![]() |
Việt Nam muốn loại nhà thầu Trung Quốc bằng luật
1 Attachment(s)
HÀ NỘI (NV) - Quốc Hội Việt Nam đang bàn thảo về dự luật sửa đổi luật đấu thầu. Nội dung dự luật này cho thấy, Việt Nam đang cố gắng loại bỏ nhà thầu Trung Quốc.
Luật đấu thầu hiện hành cho phép các nhà thầu chuyên xây lắp, cung cấp hàng hóa, nộp chung cả đề nghị kỹ thuật lẫn tài chính. Cũng v́ vậy, khi tham dự đấu thầu tại Việt Nam, các nhà thầu Trung Quốc luôn luôn thắng v́ giá nhận thầu rất thấp. ![]() Công tŕnh xây dựng nhà máy nhiệt điện Nông Sơn dở dang v́ nhà thầu Trung Quốc đột nhiên ngừng thi công. (H́nh: Tiền Phong) Việt Nam đă phải trả một giá rất đắt cho sự sơ hở khi làm luật bởi theo luật, chủ đầu tư buộc phải chọn nhà thầu đề nghị giá thấp nhất, bất kể năng lực và kinh nghiệm của họ ra sao. Theo một thống kê công bố hồi năm 2010 th́ tính đến cuối năm 2009, các nhà thầu Trung Quốc nắm giữ quyền thi công số dự án có tổng giá trị lên tới 15.4 tỉ đôla tại Việt Nam. Cũng v́ vậy, Việt Nam trở thành thị trường xây dựng lớn nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Gần như toàn bộ các công ty xây dựng tại Việt Nam trở thành người làm thuê cho nhà thầu Trung Quốc ngay trên xứ sở của ḿnh. Đến năm 2011, Ủy Ban Tài Chính và Ngân Sách của Quốc Hội Việt Nam công bố một thống kê nữa, theo đó, các nhà thầu Trung Quốc nắm giữ tới 90% dự án tổng thầu EPC (cách gói tắt các gói thầu tư vấn, thiết kế-cung cấp thiết bị-xây lắp, vận hành hoặc c̣n được gọi là phương thức “ch́a khóa trao tay”), vốn có giá trị nhiều tỷ đôla trong các lĩnh vực dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim. Thực trạng đó kéo theo nhiều hậu quả tai hại: Gần như toàn bộ các nhà thầu Trung Quốc không thực hiện đúng hợp đồng. Các nhà thầu Trung Quốc sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc nên chất lượng của các công tŕnh do họ thực hiện tại Việt Nam rất tệ. Các nhà thầu Trung Quốc chỉ sử dụng công nhân Trung Quốc nên người Trung Quốc tràn ngập lănh thổ Việt Nam, tuy có nhiều công tŕnh được thực hiện ngay tại Việt Nam nhưng doanh nghiệp Việt Nam và công nhân Việt Nam không có việc làm. Việt Nam phải gánh chịu vô số thiệt hại về kinh tế-xă hội do nhà thầu Trung Quốc không hoàn tất dự án đúng hạn. Khi hoàn thành th́ v́ công nghệ và thiết bị tồi, công tŕnh không thể vận hành như thiết kế ban đầu, thành ra cơ sở hạ tầng không bền vững. Thâm hụt thương mại Việt-Trung tăng vọt (từ 9 tỉ đôla vào năm 2007 lên 16.4 tỉ đô la vào năm 2012). Theo sau đó là sự bất b́nh của dân chúng tăng nhanh. Từ đầu thập niên 1990, Trung Quốc đă cắt giảm tối đa các khoản trợ cấp dành cho Việt Nam, bên cạnh việc tăng tối đa các khoản cho vay ưu đăi. Tính đến cuối năm 2010, Việt Nam đă vay của Trung Quốc 500 triệu đôla. Trung Quốc cũng rất hào phóng trong việc dành cho Việt Nam các khoản tín dụng xuất khẩu ưu đăi. Tính đến cuối năm 2010, các khoản tín dụng xuất khẩu ưu đăi mà Trung Quốc dành cho Việt Nam đă vượt qua mức 1 tỷ đôla. Khi ngửa tay nhận những khoản vay ưu đăi và tín dụng xuất khẩu ưu đăi từ Trung Quốc, Việt Nam bị buộc phải sử dụng các nhà thầu, công nghệ, thiết bị cũng như dịch vụ của Trung Quốc cho các dự án tại Việt Nam. Đây là lư do hồi đầu tháng này, nhiều chuyên gia kinh tế và một số đại biểu Quốc Hội Việt Nam cảnh báo về việc kinh tế Việt Nam đang bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ngưng cung cấp thiết bị, dịch vụ và nguyên-vật liệu, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp tại Việt Nam phải đóng cửa. Sau hàng loạt những cảnh báo, chỉ trích của cả giới chuyên gia kinh tế, doanh nhân lẫn chuyên gia xă hội, báo giới, ở kỳ họp Quốc Hội Việt Nam lần này, chính phủ Việt Nam mới tŕnh dự luật sửa đổi luật đấu thầu. Dự luật có qui định, các nhà thầu phải nộp hai bộ hồ sơ riêng biệt. Một về giải pháp kỹ thuật, một về khả năng tài chính. Hồ sơ về giải pháp kỹ thuật sẽ được mở để xem xét trước. Nếu không đạt các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, công nghệ, thiết bị... nhà thầu dự thầu sẽ bị loại. Người ta hy vọng nhờ vậy, nhà thầu Trung Quốc sẽ không c̣n cơ hội để chen chân chỉ với ưu thế “giá nhận thầu luôn luôn rất rẻ”. Chưa biết dự luật sửa đổi luật đấu thầu có được Quốc Hội Việt Nam thông qua hay không (?).Khi đă thông qua th́ nội dung có c̣n nguyên vẹn tính mục đích hay không (?)Phải đặt dấu hỏi v́ dẫu cần thiết v́ có lợi cho Việt Nam song trước nay, chính quyền Việt Nam vẫn kiên định trong chuyện “không dám mạnh tay” với tất cả những ǵ liên quan tới Trung Quốc. (G.Đ.) |
Ủa, vậy lúc mà mời nhà thầu Trung Cộng vào th́ không phải mời bằng luật à? Bây giờ mời ra bằng luật ǵ?
CSVN vỗ ngực trước mặt dân lành rằng "Ta Là Luật" th́ thằng Tàu Cộng cũng làm như thế với CSVN. Dám dùng luật để nói chuyện với chủ hay sao? Osin CSVN này coi bộ muốn làm phản. hehehehehhehe....... . |
All times are GMT. The time now is 02:03. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.