![]() |
Chính Mỹ cũng đang hứng đ̣n v́ thuế quan của ông Trump
1 Attachment(s)
Với chính sách thuế quan, Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố mạnh mẽ rằng, ông sẽ giúp ngành sản xuất Mỹ "hồi sinh", đưa hàng loạt việc làm và nhà máy quay trở lại nước Mỹ. Nhưng thực tế gần đây lại cho thấy điều ngược lại.
Vào rạng sáng ngày thứ Tư (9/4), các mức thuế đối ứng do ông Trump công bố trong sự kiện “Ngày Giải phóng” hồi tuần trước chính thức có hiệu lực. Ngay lập tức, thị trường chứng khoán và giá trị đồng USD sụt giảm mạnh. Trung Quốc đă đáp trả bằng cách áp mức thuế 84% lên tất cả hàng hóa từ Mỹ. Liên minh châu Âu cũng đă thông qua mức thuế 25% với kim loại và sản phẩm nông nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền Trump vẫn kiên quyết theo đuổi cuộc chiến thương mại này với niềm tin rằng điều đó sẽ tạo nên một "thời kỳ phục hưng" cho ngành sản xuất của Mỹ – giống như thời hoàng kim công nghiệp giữa thế kỷ 20. Ông Trump bất ngờ giảm thuế một chút Vào chiều 9/4, ông Trump bất ngờ thông báo trên nền tảng Truth Social rằng, ông sẽ tạm thời giảm thuế xuống c̣n 10% đối với 75 quốc gia trong ṿng 90 ngày. Nhưng đồng thời, ông lại tăng mức thuế lên 125% với hàng hóa từ Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là Mỹ "tạm dừng" áp thuế như ông tuyên bố – bởi các mức thuế cao, đặc biệt là 25% đối với thép, nhôm và ô tô nhập khẩu, vẫn c̣n nguyên và đang gây thiệt hại đáng kể. Lời hứa việc làm và thực tế trái ngược Trong bài phát biểu của ḿnh, ông Trump khẳng định: “Việc làm và nhà máy sẽ tràn về Mỹ – điều đó đang xảy ra rồi”. Ông c̣n chỉ đích danh một số công ty mà theo ông là đang đầu tư hàng tỷ USD vào sản xuất tại Mỹ, trong đó có hăng xe Stellantis (trước đây là Chrysler). Thế nhưng chỉ một ngày sau, Stellantis thông báo sẽ tạm thời cho nghỉ việc 900 công nhân tại Michigan và Indiana – những người làm việc tại các cơ sở cung ứng linh kiện cho nhà máy của hăng ở Mexico và Canada. Các nhà máy tại hai quốc gia này cũng đang phải ngừng hoạt động – do ảnh hưởng trực tiếp từ thuế nhập khẩu 25% mà ông Trump đă áp lên ô tô và phụ tùng nước ngoài. Stellantis thậm chí đă nhập tồn kho một lượng lớn phụ tùng từ nước ngoài trước thời điểm thuế có hiệu lực, đến mức gần như không c̣n chỗ chứa. Đây không phải là trường hợp duy nhất. Một CEO của một nhà cung ứng phụ tùng ô tô tại Michigan chia sẻ với Wall Street Journal rằng, bà từng lên kế hoạch xây một nhà máy sản xuất mới tại bang này – nhưng kế hoạch đă phải hủy bỏ v́ chi phí bị đội lên quá cao sau khi thuế được áp. Công ty của bà hiện phụ thuộc khoảng 80% vào linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc – quốc gia đang đối mặt với mức tăng thuế lên tới 104% từ phía Mỹ. T́nh trạng bất ổn và chi phí tăng vọt khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ không c̣n dám đầu tư dài hạn vào sản xuất trong nước như lời ông Trump hứa. Không chỉ ngành xe hơi Thép, kim loại, điện tử, dệt may, đồ gia dụng, bao b́... tất cả đều đang chứng kiến làn sóng sa thải. Ví dụ, hăng sản xuất thép Cleveland-Cliffs đă cắt giảm hơn 1.200 việc làm ở Michigan và Minnesota. Hăng sản xuất cửa sổ Milgard ở California cũng đóng cửa nhà máy và sa thải gần 400 người. Hàng ngh́n công nhân khác trong ngành thực phẩm, pin, xây dựng, quần áo thể thao ở Mỹ cũng cùng chung số phận mất việc làm. Một phần việc làm sản xuất vẫn tăng nhẹ trong tháng 2, nhưng đó chủ yếu là do làn sóng tích trữ nguyên liệu nhập khẩu trước khi thuế mới có hiệu lực. Khi cơn sốt tiêu dùng ở Mỹ dịu xuống, sản xuất trong nước dự báo sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, trong một buổi phỏng vấn, Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick ban đầu nói rằng các nhà máy tương lai sẽ dùng robot thay v́ công nhân – rồi sau đó... sửa lại rằng người Mỹ sẽ có việc làm, chủ yếu là sửa robot! Tổn thất kép: Vừa đánh thuế cao, vừa cắt giảm hỗ trợ trong nước Chính quyền Trump không những tăng thuế mà c̣n cắt giảm các chương tŕnh hỗ trợ nhà máy trong nước. Ví dụ, chương tŕnh “Mở rộng Sản xuất” (MEP) – vốn ra đời từ thời chính quyền Reagan để giúp các nhà máy trong nước tăng khả năng chống chịu – đang bị cắt ngân sách. Ngoài ra, Bộ Năng lượng dưới thời chính quyền Biden từng phê duyệt các khoản tài trợ lớn cho nhà máy thép tại Pennsylvania và Ohio. Nhưng hiện nay, các khoản này bị đ́nh chỉ dưới danh nghĩa "tái cơ cấu chính phủ" của tỷ phú Elon Musk – người hiện dẫn đầu một cơ quan mới có tên “Cơ quan Hiệu quả Chính phủ.” Thậm chí, nhiều khoản tài trợ khác cho các nhà máy sản xuất pin, xe điện, năng lượng tái tạo – vốn đă được khởi công – cũng bị huỷ bỏ hoặc tŕ hoăn. Tất cả những điều này đang khiến nhà đầu tư, doanh nghiệp và chính quyền địa phương không dám cam kết lâu dài với các dự án sản xuất, nhà máy, hay chuỗi cung ứng nội địa. Chính sách thuế quan thiếu chiến lược, thiếu định hướng Todd Tucker – chuyên gia về chính sách công nghiệp tại Viện Roosevelt – b́nh luận rằng các chính sách của Trump là không có định hướng. “Họ đánh thuế vô tội vạ – từ thép, bán dẫn, đến nguyên vật liệu đầu vào – mà không xác định được ngành nào Mỹ thực sự muốn phát triển", ông Tucker nhấn mạnh. Vị chuyên gia cũng chỉ ra rằng chính quyền Biden ít nhất tập trung vào các sản phẩm đầu vào như thép và chip – thay v́ đánh thuế lên sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất nói chung. “Thuế không thể tạo ra các nhà khoa học trong pḥng thí nghiệm để nghiên cứu công nghệ mới. Muốn vậy, cần chiến lược nhân lực, giáo dục, và đầu tư dài hạn", ông Tucker nhấn mạnh. Trên thực tế, sau nhiều năm toàn cầu hóa, các quốc gia khác đă tối ưu hóa cho từng ngành sản xuất nhất định. Ví dụ, Trung Quốc có các “cụm công nghiệp” sản xuất giày dép – nơi mọi nguyên liệu, nhà máy dệt và lắp ráp giày đều nằm sát nhau, tăng hiệu quả tối đa. Derek Guy – chuyên gia thời trang nổi tiếng trên mạng – cho rằng Mỹ nên chuyển sang làm các sản phẩm may mặc cao cấp, c̣n nguyên liệu th́ vẫn nhập từ nước ngoài. Một chuyên gia chuỗi cung ứng c̣n chỉ ra nghịch lư rằng: máy móc dùng để xây dựng nhà máy tại Mỹ lại trở nên đắt đỏ hơn v́ bị đánh thuế – do phần lớn chúng được nhập từ các quốc gia bị đánh thuế cao. Cuối cùng, theo chuyên gia Tucker, nếu không có định hướng, phối hợp và đầu tư cụ thể th́ việc áp thuế cao, cắt giảm hỗ trợ và tạo ra môi trường bất ổn chỉ khiến cho ngành sản xuất Mỹ ngày càng khó hồi phục. VietBF@ sưu tập |
Bởi vậy mới nói chính quyền ngu ngốc, suy nghỉ một cách thô sơ, ừ đánh thuế sẽ thâu thêm tiền, sẽ kéo việc làm về Mỹ...nhưng lại không nghĩ hậu quả, để coi với loại thuế má ngu ngốc này sẽ đưa nước Mỹ xuống cờ nào?
|
All times are GMT. The time now is 20:34. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.