không dễ dàng v́ nhiều nước áp đặt hàng rào thuế quan, đôi khi c̣n cao hơn cả Mỹ. Những quốc gia phụ thuộc nặng vào xuất khẩu như Trung Quốc, Việt Nam… sẽ chịu tác động lớn.
Bên cạnh đó, chuyến thăm vừa qua của ông Nguyễn Hồng Diên đă không mang lại kết quả như mong đợi, tương tự như nỗ lực xin Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường (NME) của Việt Nam cũng không thành công.
Ks. Nguyễn Ngọc Bảo
__________________
|