Đêm trước bầu cử Mỹ hai ngày bà Harris có buổi nói chuyện với sinh viên tại trường đại học Howard ở Washington DC, nơi thời trẻ bà đă học ở đây. Bà hứa sẽ tham gia bữa tiệc do nhà trường tổ chức để theo dơi đêm bầu cử tại khuôn viên trường.
Cuối cùng, Phó Tổng thống Kamala Harris không bao giờ bước lên sân khấu vào cái đêm được gọi là đen tối nhất trong lịch sử đảng Dân Chủ.
Đồng chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Harris, Cedric Richmond, xuất hiện thay thế sự vắng mặt của bà Harris.
Ông Richmond nói với đám đông ủng hộ bà Harris rằng, họ sẽ không nghe thấy phó tổng thống phát biểu vào đêm bầu cử nữa. Nhưng ông cam kết bà sẽ trở lại trường để phát biểu trước những người ủng hộ - và người dân cả nước - vào ngày 6/11.
Sau cái đêm kinh hoàng khi ông Trump thắng cử, tối 6/11 bà Harris cũng xuất hiện trước hàng ngh́n sinh viên tụ tập. Họ thất vọng, với nỗi buồn tê tái thể hiện trên khuôn mặt, những ánh mắt thất thần và rất nhiều sinh viên không ngăn được nước mắt tuôn trào.
Chứng kiến những h́nh ảnh diễn ra bà Harris nói:
- Dù chúng ta thua trong cuộc bầu cử này, nhưng chúng ta không thua cuộc chiến đă thúc đẩy chiến dịch này.
Bà Harris động viên các sinh viên:
- Trong màn đêm đen tối các v́ sao sẽ trở nên sáng hơn, tất cả các bạn là những v́ sao lấp lánh để đêm nay trở nên rực rỡ.
Những mỹ từ của bà Harris thường sử dụng dường như lạc lơng trong một bầu không khí ảm đạm với nỗi thất vọng của đám đông, họ cảm thấy đă rơi xuống địa ngục.
Tại một số trường đại học, nơi đảng Dân chủ thống trị sự chán nán thất vọng của sinh viên đem lại mối lo lắng cho nhà trường.
Một số trường đại học trên cả nước đă hủy lớp học và cung cấp không gian an toàn cho sinh viên để phục hồi sau cuộc bầu cử tổng thống đă gây ra làn sóng chỉ trích rằng các trường này không chuẩn bị cho sinh viên đối mặt với "thế giới thực".
Đại học Georgetown ở Washington, DC , đă bị chế giễu trên mạng xă hội sau khi có tin trường đă mời sinh viên đến "pḥng tự chăm sóc" vào thứ Tư để phục hồi sau căng thẳng của cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
Sinh viên tại Trường Chính sách Công McCourt thuộc Đại học Georgetown được cho là đă được tặng những món ăn như "sữa và bánh quy" và "ca cao nóng" cũng như đồ chơi "Lego" và "Bài tập tô màu và chánh niệm" để quên đi kết quả bầu cử.
"Thật đấy, @
Georgetown? Chúng ta đều biết rằng không phải học sinh bảo thủ nào cũng muốn trải nghiệm nhà trẻ. Hăy ngừng chiều chuộng những người theo chủ nghĩa cánh tả không thể xử lư được thực tế", người phát ngôn của Viện Bảo vệ Tự do Angela Morabito viết trên X.
Một trường danh giá khác được cho là đă hủy lớp học và giảm yêu cầu về khóa học vào thứ Tư để phản ứng với chiến thắng của Tổng thống đắc cử Trump.
Tờ Harvard Crimson đưa tin rằng một số khóa học tại Khoa Xă hội học, Toán học và Giáo dục đại cương của Đại học Harvard đă hủy lớp vào ngày hôm đó, bắt buộc tham dự hoặc gia hạn thời hạn nộp bài tập.
Giảng viên kinh tế Maxim Boycko được cho là đă nói với sinh viên trong khóa học "Kinh tế vi mô trung cấp" của ḿnh rằng các bài kiểm tra trên lớp sẽ là tùy chọn vào thứ Tư và sinh viên có thể nghỉ học nếu họ cần xử lư kết quả bầu cử.
"Khi chúng ta hồi phục sau đêm bầu cử đầy biến động và xử lư những tác động của chiến thắng của Trump, xin hăy biết rằng lớp học sẽ diễn ra như thường lệ vào hôm nay, ngoại trừ các bài kiểm tra trên lớp sẽ không được tính điểm", Boycko viết trong email mà tờ Crimson có được. "Hăy thoải mái nghỉ ngơi nếu cần thiết".
Tờ báo sinh viên này lưu ư rằng một số giáo sư đă hoăn kỳ thi hoặc giảm nhẹ bài tập cho sinh viên sau chiến thắng của Trump vào năm 2016.
Những ǵ đang xảy ra vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ giới học thuật và sinh viên tốt nghiệp Harvard trên mạng xă hội .
"Các học giả đồng nghiệp: Điều này thật điên rồ. Hăy ngừng làm điều này. Nó khiến bạn trông giống như một người điên lạc hậu. Nó làm xói ṃn thêm sự tôn trọng đối với giáo dục đại học và ḷng tin vào nghiên cứu học thuật. Và điều đó không tốt cho sinh viên của bạn", William J. Luther, Phó Giáo sư Kinh tế tại Đại học Florida Atlantic, đă viết trên X.
"Bạn có biết Harvard đă hủy bao nhiêu lớp học sau ngày 7 tháng 10 không? Không có lớp nào cả", Shabbos Kestenbaum, sinh viên tốt nghiệp Harvard, viết trên X. "Các trường đại học Ivy League là ḷ ấp của chủ nghĩa bài Do Thái, chủ nghĩa cấp tiến và sự phá sản về mặt trí tuệ và đạo đức. Đánh thuế các khoản tài trợ. Chấm dứt tài trợ của liên bang. Băi bỏ DEI."
Ở phía bên kia đất nước, tại Tacoma, Washington , Đại học Puget Sound đă công bố một tuần hoạt động "tự chăm sóc" dành cho những sinh viên đang bị căng thẳng.
Học sinh được mời đi dạo trong "mê cung đi bộ" với "ánh sáng và âm nhạc êm dịu"; "sạc lại" sức khỏe tinh thần của ḿnh tại góc nghệ thuật và thủ công; hoặc tạo ảnh ghép tại "không gian hỗ trợ cho quá tŕnh bầu cử". Các sự kiện khác trong lịch tŕnh của tuần bao gồm "không gian hỗ trợ" dành riêng cho học sinh LGBTQ và học sinh da màu để nói về nỗi lo lắng về bầu cử của họ.
Tất cả những thứ đang diễn ra trong giới trẻ và sinh viên Mỹ không phải là lần đầu tiên trong lịch sử.
Vào những thập cử 60-70 của thế kỷ trước giới trẻ Mỹ c̣n hung hăn và bất cần hơn khi họ bất măn xă hội, một xă hội Mỹ đầy những bất công: 1% người giàu nhất ở Mỹ, những người thực sự sở hữu khoảng 40% tổng tài sản của cả nước - nhiều như 90% người nghèo nhất.
Thời kỳ này các thông tin thông qua giao lưu văn hóa giữa Mỹ và Liên Xô đă đem đến cho giới trẻ Mỹ một làn sóng mới, làm sống lại niềm tin về một nhà nước Xă hội chủ nghĩa mang tính hiện thực là có thật.
Trong các cuộc giao lưu văn hóa, Liên Xô đem đến nước Mỹ những h́nh ảnh tuyệt vời về một đất nước không có người bóc lột người, không c̣n chế độ tư hữu, và công dân sống trong những điều kiện an sinh hoàn toàn do nhà nước cung cấp… Đă tác động rất mạnh vào tư tưởng giới trẻ Mỹ, mặc dù họ không hiểu thực chất chủ nghĩa xă hội là ǵ và không hề biết tại Liên Xô và những nước Xă hội Chủ nghĩa hàng trăm triệu người đang bị đày ải trên các nông trang, nhà máy với điều kiện tồi tệ và áp bức về mặt tinh thần…Mọi thông tin đều bị những nhà cầm quyền tại các quốc gia cộng sản bưng bít.
Nó đă xé toạc một lỗ hổng lớn trong niềm tin của người dân Mỹ vào chủ nghĩa tư bản như một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn và khiến họ phải t́m kiếm các giải pháp thay thế. Nhiều người trong số họ, đặc biệt là những người Mỹ trẻ tuổi, đă t́m thấy nó trong một "chủ nghĩa xă hội mềm" bao gồm một phần là nhà nước phúc lợi, một phần là nhà nước hành chính, một phần là nền dân chủ xă hội chủ nghĩa.
Giới trẻ Mỹ được dẫn dắt bởi các lănh đạo “theo chủ nghĩa tự do” xuống đường tin rằng chính phủ nên “dân chủ hóa” các doanh nghiệp tư nhân — tức là trao quyền kiểm soát cho người lao động — ở mức độ lớn nhất có thể, đi với nó là các phong trào với trào lưu thể hiện tự do trong t́nh ái, hoang dă, ích kỷ và phá bỏ các quan niệm truyền thống và được những người trong đảng Dân Chủ khuyến khích…
Và phong trào mang hơi hướng xă hội chủ nghĩa của giới trẻ chỉ xẹp xuống khi sự thật tại Liên Xô được phơi bày trong chính nội tại ở quốc gia này, sau khi Stalin chết, và Khrushchev trở thành tổng bí thư đảng.
Tháng 2/1956, Khrushchev tŕnh bày một bài diễn văn bí mật tại Đại hội Đảng lần thứ 20 nhằm lên án Stalin. Sự việc này khiến Đảng Cộng sản và cả phương Tây dậy sóng, kể từ đó những ǵ sự thật về Liên xô được phơi bày công khai trước thanh thiên bạch nhật thông qua các cáo trạng về tội ác của Stalin, và sự thật kinh khủng về nhà nước xă hội chủ nghĩa thực chất là một nhà tù khổng lồ đă đến với người Mỹ- Nơi 44 phần trăm những người trẻ tuổi trong độ tuổi từ 16 đến 29 sẽ thích sống ở một quốc gia xă hội chủ nghĩa hơn là một quốc gia tư bản. Bảy phần trăm khác sẽ chọn chủ nghĩa cộng sản.