R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Nov 2006
Posts: 28,634
Thanks: 28,716
Thanked 18,898 Times in 8,517 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 774 Post(s)
Rep Power: 76
|
PHẦN 5
“Không có kẻ thù mãi mãi, không có bạn bè mãi, chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi “
Winston Leonard Spencer-Churchill.
QUAN HỆ MỸ - ĐỨC.
Nước Đức hiện giờ là nền kinh tế đứng đầu châu Âu và thứ tư thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Đức là nước bại trận trong cả hai cuộc chiến thế giới thứ nhất và thứ hai và là quốc gia khơi mào cả hai cuộc chiến này.
Chiến tranh thế giới thứ hai nước Đức bị kiệt quệ vì những cuộc ném bom có tính hủy diệt của không quân đồng minh và đặc biệt là Mỹ, Berlin và hầu hết các thành phố công nghiệp của Đức bị tàn phá thành một bình địa…
Vậy tại sao nước Đức có thể phục hồi một cách thần kỳ như vậy?
Trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ nhận thấy lá mặt lá trái, tính cơ hội của người Đức, và tại sao hiện nay tổng thống Trump có thái độ “dị ứng” với các nhà lãnh đạo Đức như bà thủ tướng Merkel và ông Olaf Scholz, cũng như hoài nghi về một nền hòa bình ở châu Âu khi cuộc chiến Nga- Ukraine chưa kết thúc bởi tính hai mặt của Đức đã lan rộng trong một liên minh châu Âu thống nhất…
(Trong các phần tiếp theo sẽ nêu rõ tính hai mặt và cơ hội của nước Đức một cách cụ thể hơn)
-KẾ HOẠCH MARSHALL CỦA MỸ TÁI THIẾT NƯỚC ĐỨC.
Nước Đức phát xít năm 1949 đã chính thức chia làm hai miền Đông Đức, và Tây Đức. Năm 1949 tây Đức chấm dứt sự chiếm đóng và quản lý của các nước đồng minh tại ba khu vực do người Mỹ, Anh, Pháp kiểm soát, thành một thể thống nhất gọi tên là nước Cộng hòa Liên bang Đức.
Tây Đức sau chiến tranh cũng như nước Đức nói chung bị tàn phá nặng nề và kinh tế suy sụp. Khu vực Tây Đức được coi là rất giàu có trước chiến tranh vì các tài nguyên, các khu công nghiệp sản xuất đều nằm ở đây. Trong chiến dịch dải thảm bom khủng khiếp của đồng minh Mỹ, Anh trong thế chiến thứ 2 đã phá hoại toàn bộ các cơ sở sản xuất vũ khí, hậu cần chiến tranh của Hitler. Các thành phố, nhà máy gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Chiến dịch dải thảm bom tàn khốc có thể nói là hủy diệt, nhưng để chiến thắng và tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, hành động này là một điều bắt buộc, cho dù cũng có tiếng nói lên án, đây là một tội ác chống lại con người. Nhưng lịch sử cũng cần phải biết phân biệt, phải phân định giữa cuộc chiến của hai thế lực tà và ác, để có phán xử.
Trong khi tại Đông Đức, Liên Xô dựng nên một nhà nước theo chế độ CS, thì Tây Đức phát triển kinh tế TBCN với nhà nước tự do, dân chủ, do nhân dân bầu ra. Cuộc sống của người Tây Đức thịnh vượng rất nhanh, nền kinh tế phát triển vượt bậc còn nhanh và mạnh hơn nước Anh và nước Pháp- hai nước chiến thắng. Có thể nói là đứng đầu thế giới.
Tây Đức phát triển có mấy nguyên nhân chính:
- Tây Đức tự chủ trong các chính sách kinh tế của mình. Nền kinh tế TBCN là động lực cho thị trường cạnh tranh công khai và minh bạch, phát huy được tiềm lực của tài nguyên, trí tuệ con người.
- Các chính sách của chính phủ luôn hướng đến sự giải phóng con người, tạo động lực cho con người được phát triển, có công ăn việc làm và thu nhập cao, trong một hệ thống an sinh xã hội tốt đẹp.
Tỷ lệ đầu tư vốn rất cao nhờ mức tiêu thụ thấp và nhu cầu đầu tư vốn thay thế rất nhỏ (do nguồn vốn vẫn còn nhỏ) đã thúc đẩy sự phục hồi này trong những năm 1950. Mức sống cũng tăng đều đặn,[9] với sức mua của tiền lương tăng 73% từ năm 1950 đến 1960. Theo ghi nhận của nhà báo người Anh Terence Prittie vào đầu những năm 60:
Ngày nay, người đàn ông làm việc ở Tây Đức có một cuộc sống thoải mái và mặc một chiếc áo ghi lê đầy đặn. Anh ấy ăn tốt, và thức ăn của anh ấy - mặc dù nấu ăn của Đức thiếu sự thanh lịch của Pháp - rất lành mạnh và ngon miệng. Anh ấy mua quần áo tốt, và anh ấy mặc quần áo cho vợ con rất tốt. Anh thường có tiền để dự phòng cho các chương trình truyền hình, các chuyến du ngoạn cuối tuần và các trận bóng đá. Và anh ấy không sợ ăn mừng đôi khi ở quy mô lớn hơn.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt, giảm đáng kể. Trước đây, thuế suất đối với bất kỳ thu nhập nào trên 6.000 Deutschmark là 95%. Sau cải cách thuế, tỷ lệ 95% này chỉ áp dụng cho thu nhập hàng năm trên 250.000 Deutschmark. Đối với người Tây Đức với thu nhập hàng năm khoảng 2.400 Deutschmark vào năm 1950.
Nhưng một nguyên nhân cực quan trọng là có sự giúp đỡ của nước Mỹ. Nước Mỹ đã không bắt Tây Đức phải bồi thường chiến tranh. Không những vậy, Mỹ có một kế hoạch tái thiết các nước theo tự do trong khối Tây Âu, trong đó có Tây Đức. Kế hoạch đó gọi là Marshall (tiếng Anh: Marshall Plan), nhằm đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Kế hoạch Marshall được khởi sướng từ ngoại trưởng Mỹ George Marshall.
Marshall nói:
- "Điều rất hợp lý là Hoa Kỳ cần phải làm tất cả những gì có thể để giúp mang lại trạng thái lành mạnh cho nền kinh tế thế giới, mà không có nó sẽ không có sự ổn định chính trị và không có nền hòa bình vững chắc. Chính sách của chúng ta là không chống lại bất kỳ quốc gia nào, mà chống lại đói kém, nghèo nàn, tuyệt vọng và hỗn loạn. Bất kỳ chính phủ nào sẵn lòng giúp một tay để tái thiết sẽ nhận được sự trợ giúp toàn tâm toàn ý của nước Mỹ". Marshall tin tưởng chắc chắn rằng ổn định kinh tế sẽ mang lại ổn định chính trị tại châu Âu. Ông đề xuất viện trợ, nhưng các quốc gia châu Âu sẽ phải tự tạo ra các chương trình hành động của chính họ.
Kế hoạch Marshall không phân biệt nước thắng hay thua trận. Nước Mỹ có chỉ thị JCS 1779, nhấn mạnh "Một châu Âu trật tự, phồn vinh đòi hỏi phải có sự đóng góp kinh tế từ một nước Đức ổn định và hiệu quả".
Chỉ thị JCS 1067 đã có hiệu lực trong vòng hơn hai năm. Những hạn chế áp đặt lên nền sản xuất công nghiệp của Đức phần nào trở nên thông thoáng hơn, cho phép sản xuất thép tăng lên từ mức 25% trước chiến tranh tới định mức 50% năng suất trước thế chiến.
Sử dụng viện trợ từ Kế hoạch Marshall theo các nguyên tắc của ECA, 60% các quỹ đó phải được dùng để đầu tư vào công nghiệp. Điều này rất đáng chú ý tại Đức, nơi các quỹ do chính phủ quản lý đóng một vai trò quan trọng trong việc cho các công ty tư nhân vay tiền để tiến hành tái thiết. Các quỹ này đóng vai trò trung tâm trong việc tái công nghiệp hóa nước Đức. Ví dụ như trong những năng 1949-1950, 40% các khoản đầu tư cho công nghiệp than ở Đức đến từ các quỹ này. Quỹ Đặc biệt này, khi đó được quản lý bởi Bộ Kinh tế Liên bang, trị giá tới hơn 10 tỷ mark Đức năm 1971.
Năm 1997, nó lên tới 23 tỷ mark. Nhờ vào hệ thống cho vay quay vòng, quỹ này cho tới năm 1995 đã có thể dành các khoản vay lãi xuất thấp cho người dân Đức với tổng trị giá lên tới 140 tỷ mark. Khoảng 40% còn lại của quỹ đối ứng được dùng để trả nợ, bình ổn tiền tệ, hoặc đầu tư vào các chương trình phi công nghiệp.
Theo cuốn Marshall Plan 1947–1997 A German View bởi Susan Stern, nhiều người Đức vẫn còn tin là nước Đức là quốc gia duy nhất hưởng lợi từ chương trình này, rằng nó bao gồm những khoản viện trợ cho không gồm những món tiền lớn, rằng chương trình này là chương trình độc nhất mang lại sự phục hồi kinh tế nước Đức trong thập niên 1950.
(Còn tiếp)
__________________
|