![]() |
Rắc rối vì sau khi cho giải phẫu thẩm mỹ khuôn mặt không giống như hình chụp trên passport
1 Attachment(s)
![]() Giải phẫu thẩm mỹ. (Ảnh minh họa: Aliburhan S/Unsplash) Việc cho chỉnh sửa, cải thiện về mặt thẩm mỹ, mặc dù thường để giúp cho ngoại hình trông đẹp hơn, dễ nhìn hơn, nay lại dẫn đến nguy cơ bất ngờ về những rắc rối với giấy tờ tùy thân chính thức. Phẫu thuật thẩm mỹ là một chuyên khoa tập trung vào việc cho tái tạo, phục hồi hoặc thay đổi nhiều chổ trên cơ thể con người. Bao gồm các giải phẩu lớn nhỏ nhằm loại bỏ các khuyết tật bẩm sinh, nơi bị chấn thương hoặc do bệnh tật gây ra để giúp làm nổi bật ngoại hình sẳn có. Cho dù công việc sẽ đem lại những lợi ích như nâng cao lòng tự tin, nhưng cũng chứa đụng những nhược điểm bất ngờ thật đáng kể. Một ví dụ điển hình: mức tốn kém tiền bạc đáng kể, vì hầu hết các phẩu thuật thẩm mỹ đều không được công ty bảo hiểm sức khỏe đồng ý chi trả. Rủi ro trong phẫu thuật là chuyện khó tránh khỏi, với các biến chứng từ việc gây mê, bị nhiễm trùng, bị chảy máu quá nhiều và các tổn thương về thần kinh. Sẹo không mong muốn và thời gian để phục hồi kéo dài kèm theo đau đớn, sưng to và bầm tím cũng rất thấy rất phổ biến. Thất vọng với kết quả, sự bất đối xứng hoặc vẻ ngoài mất tự nhiên, dẫn đến nỗi đau khổ dằn vặt về mặt tâm lý và có khả năng cần phải cho phẫu thuật chỉnh sửa đến nhiều lần nữa. Ngoài ra còn có nguy cơ khiến cho một số tình huống trong giao tiếp xã hội lại trớ trêu hơn. Ví dụ gần đây, với một người nổi tiếng trên Internet tại Anh cô gái tên Ashley Stobart, theo People. Cô Stobart, người đồng dẫn chương trình podcast "Nip Tuck" với Lauren Elizabeth Adamson, một nhân vật khá nổi tiếng khác trên Internet, có chia sẻ trải nghiệm du lịch tuy có phần hài hước nhưng hết sức bực bội bắt nguồn từ lần phẫu thuật thẩm mỹ toàn diện của cô. Trong một tập podcast, cô Stobart có kể lại về cách mà những sự thay đổi lớn về thẩm mỹ của mình khiến tấm hộ chiếu của cô liên tục bị các hệ thống kiểm soát biên giới tự động từ chối không cho nhập hoặc xuất cảnh. Cô đã cười và giải thích về kỹ thuật nhận dạng khuôn mặt đã xác định ngoại hình hiện tại của cô khi đối chiêu với bức ảnh trong hộ chiếu đã hoàn toàn không còn ăn khớp nữa. Còn cô Adamson cũng muốn chia sẻ một trường hợp xảy ra tương tự về một người mà cô biết, nhưng câu chuyện của Stobart và trò đùa sau đó tỏ ra quá sống sượng, gây ra mất tập trung ở khán giả. Cô Stobart nhấn mạnh về tính nghiêm trọng của việc này, khi cô cho biết, máy quét hộ chiếu liên tục từ chối nhận diện ra hình ảnh của cô, dẫn đến sự can thiệp của nhân viên phụ trách an ninh biên giới. Cô mô tả về những trường hợp mà các viên chức, khi máy bị hỏng hóc, sẽ kiểm tra cô qua các hình thức nhận dạng thay thế, chẳng hạn như thẻ tín dụng, để xác minh ra danh tính. Một viên chức đã tỏ ra bối rối trước sự khác biệt này, khi đặt câu hỏi về ngoại hình của cô Stobart. Cô đã hài hước liệt kê một số phẩu thuật mà cô đã trải qua, như phẫu thuật ở mũi và cho nâng cung mày, để giải thích cho sự khác biệt này với ảnh chụp trong hộ chiếu. Cuối cùng, cô Adamson xen vào, chia sẻ thêm câu chuyện về một người phụ nữ bị ngăn cản không cho nhập cảnh vào Thỗ Nhĩ Kỳ do ngoại hình của cô gái này đã có nhiều sự thay đổi đáng kể sau khi qua phẫu thuật thẩm mỹ. So sánh diện mạo hiện tại của người phụ nữ với ảnh trong hộ chiếu, cô Adamson cũng thừa nhận rằng, "trông như hai người hoàn toàn khác nhau". Cô lưu ý thêm, các phẩu thuật như ở mũi có thể thay đổi căn bản ngoại hình của một người, trong khi cô Stobart chỉ ra tác động của việc cho chỉnh sửa lông mày đối với khả năng mcua3 máy quẹt nhận dạng khuôn mặt. Cô Adamson kể lại việc các viên chức biên giới nói rõ với người phụ nữ hình này không phải là cô ấy. Còn Stobart lại đưa cho các viên chức xem những bức ảnh chụp trong quá trình phẫu thuật của cô để cố gắng chứng minh ra danh tính thật của cô. Cuộc thảo luận của những người có tầm mức ảnh hưởng đã gây ra nhiều phản ứng từ những khán giả trong popcast này. Họ có chia sẻ thêm về những kinh nghiệm và lời khuyên hửu ích trong phần bình luận. Một người bình luận tự nhận anh đang làm việc cho bộ phận biên phòng cho biết trong khi các hệ thống tự động đánh dấu sự khác biệt, thì cuối cùng chính con người sẽ đứng ra xem xét các trường hợp khác biệt giửa người thật và ảnh trong giấy tờ tùy thân. Một cá nhân khác mô tả thử thách khó xử kéo dài 10 phút khi một viên chức nhập cư tỉ mỉ so sánh khuôn mặt của họ với hình hộ chiếu sau khi hệ thống tự động nêu lên những lo ngại sau một phẩu thuật trên khuôn mặt. Những câu chuyện tuy có phần hài hước nhưng đáng lo ngại này nhấn mạnh những thách thức tiềm tàng mà nhiều người đã phải trải nghiệm qua sau khi cho làm phẫu thuật thẩm mỹ toàn diện. Vì họ có nguy cơ sẽ phải đối mặt khi đi du lịch và vai trò quan trọng của việc phán đoán của con người khi phải giải quyết các vấn đề nhận dạng như vậy. |
All times are GMT. The time now is 12:45. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.