![]() |
Góc khuất của những người mang danh 'pê đê'
1 Attachment(s)
Tại các đám tiệc, những kiếp người sinh ra mang tiếng "pê đê" có dịp tỏa sáng. Đây cũng là thời gian huy hoàng để những người sống phận "sâu chẳng ra sâu" kiếm sống với nhiều góc khuất sau ánh đèn màu.
Đi hội chợ xem "pê đê" kêu lô tô Một buổi ca nhạc kịch của đoàn ca nhạc chưa một lần nghe tên biểu diễn ngoài trời tại bãi đất rộng của huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp). Xen trong những lời mời gọi, giới thiệu từ chủ quầy các trò chơi trúng thưởng, người ta nghe lời người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục ca, múa, nhạc, ảo thuật, kịch với sự tham gia, biểu diễn của người đẹp này, ca sỹ nọ,... Và dĩ nhiên xen giữa các tiết mục biểu diễn đó sẽ có màn "kêu lô tô" trúng thưởng, công việc chính của những "pê đê". Ngay sau lời giới thiệu: "Đến với các bạn đêm nay là người đẹp Bảo Trân", chúng tôi dõi theo cô gái có thân hình bốc lửa, nổi bật với bộ cánh mát mắt cùng đôi chân dài miên man. Cầm trên tay lá vé lô tô, cô luôn miệng mời gọi bằng các động tác uốn éo cơ thể thiếu vải một cách đầy khêu gợi. Màn xuất hiện sẽ kéo dài thêm sự hào hứng cho bọn thanh niên đang cố gào thét theo những bước chân uyển chuyển của cô, nếu như cô không cất lên tiếng hát phản bội thân hình bốc lửa của mình. Cái giọng ồ ồ, ngang phè phè ngay lập tức đập tan sắc đẹp kiêu sa của Bảo Trân. Không quá bất ngờ và thất vọng như bọn thanh niên mới lớn, anh Nguyễn Văn Nam (43 tuổi, bán cá viên chiên) đứng kế bên chúng tôi lầm rầm: "Lạ gì mấy cái trò này nữa, lại một con pê đê". Vừa chiên cá viên, anh vừa cho chúng tôi biết cứ khoảng thời gian này lâu lâu lại có những đoàn ca nhạc nghiệp dư về đây biểu diễn. "Mỗi chương trình như vậy, các ông bầu khoe có ca sỹ này, người đẹp nọ nhưng chỉ mang về toàn pê đê thôi". Anh cho biết thêm: "Năm nào có hội chợ như vậy người ta đều kháo nhau là đi coi pê đê kêu lô tô. Nhưng cũng nhờ họ mà anh kiếm thêm được nhiều hơn". Sau khi gửi đến một tình khúc chát chúa về mùa xuân, Bảo Trân bỏ lại sân khấu. Và như để "đốt" nóng thêm không khí của buổi biểu diễn, Bảo Trân cầm luôn tập vé lô tô nhảy khỏi sân khấu đến với khán giả. Dù đứng hẳn ngoài rạp được quây bằng vải bạt sơ sài, chúng tôi cũng cố vẫy tay mua một vé với mục đích được gặp "người đẹp". Khi được mời nói chuyện vì lý do ngưỡng mộ, "người đẹp Bảo Trân" đồng ý hẹn chúng tôi ngồi nói chuyện sau khi đã xong phần "kêu lô tô" sắp tới. Không để lỡ cuộc hẹn, chúng tôi nán lại xem những người đẹp tiếp theo. Quả thực như anh bán cá viên trên đã nhận định, tất cả những người đẹp đều thuộc giới tính thứ 3. Tiếp chúng tôi tại quầy nước mía dưới sân khấu, Bảo Trân cho biết: "Năm nay em được 26 tuổi và đang hát cho một phòng trà có tiếng trên Sài Gòn”. Được biết trước khi chuyển giới, Bảo Trân có tên là Bảo Trọng, sinh ra trong một gia đình khá giả tại thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp). Ngày thơ dại, cậu được chiều chuộng như một cậu ấm. Tuy nhiên về sau, người ta không thấy cậu làm thân với bọn con trai mà ỏn ẻn, e lệ, khép nép như đám con gái cùng tuổi. Cha mẹ Trọng vốn là dân làm ăn có máu mặt quyết không thể để cậu yếu đuối, yểu điệu như một đứa con gái. Cha Trọng thất vọng và cuối cùng ông khinh ghét chính đứa con trai độc nhất của mình. Ông quyết định sẽ từ cậu và sẽ "đẻ" một cậu quý tử khác. Góc khuất cuộc đời của kiếp “pê đê” Trọng đâm chán nản. Cậu lang thang tìm đến các tụ điểm xuất hiện các phần tử thuộc giới tính thứ 3. Ban đầu. "Trước mắt em là cảnh họ ngập ngụa trong rượu ngoại, thuốc lắc và tình dục. Thật tình em cảm thấy kinh khủng và ghê tởm". Nhưng bất lực trước việc số phận đã chọn cho cậu kiếp "Sâu chẳng ra sâu... bướm nào phải bướm...", cậu nhắm mắt đưa chân. Bảo Trọng bắt đầu làm quen với những thứ cậu từng buồn nôn đó. "Cũng nhiều thành phần lắm anh à. Đồng tính nam có, đồng tính nữ có, nói chung có đủ cả. Họ đến với nhau để được nói, được nghe. Có khi vì tiền và có khi chỉ vì được thỏa mãn tình dục thôi". Những cuộc gặp gỡ, vui vẻ đó bắt đầu cuốn hút Trọng. Trọng lao vào những cuộc chơi đốt thời gian và sức lực. Trả lời chúng tôi việc "kiếm đâu ra nhiều tiền mà chơi lắm thế", Bảo Trân rút thuốc ra hút, nói thẳng thừng: "Đứa thì đi làm mát-xa, đứa thì đi làm nhà hàng, bán kẹo kéo, hát hội chợ, hát đám cưới, hát đám ma cũng có. Nhưng đi làm "đ..." thì nhiều". Theo Trân thì xuất thân của “pê đê” cũng khá đa dạng. Có người từng là cô chiêu cậu ấm, là sinh viên, có người là dân đen nghèo hèn ra phố tìm cảm giác rồi cắm lại luôn. Trả lời chúng tôi việc có cảm thấy buồn hay sợ khi đi hát như vậy không, cô ngẩng mặt phà hơi thuốc rõ dài rồi cười khẩy. Cô cho biết được đi hát như vậy "còn được tôn trọng, tự do chán". Nhận thấy tôi có vẻ thắc mắc, "người đẹp" đáp: "Đi hát vậy còn ít phải gặp những cái cười khinh bỉ, rẻ rúng. Nói thật với anh trước đây, họ cảm nhận chúng tôi như một bộ phận thừa của xã hội. Bước ra đường, lúc nào chúng tôi cũng trốn tránh những cái nhìn kỳ thị và khinh bỉ của xã hội". Cô cho biết đi hát như vậy ít nhiều còn nhận được những ủng hộ, hoan nghênh của bà con. Nhưng đó cũng chỉ là số rất ít trong quỹ thời gian huy hoàng. "Ngoài những dịp cận Tết, trong Tết, chúng em không biết kêu lô tô ở đâu đành đi làm mát- xa. Đứa thì phục vụ quán bia, nhà hàng, hát đám cưới, đám ma, thậm chí đi qua đêm với bất cứ ai có nhu cầu". Nhận thấy, chúng tôi để ý những hình xăm nhằng nhịt trên tấm lưng trần và trên cả bộ ngực hở một cách thiếu tinh tế, cô lại cười. "Mấy cái đó là lúc buồn em xăm chơi đó. Đôi khi nó cũng để phân biệt đẳng cấp. Còn mấy chấm này hả? Dấu tụi này chích đó. Chích mãi nó thế. Tự dưng thành hình". Cô cười ngất. Theo Người Đưa Tin |
mọi người mang 1 kiếp sống mà số phận đã an bày...theo định luật con người và vạn vật..
YES đôi khi cũng đáng thương... vì mình không bị mang căn bịnh như họ.. |
All times are GMT. The time now is 11:06. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.