VietBF - View Single Post - VN DÂN SẼ ĐƯỢC “THÍ NGHIỆM” VỚI MÁY BAY TRUNG QUỐC
View Single Post
Old 3 Weeks Ago   #5
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 28,497
Thanks: 28,678
Thanked 18,839 Times in 8,470 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 774 Post(s)
Rep Power: 76
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

TINH GỌN CÁC TỈNH NHƯNG KHÔNG HỀ HỎI Ý KIẾN DÂN
Trong thời gian vừa qua, một kế hoạch sắp xếp địa giới hành chính được cho là nằm trong kế hoạch tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ chính trị. Đảng csVN cho biết mục tiêu “tinh gọn” là nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và làm nền tảng để đất nước “vươn mình”.Nhưng thực tế đây là một vấn đề quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân về nhiều mặt như văn hóa, y tế, giáo dục, an sinh xã hội… Nhưng Nhà nước lại tự ý sắp đặt mọi chuyện, không hề hỏi ý kiến nhân dân.
Ở Việt Nam, Luật trưng cầu ý dân đã được thông qua từ năm 2015, trong đó quy định các vấn đề cần trưng cầu dân ý gồm “những vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước”. Xóa bỏ các tỉnh, mà trong đó nhiều địa danh có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, đã ăn sâu vào tiềm thức và danh tính của người dân và dẫn đến nhiều tác động về mặt kinh tế-xã hội, có là một vấn đề xã hội “đặc biệt quan trọng” để cần tổ chức trưng cầu dân ý hay không, là đề tài cần phải được thảo luận nghiêm túc.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này thì những cơ quan và cá nhân có thẩm quyền nào đề nghị trưng cầu dân ý, thậm chí Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ vẫn hoàn toàn im lặng, không hề đả động gì đến những hệ lụy mà người dân phải gánh chịu. Các cơ quan truyền thông do nhà nước quản lý cũng im ắng một cách bất thường trước một sự kiện có thể xáo trộn đời sống của người dân cả nước. Tại phiên họp ngày 28 tháng 2 năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nêu rõ lộ trình xóa bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh và xã phải được thực hiện theo phương châm “vừa chạy vừa xếp hàng” để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong tuần đầu tiên của tháng 4 năm 2025.
Theo nhận định của giới quan sát, sở dĩ Bộ chính trị không hỏi ý kiến dân, vì Tô Lâm muốn việc sáp nhập phải được thực hiện càng nhanh càng tốt để lãnh đạo các địa phương mới phải là “người của phe mình”. Theo đó, Đảng ủy Chính phủ phải triển khai công việc gấp rút theo tiến độ sau: Trước ngày 9 tháng 3, báo cáo chủ trương với Bộ Chính trị; sau đó, dựa trên ý kiến của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, hoàn thiện đề án và xin ý kiến từ các cấp ủy, tổ chức đảng trước ngày 12 tháng 3; Tiếp theo, sau khi nhận được góp ý, đề án cần được hoàn thiện và báo cáo lại với Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27 tháng 3; Cuối cùng, sau khi tiếp thu thêm ý kiến, đề án, tờ trình phải được hoàn thiện và trình Ban Chấp hành Trung ương qua Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 7 tháng 4, 2025.
Song song đó, Bộ Chính trị cũng chỉ đạo việc sửa đổi Hiến pháp và các luật, văn bản, nghị định liên quan việc tinh gọn và phải hoàn thành trước ngày 1 tháng 7 năm 2025, bởi theo Hiến pháp hiện hành, quy định về các đơn vị hành chính bao gồm ba cấp là tỉnh, huyện và phường, xã. Một nhà báo yêu cầu ẩn danh vì lý do an toàn cho rằng, do Bộ Chính trị đơn phương làm theo ý chí riêng của Tô Lâm nên bằng mọi giá phải làm gấp, phải thay đổi toàn diện trước Đại hội Đảng các cấp để tranh thủ phiếu bầu một cách danh chính ngôn thuận. Nhân tiện nên bỏ điều 4 Hiến pháp cho dân nhờ.
Chiều 11/32025 với sự chủ trì của Phạm Minh Chính, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã quyết định sẽ trình đề án giảm 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo báo Chính phủ, tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về tiêu chí sắp xếp các đơn vị hành chính; phương án, định hướng sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính; dự kiến tên gọi, phương án lựa chọn nơi đặt trung tâm chính trị, hành chính của đơn vị hành chính mới được thành lập; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế chính quyền cấp tỉnh, cấp xã…
Như vậy có nghĩa phương án sáp nhập tỉnh, chọn tên tỉnh mới và kế hoạch đặt thủ phủ của tỉnh mới cũng đã được xác định. Phát biểu kết luận, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, phiên họp thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 - 70% đơn vị hành chính cấp cấp xã so với hiện nay. Tuy nhiên danh sách cụ thể vẫn chưa được tiết lộ. Cả nước hiện có 63 tỉnh và thành phố, nếu giảm một nửa, thì sẽ còn khoảng trên 30 tỉnh. Thông tin này cũng trùng khớp với những tin đồn đang được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua. Cụ thể là hai danh sách tỉnh mới đang được chia sẻ rộng rãi, một đưa ra con số 32 và một đưa ra con số 33 tỉnh sau sáp nhập.
Trước đó, hôm 5/32025, trong cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ nhằm thảo luận “đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp” đã xuất hiện tấm bản đồ 32 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong tay của Thủ tướng trên tấm ảnh chụp của báo Chính phủ. Mời quý vị cùng xem một số hình ảnh tim được nhưng chưa đầy đủ và hoàn chỉnh 100%. Thành thật xin lỗi quý độc giả.
Lão Thất
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04236 seconds with 9 queries
Loading...