![]() |
Đôi điều về sự tha hóa của Phật giáo [tại Việt Nam] hiện nay
1 Attachment(s)
Đặng Ngữ
Với tư cách một phật tử, tôi không ngạc nhiên mà cũng chả lấy làm “shock” trước việc nhà sư “khóa môi” Đàm Vĩnh Hưng. Tôi cũng không có ư phê phán việc hai nhà sư này thay v́ dành thời gian cho việc tu tập, chăm sóc phần hồn chúng sanh th́ lại dùng thời gian đấy cho việc đi xem ca nhạc và bỏ ra một số tiền lớn để mua rượu (dù mua với mục đích nào đi chăng nữa cũng khó ḷng mà biện hộ). Bởi những điều này cùng với rất nhiều điều khác nữa sẽ phải xảy ra, không lúc này th́ sẽ vào lúc khác, không chỗ này th́ nó sẽ xảy ra ở một chỗ khác như một điều tất yếu phải đến trong xă hội chúng ta. Điều này cũng chỉ là một trong rất nhiều chỉ dấu báo hiệu sự tha hóa đến tận cùng của cái gọi là Phật giáo hiện nay mà nguyên nhân đến từ việc tiếp thu một cách phiến diện, lệch lạc bản chất tốt đẹp của giáo lư Phật giáo. Tất yếu, tính chân xác và những giáo thuyết tốt đẹp của Phật giáo ngày càng bị khuất lấp, tha hóa và cuối cùng rơi vào t́nh cảnh như hiện nay. Việc chính trị hóa Phật giáo đă và sẽ gây nên đủ thứ tai họa. Các nhà sư bây giờ cũng muốn dành độc quyền trong việc diễn giải kinh sách, bịa ra những ngụy thuyết phứt tạp như thuyết “nhập thế” để biện hộ cho việc kết hợp cực kỳ trái khoáy giữa nhà nước và Phật giáo. Khi họ bày đặt nhiều lễ nghi trọng thể để mê hoặc dân chúng mà phần đông những người dân b́nh thường chúng ta đều tự xem ḿnh như những phật tử mà chẳng hề nghi ngờ dù chỉ một chút xíu về ư nghĩa của Phật giáo chân chính. Cho nên, t́nh thương càng ngày càng nguội lạnh th́ hẳn nhiên sự tha hóa, phản trắc, lừa lọc và tàn bạo phải lên ngôi. Nếu tôi có thể nói lên một tiếng nói của người phật tử chân chính th́ việc đầu tiên tôi muốn nói: các nhà sư-đại biểu quốc hội của chúng ta hoặc nên cởi bộ cánh đạo vàng mà tham gia cuộc chơi chính trị như những ông nghị b́nh thường khác hoặc nên trở về chùa mà tự ḿnh cấm túc, sám hối. Tư tưởng Phật giáo lấy sự thương yêu, bất bạo động làm căn bản. Giáo lư Phật giáo đă chỉ ra rằng, việc trả thù và trừng phạt theo kiểu lấy oán báo oán chỉ làm tăng thêm cái ác và việc sử dụng bạo lực, dù bạo lực đấy được biện minh cho một mục đích tốt đẹp đến thế nào đi chăng nữa, cũng chỉ là những cách diễn giải đầy gian trá. Bởi khi cho phép bản thân dùng bạo lực chống lại người khác th́ điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận bạo lực chống lại ḿnh. Hậu quả của việc tha hóa Phật giáo như chúng ta đă thấy ngày hôm nay có thể được bắt nguồn từ vài chục năm về trước khi ḥa thượng Thích Quảng Đức lấy thân ḿnh làm đuốc sống để chống lại bạo quyền của chế độ Ngô Đ́nh Diệm. http://dcvonline.net/images/112012/banthoxuongduong.jpg Bàn thờ xuống đường (Huế, 1966) Nguồn ảnh: © Bettmann/CORBIS Tôi không ở vào thời điểm đó để có thể hiểu hết được hoàn cảnh lịch sử mà ḥa thượng phải dùng đến phương pháp cực đoan nhằm phản đối chính sách của họ Ngô. Nhưng rất rơ ràng, cái h́nh ảnh đấy đă gieo vào tâm thức của nhiều thế hệ như là một biểu tượng của bạo lực, hay nói chính xác hơn một biểu tượng của sự cực đoan tôn giáo, một biểu tượng của sự chia rẽ như chính sự chia rẽ trong ḷng người Việt chúng ta đến tận hôm nay vậy. Một biểu tượng của đấu tranh theo kiểu như thế luôn đồng nghĩa với một biểu tượng của bạo lực. Thật mâu thuẫn khi chúng ta vừa ca ngợi, thán phục thánh Mahatma Gandhi lại vừa ca ngợi sư Thích Quảng Đức. Chúng ta đă có quá nhiều biểu tượng anh hùng dân tộc gắn liền với chiến tranh như Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Những biểu tượng mà dù có tự hào đến mấy th́ chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng chúng gắn liền với tâm thức ưa chiến tranh và bạo lực của người Việt. Cho nên, chúng ta không cần tốn nhiều tiền để xây dựng thêm những biểu tượng của sự đau thương và chia rẽ như thế nữa. Theo một cách không trực tiếp, phong trào đấu tranh Phật giáo dần dần rơi vào ṿng tay của một phong trào đấu tranh khác c̣n hơn cả bạo lực cho đến tận ngày hôm nay. Lịch sử đă cho thấy rằng, tự do-b́nh đẳng-bác ái không thể nào giành được bằng các phương pháp bạo lực dù bạo lực đó được biện minh bằng những mục đích cao đẹp như thế nào đi chăng nữa. Có thể Phật giáo đă bắt đầu trượt dài trong sự tha hóa kể từ đấy khi những nhà sư lănh đạo quyết định song hành cùng với cuộc đấu tranh chính trị hay nói đúng hơn những tư tưởng cổ súy, biện minh cho bạo lực và sử dụng bạo lực được khoát lớp áo đạo vàng “tư tưởng Phật giáo nhập thế” hóa thân thành chủ nghĩa dân tộc đă len lỏi vào Phật giáo. Và thay v́ quay trở về với những nguyên lư tốt đẹp ban đầu, sự thương yêu như một chân lư bất diệt th́ Phật giáo Việt Nam lại tiếp tục dùng lư lẽ để biện minh cho những kết hợp khái khoáy Nhà nước-Phật giáo mà khẩu hiệu “Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xă hội” được xem như một khẩu hiệu biểu trưng của sự tha hóa ấy. Đấy cũng là lư do tại sao trong thực tế vẫn đang có hai giáo hội khác nhau. Và một giáo hội vẫn đang tiếp tục đấu tranh bền bỉ cho việc tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị. Nh́n vào lịch sử tôn giáo của chúng ta, những người Ki-tô ngày nay đang phải trả giá (sự thù địch giữa chính quyền và cộng đồng Ki-tô) cho sự kết hợp giữa quyền lực Nhà nước và quyền lực Thiên Chúa giáo trong quá khứ khi mà cộng đồng Ki-tô cũng đă từng làm trái những điều răn của Chúa Ki-tô, họ cũng đă từng đào hào, xây dựng chiến lũy... cùng với người Pháp và chính quyền của ông Ngô Đ́nh Diệm. Rơ ràng, chẳng thể nào có một kết cục tốt đẹp nếu không muốn nói rằng cái giá phải trả sẽ rất đắt khi chính trị hóa tôn giáo hoặc ngược lại tôn giáo hóa chính trị. Thế giới hiện đại không có chỗ cho một sự kết hợp như thế dù biện minh bởi bất cứ một học thuyết nào. Trong chừng mực nào đó, tôi tán thành quan điểm của nhà văn Phạm Thị Hoài khi cho rằng, “Nếu những quan sát của tôi không nhầm th́ ngoài ra cộng đồng thiểu số này c̣n chứng tỏ những ưu thế khác so với xă hội bao quanh nó mà đa số là một hỗn hợp của vô thần và mê tín. Nền tảng đạo đức trong giáo dân dường như vững chắc hơn và ư thức xă hội cao hơn mặt bằng chung, trong khi những người lănh đạo họ dường như thua xa giới lănh đạo xă hội bên ngoài về thành tích dốt nát, tham nhũng và lộng quyền. Điểm yếu của nhà thờ, xuất phát từ một giai đoạn quá khứ từng tháp tùng chủ nghĩa thực dân, là chỗ đứng tương đối chênh vênh của nó trong t́nh tự dân tộc.” Việc tách rời khỏi quyền lực nhà nước may thay lại đem đến cho cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam nhiều điều tốt lành. Cá nhân tôi, tôi ủng hộ quan điểm tách rời tôn giáo khỏi những hệ lụy chính trị. Hăy để tôn giáo trở về với những giá trị tốt đẹp ban đầu của tôn giáo. Hăy để Phật giáo đi trên con đường mà tự nó soi sáng chứ không cần sự soi sáng của bất cứ một thế lực nào khác. Sài G̣n, 08/11/2012 Nguồn: Đôi điều về sự tha hóa của Phật giáo hiện nay. Đặng Ngữ. Facebook. Thursday, November 8, 2012 at 11:07am DCVOnline biên tập và minh họa. |
All times are GMT. The time now is 13:38. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.