VietBF - View Single Post - USA Không có kẻ thù mãi mãi, không có bạn bè mãi, chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi
View Single Post
Old 4 Weeks Ago   #2
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 28,634
Thanks: 28,716
Thanked 18,898 Times in 8,517 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 774 Post(s)
Rep Power: 76
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

PHẦN 2
“Không có kẻ thù mãi mãi, không có bạn bè mãi, chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi “
Winston Leonard Spencer-Churchill.
“Chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ” là những ngôn từ chúng ta thường nghe thấy trong hệ thống tuyên truyền, nó khích động lòng tự hào dân tộc, nhưng lòng tự hào dân tộc nhiều khi là thứ độc dược nhấn chìm một dân tộc vào những mỹ từ “Vinh quang và chiến thắng” trong những cái đầu mụ mị.
Trên thực tế tại nhiều quốc gia đó là ảo tưởng, công cụ biến dân tộc đó thành nô lệ cho giới cầm quyền khi chính họ là những kẻ cam tâm bán đứng quyền lợi dân tộc để duy trì quyền lực.
Lịch sử chứng minh rằng, nếu thực sự vì quốc gia dân tộc không có một chính phủ nào có thể “kiên định” sách lược trong một thế giới đầy toan tính và thỏa hiệp, bạn thù mãi mãi… và một dân tộc muốn tồn tại và vươn lên cần có những lãnh đạo thao lược, có những chính sách phát triển đất nước trên những giá trị hiện thực với bản sắc văn hóa và dân trí cao, hội nhập, học tập với các cường quốc tự do, dân chủ – Đây là cách tốt nhất để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Để làm rõ điều này, cần nghiên cứu về nước Nhật, và quan hệ Mỹ - Nhật Bản.
- QUAN HỆ MỸ - NHẬT BẢN.
NHẬT BẢN TRỞ THÀNH ĐẾ QUỐC:
Nhật bản trở thành đế quốc sau Cuộc cách mạng Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869.
Trước đó Nhật Bản là một quốc gia trì trệ trong bốn bức tường sau hơn 200 năm thống trị của chế độ Mạc phủ Tokugawa, Thiên Hoàng chỉ là bù nhìn.
Minh Trị canh tân đã mở toang cánh cửa đưa Nhật Bản đến với thế giới phương Tây một cách toàn diện- Một nước Nhật mới với bản Hiến pháp đầu tiên, tồn tại từ năm 1889 đến năm 1945, gọi là Hiến pháp Đế quốc, Hiến pháp Minh Trị hay Hiến pháp Đại Nhật Bản.
Để soạn thảo bản Hiến pháp này, năm 1882 Thiên hoàng Minh Trị đã gửi một phái đoàn do Itō Hirobumi (Y Đằng Bác Văn) đến các quốc gia ở châu Âu để tham khảo pháp luật của các quốc gia này. Cuối cùng nhóm khảo sát quyết định chọn hiến pháp của Phổ để làm khuôn mẫu cho hiến pháp tương lai của Nhật Bản.
Trên cơ sở của bản Hiến pháp Thiên hoàng tuyên bố từ bỏ những tập tục có hại và sẵn sàng học hỏi phương Tây. Người Nhật trở nên nhiệt tình với bunmei kaika (văn minh khai hóa).
Để xóa quyền lực của các đại danh, triều đình đã thực hiện phế phiên, lập huyện, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời, họ tuyên bố "tứ dân bình đẳng", nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt. Điều này gây bất bình ở tầng lớp võ sĩ, nên triều đình Minh Trị phải vừa đàn áp vừa xoa dịu bằng cách bồi thường bằng tiền. Khoản tiền nhận được từ triều đình cộng với tri thức mà tầng lớp võ sĩ được trang bị đã biến tầng lớp võ sĩ thành giai cấp tư sản. Giai cấp võ sĩ quý tộc tư sản chủ trương xây dựng Nhật Bản theo con đường quân sự là nguyên nhân dẫn đến việc Nhật Bản sau này trở thành đế quốc quân phiệt.
Triều đình còn ban bố quyền tự do buôn bán (kể cả ruộng đất) và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất (đồng Yên), xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đường sắt) và phát triển chủ nghĩa tư bản đến tận các vùng nông thôn. Triều đình còn ra lệnh phế đao, không người dân tự ý mang đao kiếm.
Nhiều phái đoàn được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và về kỹ thuật. Toà án mới (kiểu phương Tây) được thành lập. Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành trong đó có việc thành lập các trường Đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh. Cơ sở hạ tầng bắt đầu được quan tâm phát triển. Nhiều chuyên gia phương Tây được mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật.
Về quân sự, quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Lục quân theo mô hình Lục quân Đức, Hải quân theo mô hình Hải quân Anh, các công xưởng và nhà máy vũ khí theo mô hình công binh Pháp, hệ thống hậu cần học hỏi rất nhiều từ Hoa Kỳ. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh và tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược. Kèm theo đó là mời các giảng viên quân sự nước ngoài về để giảng dạy và đưa các sinh viên sĩ quan đến một số nước như Anh, Pháp học tập.
Về giáo dục, đưa những thành tựu khoa học khoa học-kỹ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học chuyển chủ yếu từ học thuộc Kinh Sử sang Khoa học-Kỹ nghệ-Thương mại. Mô hình tự trị-tự chủ Đại học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây.
Tư nhân được phép mở trường. Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ và Phương Tây nhiều mặt.
Điển hình như việc soạn sách: 80% sách vở và tài liệu chuyên ngành được biên soạn theo mẫu Phương Tây. Trong thời gian đầu cải cách Giáo dục, ước tính có tới 500 giảng viên nước ngoài trong số 15 Đại học đầu tiên của Nhật. Các giảng viên này được trả lương rất cao - 300 Yên/ tháng so với lương Công chức Nhật thời bấy giờ là 30 Yên/tháng và hỗ trợ tốt về ăn ở, đi lại nhằm mục đích để họ cống hiến hết mình, truyền bá các kinh nghiệm của bản thân. Giảng Viên Nhật có thể học hỏi phương pháp của các Giáo sư nước ngoài này. Những học sinh giỏi được cử sang du học ở nước ngoài.
KẾT QUẢ:
Sau 40 năm Canh Tân Minh Trị (Chưa bằng thời gian từ năm 1975 đến nay tại Việt Nam) từ năm 1900 tới 1940, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng khá nhanh. Tính theo thời giá năm 1990, năm 1900 GDP của Nhật Bản là 52 tỷ USD, năm 1940 đã tăng lên 210 tỷ USD (302 tỷ nếu tính thêm cả thuộc địa Triều Tiên, Mãn Châu), để so sánh GDP của Mỹ trong năm 1940 là 931 tỷ USD Quy mô kinh tế Nhật Bản đã vượt qua Pháp và Ý, đứng thứ 5 thế giới (sau Mỹ, Liên Xô, Đức và Anh).
Sự gia tăng trong sản xuất công nghiệp Nhật là do việc gia tăng rất lớn ngân sách quân sự, tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, cơ sở để sản xuất bất kỳ máy móc quân sự hiện đại nào. Sản lượng thép hàng năm tăng từ 1,8 lên đến 6,8 triệu tấn. Năm 1930, Nhật Bản chỉ sản xuất được 500 xe vận tải và 400 máy bay. Mười năm sau, sản lượng xe vận tải hàng năm là 48.000 chiếc, và Nhật Bản đã sản xuất hơn 5.000 chiếc máy bay mỗi năm. Đóng tàu tại Nhật Bản cho thấy mức tăng tương tự trong những năm này. Việc đóng tàu cho hải quân trong giai đoạn này tổng cộng là 476.000 tấn, việc đóng mới các tàu buôn tăng từ 92.093 tấn trong năm 1931 lên 405.195 tấn vào năm 1937.
Tháng 12/1941, quân đội Nhật Bản có trong tay 51 sư đoàn bộ binh. Không quân lục quân có 660 máy bay ném bom, 550 tiêm kích và 290 máy bay trinh sát. Không quân hải quân có 684 máy bay cho các tàu sân bay, 443 máy bay ném bom, 252 tiêm kích, 92 máy bay ném ngư lôi và 198 máy bay các loại khác.
Năm 1941, trọng tải tàu chiến của Nhật Bản đã tăng lên 1.059.000 tấn, gấp hơn hai lần năm 1922. Trong đó bao gồm 10 thiết giáp hạm, 6 tàu sân bay cỡ lớn và 4 tàu sân bay cỡ nhỏ, 18 tàu tuần dương hạng nặng, 18 tàu tuần dương hạng nhẹ, 113 khu trục hạm và 63 tàu ngầm. Hạm đội Nhật có tổng tải trọng đứng thứ 3 thế giới (sau Anh và Mỹ), nhưng xét ở riêng khu vực Thái Bình Dương thì đội tàu của Nhật mạnh hơn lực lượng hải quân Hoa Kỳ và Anh đóng ở đây cộng lại. Ở thời điểm 1941, hải quân của Nhật có 2 lĩnh vực được coi là tiên tiến nhất thế giới là ngư lôi và tiêm kích trên tàu sân bay.
(Còn tiếp)
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.03979 seconds with 9 queries