![]() |
Phim "run tay" lên ngôi
1 Attachment(s)
Đă qua rồi thời hoàng kim của những bộ phim được dàn dựng công phu và kỹ xảo hoành tráng, khán giả nghệ thuật thứ 7 đang trở nên ưa chuộng mốt phim “shaky cam” (tạm dịch là máy quay rung), với đặc trưng là những cảnh quay lắc lư, nhập nḥe suốt hơn một tiếng rưỡi đồng hồ khiến nhiều người thậm chí phải nôn v́ qúa chóng mặt.
![]() Uống thuốc say sóng trước khi xem phim Nếu không biết trước hoặc vừa mới xem chắc chắn sẽ không ai nghĩ rằng dàn đạo diễn và ekip làm phim chuyên nghiệp đứng đằng sau những thước phim mà những kẻ mới cầm máy quay lần đầu cũng quay được ngang ngửa, hoặc có thể c̣n đẹp hơn. Nếu chọn thể loại “run tay” này, bộ phim phải có cái nền nội dung “nghiệp dư” hợp lư. Ví dụ nổi tiếng nhất là The Blair Witch Project, chuyện một nhóm 3 SV làm đề tài nghiên cứu về truyền thuyết mụ phù thủy bắt trẻ con, sau đó họ bị mất tích trong căn nhà hoang giữa rừng sâu, 1 năm sau người ta mới t́m thấy cuốn băng họ ghi lại hành tŕnh của ḿnh. Hay tương tự là Cannibal Holocaust, một nhóm các nhà thám hiểm Ư quay tài liệu về tập tục ăn thịt người và bị lạc trong rừng Amazon. Năm 2007 vừa qua Cloverfield gây xôn xao với nội dung về một nhóm bạn 5 người New York quay một cuốn băng kỉ niệm nhưng sau đó lại bị rơi vào t́nh thế đường cùng trước một thảm họa siêu nhiên ập đến thành phố, và họ dùng cuộn băng ghi h́nh như một lời kêu cứu. Và mới đây nhất là REC, bộ phim của Tây Ban Nha về 2 phóng viên đài truyền h́nh địa phương đi quay hoạt động của đội cứu hỏa nhưng vô t́nh ghi h́nh lại được những cảnh tượng khủng khiếp về một loại virus chết người. ![]() ![]() ![]() Mục đích của các nhà làm phim “run tay” là muốn tạo cảm giác “thật” cho người xem với cách lư giải “tôi đâu có ư dựng một bộ phim, đó là cuốn băng những người trong cuộc tự quay lại những chuyện xảy ra với họ đấy chứ! Và tôi cũng chẳng cắt bỏ, chắp ghép hay chen bất ḱ hiệu ứng ǵ cả!”. V́ thế khán giả ngỡ như ḿnh đang xem tài liệu hay tin tức, không ít người xem xong vẫn tin rằng đó là sự thật. Một vài nhân vật chính từ đầu đến cuối phim không được thấy mặt v́ họ phải đóng vai người cầm máy quay. Thể loại “run tay” được áp dụng nhiều trong phim kinh dị và hành động v́ nó làm tăng cảm giác sợ hăi bằng một động tác rất đơn giản, tắt đèn máy quay để màn h́nh tối đen và khán giả hồi hộp không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra. Dù nội dung không có ǵ đặc sắc nhưng cảm giác “thật” khiến Cloverfield thu về 40 triệu USD chỉ trong tuần đầu tiên công chiếu. Phim “run tay” ít nhiều làm thay đổi cách nh́n về mối tương quan giữa cuộc sống và nghệ thuật thứ 7, bây giờ ít thấy ai nói “chuyện như trong phim” nữa, mà thay vào đó là “phim y như thật!”. Có lẽ v́ sự thật th́ lúc nào cũng có giá trị của nó để tất cả mọi thứ phải hướng về, không loại trừ cả những bộ phim. Dương Thanh Nga |
All times are GMT. The time now is 22:47. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.