VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Archive - Old News 2013 (closed) (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=266)
-   -   Rùng rợn đêm nghe tiếng hổ gầm ở đại ngàn Yên Bái (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=642315)

johnnydan9 05-11-2013 17:49

Rùng rợn đêm nghe tiếng hổ gầm ở đại ngàn Yên Bái
 
1 Attachment(s)
Tiếng hổ gầm

Đă ba chục năm rồi người ta ngỡ loài này đă tuyệt chủng trên mảnh đất này, nay nghe tin chúng xuất hiện khiến người dân vô cùng hoang mang, nhất là khi họ nghe được tiếng hổ gầm.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái, người tổ chức cho phóng viên chuyến đi xác minh các thông tin về hai cá thể hổ xuất hiện tại xă An Phú và Minh Tiến huyện Lục Yên, ông thành thật: “Thông tin rừng Yên Bái xuất hiện hổ là điều rất mừng. Mừng v́ rừng được bảo vệ tốt, nên thú rừng vẫn c̣n, nhất là hổ, loài động vật quư hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Nhưng điều đó lại đặt lên vai lực lượng Kiểm lâm một nhiệm vụ rất nặng nề là việc bảo vệ chúng không bị săn bắn và cuộc sống b́nh an của người dân trong khu vực hổ xuất hiện...”.

Không lo sao được, gần một tháng nay người dân hai xă An Phú và Minh Tiến khu vực nghe thấy tiếng hổ gầm cứ tối đến là họ đóng cửa, không mấy người ra đường.
<table style="margin:auto;" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="3" width="1"><tbody><tr ><td></td></tr><tr><td style="font-family:Arial; font-size:10pt;color:#002 060;" align="center">Khu rừng xuất hiện tiếng hổ gầm </td></tr></tbody></table>Ông Lư Kim Ngọc, thôn Tân Lập, xă An Phú năm nay 56 tuổi chưa hết đỗi kinh hoàng khi kể lại đêm đầu tiên nghe thấy tiếng hổ gầm: “Sau khi nghe tin người xă Minh Tiến đi rừng gặp hổ, mấy ngày sau đêm mùng chín tháng ba âm lịch, tôi nhớ như vậy bởi hôm sau là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, khoảng chín giờ tối, tôi và thằng con trai đang ngồi xem ti vi th́ bất chợt nghe tiếng hổ gầm rung cả mặt đất từ trên núi Khuổi Ngan vọng xuống, lũ chó hoảng sợ chạy chui hết vào các xó xỉnh im không dám sủa...”.

Ông Ngọc lắc đầu, hai mắt tṛn xoe: “Nghe tiếng hổ gầm rợn hết người, mới đầu nghe tiếng hừm...ừm...ừm, tiếp đến là tiếng hào.. ào.. ào át cả tiếng tivi. Nó gầm hai tiếng rồi im, đến gần sáng lại nghe nó gầm một lần nữa khiến cả thôn bừng dậy, con trai tôi mở điện thoại lúc đó là 4 giờ sáng.

Đêm hôm sau hổ lại gầm hai lần nữa, lần thứ nhất khoảng 11 giờ, lần sau vào lúc 3 giờ sáng, hơn 80 hộ dân ở thôn Tân Lập nhiều người đều nghe được tiếng gầm. Tiếng gầm vẫn ở trên núi kia, đúng là tiếng hổ gầm rồi.

Nghe ông tôi kể lại, trước đây vùng này có nhiều hổ, người ta nghe tiếng gầm của nó trên quả núi trước mặt nhà tôi và phía dưới kia.

Năm 1973, khi ấy tôi mới 16 tuổi cùng bố tôi là Lư Kim Tính đi thả ḅ gần hồ Thác Bà, cách đây hai cây số, chúng tôi ngủ ở trong lán để trông đàn ḅ. Gần sáng nghe tiếng hổ gầm rung cả lán, đàn ḅ sợ hăi đứng tụm vào nhau.
<table style="margin:auto;" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="3" width="1"><tbody><tr ><td></td></tr><tr><td style="font-family:Arial; font-size:10pt;color:#002 060;" align="center">Ông Lư Kim Ngọc kể lại chuyện hổ gầm và nh́n thấy dấu chân của hổ </td></tr></tbody></table>Ngày ấy rừng c̣n nhiều, thỉnh thoảng hổ lại về bắt một con ḅ, con lợn. Tôi sợ quá không dám theo bố đi chăn ḅ nữa. Sau 40 năm, nay tôi lại được nghe tiếng hổ gầm, giống hệt tiếng hổ gầm ngày bé tôi đă nghe. Sợ lắm!”

Nói rồi ông dẫn tôi ra thửa ruộng trước nhà, nơi sáng hôm sau ông thấy những vết chân hổ. Ông bảo: “Theo dấu chân th́ có hai con hổ, một con hổ to và một con hổ nhỏ, có thể là hổ con. Con hổ mẹ th́ đi trên đường dấu chân to như cái bát ăn cơm in trên bùn, người ta c̣n lấy que cắm xung quanh đánh dấu, nhưng ô tô chở đá xoá hết rồi. Dấu chân hổ con đi dưới ruộng, nó đi lăng nhăng không theo hàng lối nào cả tới góc ruộng th́ mất dấu...”.

Ông Ngọc dẫn tôi ra ruộng t́m dấu chân hổ con, nhưng không thấy ǵ, chỉ thấy toàn vết chân chó. Chỉ dăy núi phía xa ông bảo: “Nghe các cụ già kể lại, ngày xưa khi chưa có hồ Thác Bà, nơi đây c̣n là rừng hổ thường đi từ cánh rừng phía dưới ḷng hồ hoặc từ xă Xuân Long của huyện Yên B́nh qua đường này rồi lên hang Khau Sum.

Ngày xưa người dân nhiều lần nghe thấy tiếng hổ gầm ở đó, người ta gọi là hang hổ gầm. Mọi người ở đây hoang mang và lo lắng lắm. Nghe cán bộ kiểm lâm giải thích đă yên tâm một chút nhưng chưa hết lo đâu...”.
<table style="margin:auto;" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="3" width="1"><tbody><tr ><td></td></tr><tr><td style="font-family:Arial; font-size:10pt;color:#002 060;" align="center">Ông Lộc Xuân Chỉ kể lại những câu chuyện về hổ trên đất Tân Lập </td></tr></tbody></table>Chúng tôi qua nhà cụ La Thị Vẹ. Cụ Vẹ năm nay 86 tuổi, sinh ra và lớn lên tại xă Tân Lập. Nhà cụ nằm ngay dưới chân núi. Mấy tháng nay gia đ́nh cụ dựng lại nhà mới nên ở tạm trong lán.

Khi chúng tôi hỏi chuyện hổ, cụ rùng ḿnh vẻ mặt hăi hùng: “Ối trời, đêm ấy cả thôn này ai mà chả nghe thấy hổ gầm. Tiếng nó gầm rung cả căn lán này đấy, bà sợ lắm. Đàn chó chạy chui hết vào gầm các đống gỗ dưới sàn nhà kia, nhiều con đêm ấy không dám ló mặt ra và chẳng con nào dám sủa.

Từ hôm đó bà không dám ngủ ở lán này nữa đâu, chưa làm xong nhà nhưng tối lên đó ngủ, không ai ngủ dưới lán nữa...”.

Theo lời cụ Vẹ, đêm 30-4 mọi người lại nghe được tiếng hổ gầm. Đêm 2-5-2013 hai thằng cháu của cụ là Sầm Văn Huấn và Lương Văn H́nh đi soi ếch trên núi nghe tiếng hổ gầm bỏ chạy một mạch về nhà.

Như vậy, từ đêm 19-4-2013 đến nay người dân thôn Tân Lập đă 4 lần nghe được tiếng hổ gầm. Bà Vẹ lắc đầu: “Cán bộ ơi, dân chúng tôi ở đây sợ lắm rồi, nhà nước đưa người về xua con hổ này đi, bây giờ không ai dám lên rừng hay đi làm nương rẫy một ḿnh nữa đâu...”.

Người biết nhiều chuyện hổ của xă An Phú là ông Lộc Xuân Chỉ, nguyên Bí thư Đảng ủy xă. Ông kể: “Xă An Phú trước đây là khu vực hổ sinh sống. Năm 1958 khi đó tôi c̣n nhỏ được biết có một người ở dưới xuôi lên bẫy được hai mẹ con hổ ở khu rừng Khau Cuống.

Đến năm 1968-1969 lại thấy hổ xuất hiện ở đây. Ông Triệu Văn Vinh một thợ săn lăo luyện một lần đi săn ở Lũng Đẩy đă bị hổ đuổi phải chạy bán sống bán chết.

Nhà tôi trước kia ở thôn Tân Lập khu vực nhà cụ Vẹ đang ở bây giờ. Năm 1973 lại thấy hổ xuất hiện. Dấu chân của chúng đi đâu cũng thấy, to bằng miệng bát nước chấm quanh chân núi. Cứ đến sẩm tối mọi người lại nghe tiếng hổ gầm.

Hồi bố tôi c̣n sống, chiều ấy cả nhà tôi đang ăn cơm, lúc đó trời đă nhá nhem tối, con chó ngồi chầu phía dưới, bỗng kêu oẳng lên một tiếng, cả nhà vội nh́n xuống sàn thấy con chó bị quăng ra phía trước sân nhà. Con hổ nhảy theo quăng con chó sang phía vườn. Bố tôi vớ khúc củi đang cháy dở ném qua cửa sổ theo sau nó, than lửa bắn tung toé khiến con hổ bỏ con chó chạy mất.

Bố tôi bảo, hổ vốn sợ lửa, nên nh́n thấy lửa là nó bỏ chạy. Hoá ra con hổ này về ŕnh con chó từ lâu rồi, khi con chó mải ngóng lên sàn th́ bị con hổ vồ. C̣n nhớ năm 1973 ông Nguyễn Văn Nguyệt bắn được con hổ nặng trên 40 kg khi nó về bắt một con lợn của dân. Tôi được ăn thịt con hổ này, thịt nó ăn rất ngọt...”.

Đúng như mọi người nói, ông Lộc Văn Chỉ kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện về hổ. Im lặng một lúc ông bảo: “Đă mấy chục năm rồi nay lại nghe người dân phản ánh nghe được tiếng hổ gầm, không phải một hai người mà nhiều người nghe được, lạ thế.

Trước đây mỗi năm người dân nghe tiếng hổ gầm vài bận. Nếu có hổ về đây thật th́ mấy chục năm qua con hổ này sống ở đâu sao bây giờ mới trở lại đây? Cứ nghe những ǵ bà con nói với kinh nghiệm của bản thân, tôi tin tám mươi phần trăm rừng An Phú c̣n hổ...”.
<table style="padding:5px;" align="center" cellpadding="3" cellspacing="3" width="455"><tbody>< tr><td><fieldset style="background-color:#f2f2f2"><lege nd></legend>Ông Đăng Văn Tâm, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Lục Yên, cho biết: “Hai xă An Phú và Minh Tiến c̣n trên hai ngàn ha rừng liền một dải. Sau khi có thông tin hổ xuất hiện, huyện thành lập hai đoàn công tác bao gồm cả công an và kiểm lâm xuống các thôn bản của hai xă An Phú và Minh Tiến tổ chức họp dân, phổ biến những quy định của pháp luật, hổ là loài động vật hoang dă vô cùng quư hiếm nhà nước cấm săn bắn đồng thời hướng dẫn cho nhân dân cách xua đuổi hổ.

Gần một tháng nay cán bộ kiểm lâm bám sát địa bàn, túc trực ngày đêm nắm bắt mọi thông tin về hổ. Đêm Chủ nhật 5-5 một người tên là Hải ở xă Liễu Đô cùng với ba người đi đào đá quư trên núi giáp khu rừng xă Minh Tiến cũng nghe thấy tiếng hổ gầm. Họ sợ quá, mấy ngày nay không ra khỏi lán, điện về gia đ́nh báo chưa dám xuống núi về nhà...</fieldset></td></tr></tbody></table>

NongDan 05-11-2013 17:59

Hổ về báo oán.

casinoroyale 05-11-2013 18:20

sao lại "rùng rợn"?
sắp có thịt hổ ăn rồi
xương ngâm rượu "cao hổ cốt" nữa..
hehehe

hongyen2000 05-11-2013 19:01

Cái ǵ nguy hại đến dân chúng là nên giết đi...bảo tồn cái tốt đẹp chứ ai đi bảo tồn cái nguy hiểm.

guy19 05-12-2013 04:34

hahaha con hổ này xấu số rồi thế nào mấy chú kiểm lâm nhà ta kết hợp các dc công an bắt cho bằng được đem xương nấu thành cao cho hết cái tội gầm ....

Minhrau 05-13-2013 13:01

ban đêm muốn đụ mà nghe tiếng hổ gầm th́ cu thun hết


All times are GMT. The time now is 06:38.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05467 seconds with 8 queries