Biết rằng tôi gửi bài này có thể sẽ bị gọi là này/kia, nhưng thực sự không phải. Bỏ hoàn toàn chính sách chủ nghĩa và chính trị ra, cách thức đánh thuế như thế này có phần không đúng.
1. Chính sách "có qua có lại" thật ra chỉ có thể áp dụng nếu 2 nước thật sự "bằng nhau". Từ khả năng sản xuất, tài nguyên, chế độ tiêu dùng, ngay đến cả cách thức sống. Một số những chi tiết tôi ghi trên có thể đo lường được, một số khác thì không. Ví dụ, GDP là mức đo lường của nền kinh tế của một nước. Nhưng cách thức sống thì khác.
2. Lấy GDP chẳng hạn. Theo con số, Việt Nam xuất khẩu qua Mỹ 136.6 tỉ (thôi cứ ghi là 137 tỉ cho gọn). Nếu Mỹ muốn Việt Nam nhập khẩu con số tương đương, thì đó chính là 29.3% của GDP của Việt Nam. Đây là con số khổng lồ làm sao mà nước Việt Nam có thể tiêu thụ được?. Gần 1/3 kinh tế của nước (và là một nước nghèo) phải đưa vào việc tiêu thụ để đáp trả?
3. Tôi ở nước Mỹ khá lâu rồi, từ thập niên 80, và cũng từ nhỏ, nên tôi có thể nói tôi hiểu biết nước Mỹ. Nước Mỹ là một nước tiêu xài rất rộng rãi. Tiêu đến nỗi đến nợ luôn (credit), và vẫn tiếp tục mượn nợ để tiêu xài. Thêm vào nữa, tư tưởng của người Mỹ nói chung khác với các nước Châu Á, nhất là Việt Nam. Họ không để lại tài sản cho thế hệ sau (đây là con dao hai lữi, có cái tốt và cũng có cái xấu). Việt Nam mình tiết kiệm nhiều hơn. Và vì thế, ngay cả nước Việt Nam tiêu xài cũng ít hơn. Thì làm sao mà "đáp trả" được chính sách xuất/nhập khẩu?
Chuyện tariff (thuế quan) xưa như trái đất. Và kết cục cũng xưa như vậy. Những người giàu hoặc những người làm chủ sẽ nghèo đi, nhưng con số đó (số tiền cũng như số người) không lớn lắm đâu.
Nhưng sẽ có những sự cắt giảm nhân viên, công việc, sản xuất, và nói chung đời sống của những người dân sẽ nhiều phần khó khăn hơn.
|