![]() |
Ông Trump đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ: V́ sao không qua Quốc hội phê chuẩn?
1 Attachment(s)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/3 kư sắc lệnh hành pháp khởi động quá tŕnh đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ, đánh dấu một bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa lời hứa trong chiến dịch tranh cử.
https://intermati.com/forum/attachme...1&d=1742539026 Ông Trump đă thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử khi kư sắc lệnh “giải thể” Bộ Giáo dục Mỹ. Ảnh: Reuters. Động thái này của ông Trump đă làm dấy lên nhiều câu hỏi về tương lai của hệ thống trường công lập, các khoản vay sinh viên và quyền lợi của phụ huynh học sinh trên toàn nước Mỹ. Sắc lệnh “giải thể” Bộ Giáo dục Theo CNN, chưa có tổng thống nào trong lịch sử hiện đại đóng cửa một cơ quan cấp bộ. Về mặt pháp lư, việc giải thể Bộ Giáo dục cần có sự phê chuẩn của Quốc hội. Bộ Giáo dục Mỹ được thành lập thông qua quyết định của Quốc hội vào năm 1979. Ông Trump và phe Cộng ḥa biết sẽ không có đủ số phiếu ủng hộ nếu đề xuất xóa sổ Bộ Giáo dục được tŕnh Quốc hội. Thay vào đó, ông Trump kư sắc lệnh hành pháp. Sắc lệnh yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon, đồng minh của ông Trump, thực hiện “mọi biện pháp cần thiết để tạo điều kiện đóng cửa Bộ Giáo dục và giao lại thẩm quyền về giáo dục cho các bang”. Phát biểu tại Nhà Trắng, ông Trump tuyên bố: “Chúng ta sẽ đóng cửa Bộ Giáo dục và đóng cửa càng nhanh càng tốt”. Theo Reuters, phe Dân chủ xác nhận ông Trump có thể “lách luật” thông qua sắc lệnh hành pháp để làm tê liệt Bộ Giáo dục. “Ông Trump biết rơ rằng ḿnh không thể xóa sổ Bộ Giáo dục mà không cần thông qua Quốc hội. Nhưng ông ấy có thể chỉ đạo cấp dưới sa thải tất cả nhân sự, đóng các chương tŕnh và chuyển giao nhiệm vụ của bộ cho cơ quan khác. Kết quả cuối cùng cũng tương tự”, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Patty Murray nói. Bộ Giáo dục Mỹ không biến mất hoàn toàn? Theo CNN, dù sắc lệnh yêu cầu đóng cửa bộ này, nhưng không nêu rơ cách thức cụ thể để triển khai. Trước khi ông Trump kư sắc lệnh, thư kư báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết sắc lệnh sẽ giúp “thu nhỏ quy mô của bộ một cách đáng kể”. Chính phủ Mỹ vẫn sẽ duy tŕ các chương tŕnh quan trọng như quản lư các khoản vay sinh viên và phân bổ ngân sách cho học sinh gặp thuộc diện hoàn cảnh khó khăn. Ông Trump cũng xác nhận những nhiệm vụ này sẽ không bị xóa bỏ mà được chuyển sang các cơ quan khác: “Chúng tôi sẽ phân bổ lại cho nhiều cơ quan và bộ phận khác, và họ sẽ làm tốt công việc đó”, ông Trump nói. Bộ trưởng McMahon được dự đoán sẽ gặp thách thức khi thực hiện sắc lệnh của ông Trump. Mặc dù bà hoàn toàn tán thành nhiệm vụ đóng cửa Bộ Giáo dục nhưng theo luật, bà cũng phải thực hiện một số chức năng do Quốc hội Mỹ chỉ định. Quyền kiểm soát giáo dục và hiệu quả chi tiêu Trong bài phát biểu, ông Trump nhấn mạnh việc trả lại quyền kiểm soát giáo dục cho các bang là động lực chính để loại bỏ Bộ Giáo dục. Ông cũng chỉ trích hiệu quả hoạt động của cơ quan này khi so sánh kết quả học tập của học sinh Mỹ với các nước châu Âu và Trung Quốc: “Tôi thực sự tin rằng nếu không có Bộ Giáo dục, chúng ta sẽ có một hệ thống giáo dục ngang bằng với bất kỳ quốc gia nào. Và tất nhiên, sẽ luôn có một số trường tụt hậu, nhưng chúng ta sẽ hỗ trợ họ. Và chúng ta đều biết những trường nào sẽ tụt hậu”, ông Trump nói. Ông Trump cũng khéo léo xoa dịu những người làm trong ngành giáo dục: “Giáo viên là một trong những nhóm người quan trọng nhất đất nước này. Tôi không quan tâm họ có ở trong công đoàn hay không. Điều đó không quan trọng. Chúng tôi sẽ chăm lo cho giáo viên của chúng ta”. Những tác động tức thời và làn sóng phản đối Ngay sau khi sắc lệnh được ban hành, hàng loạt nhân viên Bộ Giáo dục nhận được thông báo có thể bị sa thải. Gần một nửa số nhân viên của bộ đă bị cảnh báo về nguy cơ mất việc, và nhiều chương tŕnh hỗ trợ b́nh đẳng giáo dục, bảo vệ quyền của học sinh thuộc giới tính thứ ba cũng bị thu hồi. Một số nhân viên lâu năm tại bộ này tỏ ra bất b́nh, coi sắc lệnh là cú sốc lớn. Một nhân viên giấu tên chia sẻ với CNN: “Sắc lệnh này cho thấy Linda McMahon, Donald Trump và chính quyền này không hiểu Bộ Giáo dục thực sự làm ǵ, cũng như những tác động tiêu cực mà quyết định này sẽ gây ra cho học sinh và gia đ́nh trên khắp đất nước”. Hiệp hội Giáo dục Quốc gia (NEA), tổ chức công đoàn giáo viên lớn nhất nước Mỹ, đă ngay lập tức lên án hành động của ông Trump. Chủ tịch NEA Becky Pringle tuyên bố: “Ông Trump và Elon Musk đang phá hoại hệ thống trường công lập và tương lai của 50 triệu học sinh trên toàn nước Mỹ, chỉ để đổi lấy các khoản giảm thuế cho giới tỷ phú”. Bà Pringle cũng cảnh báo rằng học sinh sẽ chịu hậu quả nặng nề: “Sĩ số lớp học sẽ tăng vọt, các chương tŕnh đào tạo nghề bị cắt giảm, chi phí đại học trở nên đắt đỏ hơn, dịch vụ hỗ trợ giáo dục đặc biệt bị tước bỏ, và các quyền dân sự của học sinh bị suy giảm nghiêm trọng”. Tổng thống Donald Trump sẽ tranh cử nhiệm kỳ ba? Cựu chiến lược gia Nhà Trắng Steve Bannon cho rằng Tổng thống Donald Trump sẽ tái tranh cử vào năm 2028. VietBF@ Sưu tập |
All times are GMT. The time now is 22:12. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.