Chuyên gia Phan Đức Trung cho biết mức thuế này nhằm đảm bảo Việt Nam sản xuất nội địa thực sự chứ không chỉ là trung gian trong chuỗi cung ứng.
Ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, có hiệu lực từ 9/4/2025. Động thái này nằm trong khuôn khổ chính sách thuế "đáp trả" toàn cầu của Mỹ, với mức cao nhất lên đến 49% cho một số nước.
Ông Phan Đức Trung, chuyên gia có hơn 20 năm là lănh đạo cấp cao tại các định chế tài chính - ngân hàng, nhận định việc Mỹ áp thuế đối ứng nhằm đảm bảo Việt Nam không chỉ là trung gian trong chuỗi cung ứng.
"Việc này nhằm đảm bảo hàng hóa Việt Nam không chỉ là lắp ráp từ linh kiện nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc, mà phải có sản xuất nội địa thực sự. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ, đạt 123,5 tỷ USD năm ngoái, lớn thứ tư sau Trung Quốc, EU và Mexico có thể là lư do chính cho quyết định này", ông Trung nhận định.
Cụ thể, vị chuyên gia cho biết, trong thương mại, một công cụ quan trọng thường được sử dụng là quy tắc xuất xứ. Công cụ này giúp xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa để áp dụng ưu đăi thuế quan. Phương pháp phổ biến nhất là yêu cầu tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa, tức phần giá trị được tạo ra tại quốc gia xuất khẩu phải đạt ngưỡng nhất định.
Ví dụ Hiệp định mới giữa Hoa Kỳ, Mexico và Canada (USMCA) yêu cầu 75% giá trị nội địa cho ô tô. Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) yêu cầu nội địa hóa ít nhất hai công đoạn sản xuất cho dệt may, tương đương ngưỡng giá trị gia tăng từ 30-60% tùy ngành.
Việt Nam, theo Nghị định 31, yêu cầu ít nhất 30% giá trị gia tăng nội địa cho một số mặt hàng, nhưng đă bị Mỹ điều tra về gian lận xuất xứ, đặc biệt với thép và gỗ dán.
Nghiên cứu từ PMC cho thấy mức trung b́nh toàn cầu khoảng 46%, dựa trên chương tŕnh Ưu đăi Chung (GSP) của EU. Với các nước kém phát triển nhất là 39%, các nước châu Phi dao động từ 26% đến 78%.
Theo ông Phan Đức Trung, mức thuế này nhắm vào xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, trị giá 136,6 tỷ USD vào năm 2024, chiếm 30% GDP, khiến Việt Nam rất dễ bị tổn thương. Ngành giày dép (Nike, Adidas), đồ nội thất, và may mặc chịu ảnh hưởng nặng nề, với nguy cơ tăng giá cho người tiêu dùng Mỹ.
__________________
|