VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Archive - Old News 2013 (closed) (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=266)
-   -   Người Việt có lười lao động? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=620559)

vuitoichat 03-03-2013 22:11

Người Việt có lười lao động?
 
1 Attachment(s)
Các chuyên gia nhận định, hơn lúc nào hết, Việt Nam cần đưa ra các chính sách nhằm cải thiện năng suất lao động, như tăng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ chuyển đổi nông nghiệp sang công nghiệp, hỗ trợ sáng kiến cải tiến tại nơi làm việc, đặc biệt ở doanh nghiệp vừa và nhỏ, và thúc đẩy hệ thống giáo dục đào tạo.

Cần đánh giá toàn diện


Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 2012, năng suất lao động ở Việt Nam dừng ở mức hơn 6.800 USD, nằm trong nhóm thấp nhất ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương. Năng suất lao động ở các nền kinh tế công nghiệp cao hơn đáng kể. Năng suất của Singapore cao gấp gần 15 lần so với Việt Nam, 11 lần so với Nhật Bản và gần 10 lần so với Hàn Quốc. Ngay cả trong nhóm các nước thu nhập trung b́nh của ASEAN cũng có sự chênh lệch đáng kể. Ví dụ, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan.

Một xu hướng đáng chú ư là năng suất lao động của Việt Nam đang giảm. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất của Việt Nam tăng trung b́nh 5,2%/năm, đạt tốc độ nhanh nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, năng suất hàng năm của VN chỉ tăng ở mức khiêm tốn 3,3%.

Năng suất lao động Việt Nam chỉ hơn Campuchia và Bangladesh trong khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương

Nhận định về báo cáo năng suất lao động của các nước Châu Á-Thái B́nh Dương của ILO, trong đó Việt Nam chỉ xếp thứ 3 theo thứ tự từ thấp lên cao, hơn Bangladesh và Campuchia, nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt tỏ vẻ không đồng t́nh bởi ông cho rằng ILO mới xét năng suất lao động dựa trên sức mua và tăng trưởng GDP.

“Nếu xét trong lĩnh vực nông nghiệp th́ rơ ràng năng suất người nông dân Việt Nam tạo ra đâu có thua kém nước nào. Chúng ta đang từ một nước phải nhờ viện trợ lương thực đă trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng nhất, nh́ thế giới. Xét về lĩnh vực công nghiệp th́ nước ta vẫn là nước đang phát triển, chưa trở thành một nước công nghiệp nên nh́n chung năng suất lao động vẫn thấp là điều dễ hiểu” ông Bạt nói.

Theo ông Bạt, khả năng làm việc và làm việc tốt của người Việt là không thể phủ nhận, “Tôi đă từng tham quan những tập đoàn lớn hay những trường đại học danh tiếng trên thế giới, đều tận mắt chứng kiến người Việt ta được đánh giá cao như thế nào”.

Từ đây, ông Bạt nhận định, để đánh giá chính xác năng suất lao động của một nước cần có cái nh́n toàn diện về thể chế chính trị, kinh tế, xă hội, giáo dục của nước đó. “Xét trên tổng thể vẫn là một nước chậm phát triển th́ việc duy tŕ năng suất lao động thấp là điều đương nhiên” ông Bạt nói.

Không thể đổ năng suất thấp cho người lao động

Ông Mai Đức Chính, Phó Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng khẳng định nói năng suất lao động Việt Nam thấp không phải chỉ do yếu tố con người quyết định.

“Thực ra yếu tố con người chỉ là một phần, trong đó, phải kể đến vấn sức khỏe và tác phong công nghiệp của người lao động Việt vẫn c̣n hạn chế. Hôm qua c̣n là người nông dân, hôm nay đă trở thành công nhân.

Dẫu vậy chúng ta cũng không thể đổ lỗi hết cho người lao động. Tại sao cũng là người lao động Việt khi sang làm việc tại nước ngoài lại thường được chủ sử dụng lao động đánh giá cao hơn? Rơ ràng yếu tố môi trường tác động rất lớn, làm việc ở 2 điều kiện khác nhau sẽ cho ra kết quả năng suất khác nhau …”, ông Chính nói.

Theo ông Mai Đức Chính, có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng tới năng suất lao động, trong đó bao gồm môi trường làm việc; yếu tố công nghệ; giáo dục đào tạo tay nghề cho người lao động… Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu đó là việc kích thích từ động lực làm việc. “Hiện nay, thay v́ nên trả lương theo h́nh thức khoán sản phẩm th́ hầu hết DN vẫn trả lương theo thời gian, dù anh có làm tốt bao nhiêu cũng như anh làm việc b́nh thường. DN trả lương không cần biết năng suất bao nhiêu, chỉ cần làm đủ 8 tiếng, chính v́ thế mới có câu chuyện chủ sử dụng lao động luôn muốn tận dụng tối đa thời gian làm việc, thậm chí hạn chế cả thời gian đi vệ sinh của công nhân…”.

Kinh nghiệm của Nhật Bản, cho thấy, hiệu quả của chính sách tăng năng suất của công đoàn nước này nằm ở chỗ: lợi nhuận từ kết quả tăng năng suất lao động sẽ được công khai minh bạch, để chia cả cho người lao động… “Tại Việt Nam lại khác, DN lại dùng “quả” tù mù để trốn thuế nhà nước, có lăi ông cũng kêu lỗ, người lao động đâu có biết thành quả người ta làm được ra sao!?”, ông Chính nói.

Từ thực tế trên, ông Mai Đức Chính khẳng định, suy cho cùng vấn đề tăng năng suất thuộc về trách nhiệm quản lư vĩ mô

“Chỉ xét riêng về công tác giáo dục đào tạo, tính tới thời điểm này, nước ta mới chỉ có hơn 30% lao động trải qua đào tạo th́ làm sao có thể thực hiện mục tiêu tới năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp?”, ông Chính nói.

Nguồn: Tuyết Mai/Khampha

Minhrau 03-03-2013 23:35

người việt cộng lao động ít nhưng chơi gái th́ nhiều đến lúc thiếu tiền th́ đi cướp để sống quá đă

chathangdiacon 03-04-2013 03:58

dân xứ khỉ bây giờ ăn tục nói phét ban ngày tụ năm tụ ba đi ăn cướp gựt đồ mánh mung kiếm ăn...ban đêm ăn nhậu nhập nha ăn cắp ăn trộn là lao động hàng ngày của thanh niên xứ khỉ ngày nay......LOL

dead from the neck up


All times are GMT. The time now is 09:59.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04709 seconds with 8 queries