![]() |
Hoài nghi về 'chiếc ô an ninh' của phương Tây cho Ukraine
1 Attachment(s)
Ukraine muốn được các đồng minh phương Tây đảm bảo an ninh trong thỏa thuận ḥa b́nh, song Mỹ không mặn mà, c̣n châu Âu được cho là chưa sẵn sàng.
"Đảm bảo an ninh" là cụm từ mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đă sử dụng vô số lần trong cuộc đấu khẩu với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng vào tuần trước và từ đó đến nay. Trong cuộc gặp ở Nhà Trắng, ông Zelensky chỉ ra rằng Ukraine từng kư Thỏa thuận Minsk với Nga, Pháp và Đức, hay c̣n gọi là Bộ tứ Normandy, tại thủ đô của Belarus năm 2015, nhằm kết thúc cuộc xung đột đẫm máu khi đó đă kéo dài 10 tháng ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên, thỏa thuận ngừng bắn này không có bất cứ biện pháp đảm bảo an ninh nào của các bên liên quan và đă không ngăn được Nga tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" hồi tháng 2/2022. Khi Tổng thống Trump thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn mới với Nga để chấm dứt ba năm xung đột, ông Zelensky liên tục nhấn vào câu hỏi làm sao Ukraine có thể chắc chắn Nga sẽ tuân thủ thỏa thuận và không tiếp tục đưa quân vào nước này trong một hay hai năm sau đó. Quân nhân của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine bắn pháo về phía quân đội Nga hôm 3/3. Ảnh: Reuters Nhưng Tổng thống Trump đă công khai bác bỏ mối bận tâm của người đồng cấp Ukraine. "An ninh là điều quá dễ, chỉ chiếm khoảng 2% vấn đề", ông nói trong cuộc gặp tại Nhà Trắng hôm 28/2. Câu trả lời ông chủ Nhà Trắng đưa ra đối với an ninh Ukraine đến nay vẫn khá mơ hồ, ngoài việc tuyên bố rằng châu Âu sẽ xử lư được vấn đề mà không cần đến Mỹ. "Đây không phải một thỏa thuận khó thực hiện", Tổng thống Mỹ hồi đầu tuần cho hay, vài giờ sau khi tuyên bố đ́nh chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine. Ông đồng thời gợi ư rằng việc các công ty khai thác khoáng sản Mỹ hiện diện ở Ukraine đă là quá đủ để đảm bảo an ninh cho Kiev và ngăn chặn Moskva. "Tôi không nghĩ có bất kỳ ai muốn trêu đùa nếu rất nhiều kỹ sư, công nhân của chúng ta hiện diện ở đó", Tổng thống nói. Nhưng thực tế là đă có rất nhiều công ty Mỹ hoạt động tại Ukraine ngay trước khi Nga phát động chiến sự hồi tháng 2/2022. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio dường như có quan điểm thực tế hơn. Trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News tuần trước, ông cho biết "điều Ukraine thực sự cần là một biện pháp răn đe để khiến bất kỳ ai muốn nhắm đến họ thêm lần nữa phải trả giá đắt". Ông lưu ư nhiệm vụ này không chỉ đặt lên Mỹ mà "châu Âu cũng có thể tham gia". Nhưng một số quan chức Mỹ khác đă bày tỏ rằng Washington sẽ không góp sức vào nỗ lực răn đe đó. Bộ trưởng Quốc pḥng Pete Hegseth cho hay lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh châu Âu hiện diện ở Ukraine sẽ không được bảo vệ theo nguyên tắc pḥng thủ tập thể của NATO. Điều này đồng nghĩa nếu binh sĩ châu Âu ở Ukraine bị tấn công, Mỹ sẽ không can thiệp theo khuôn khổ của NATO. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Mike Waltz tuyên bố vấn đề đảm bảo an ninh cho Ukraine "hoàn toàn thuộc về châu Âu". Các lănh đạo châu Âu hôm 2/3 họp thượng đỉnh tại thủ đô London, Anh, để bắt đầu t́m kiếm một số câu trả lời cho vấn đề của Ukraine cũng như các giải pháp lâu dài hơn cho mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang rạn nứt. "Đây là khoảnh khắc có một không hai với an ninh châu Âu", Thủ tướng Anh Keir Starmer nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi thành lập một "liên minh thiện chí" nhằm hỗ trợ Ukraine. "Châu Âu hiểu rơ một điều: Thỏa thuận ḥa b́nh, nếu có, không chỉ đơn thuần là về vấn đề phân chia lănh thổ Ukraine hay đảm bảo lệnh ngừng bắn nhanh chóng, mà là về một nền ḥa b́nh lâu dài và an toàn, về các vấn đề an ninh hiện hữu đối với toàn bộ châu Âu", Wolfgang Ischinger, cựu đại sứ Đức tại Mỹ, viết trên Foreign Affairs. Nhưng chuyên gia Claudia Major và Aldo Kleemann tại Viện các Vấn đề Quốc tế và An ninh Đức nhận định trong một bài báo mới xuất bản rằng châu Âu hiện "thiếu cả năng lực quân sự, ư chí chính trị và sự thống nhất cần thiết" để gánh vác sứ mệnh đảm bảo an ninh cho Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tin tưởng rằng quân đội châu Âu sẽ được triển khai tới Ukraine vài tuần sau khi thỏa thuận ḥa b́nh được kư kết với đồng thuận từ phía Nga. Tuy nhiên, ông thừa nhận việc giám sát lệnh ngừng bắn dọc theo chiến tuyến dài tới 1.000 km ở Ukraine sẽ vô cùng khó khăn. Lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh sẽ phải dàn quân, hoạt động giữa những khu rừng, cánh đồng bạt ngàn và các đô thị đổ nát với hạ tầng giao thông nghèo nàn, thậm chí không có. Anh và Pháp đă bày tỏ mong muốn trở thành một phần của lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh tại Ukraine hậu xung đột. Nhưng phản ứng từ những nước châu Âu khác lại khá hời hợt. Thủ tướng Đức sắp măn nhiệm Olaf Scholz cho biết chiến dịch ǵn giữ ḥa b́nh kiểu này "đ̣i hỏi nỗ lực mà nhiều người vẫn chưa thực sự chuẩn bị đầy đủ". Các đồng minh khác đă né tránh câu hỏi về việc liệu họ có sẵn sàng cử quân tham gia phái bộ ǵn giữ ḥa b́nh ở Ukraine hay không. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho hay phương án triển khai quân đội đến Ukraine "chưa bao giờ được đưa ra thảo luận". Thủ tướng Starmer từng nói nỗ lực đảm bảo an ninh cho Ukraine "phải nhận được hậu thuẫn mạnh mẽ từ Mỹ", song đây cũng là điều chưa chắc chắn. Quy mô, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng này hiện khá mơ hồ. Các nước châu Âu chưa thể định h́nh đó là một lực lượng nhỏ mang tính răn đe, hay là đội quân lớn được trang bị đầy đủ có khả năng tự vệ. Phương án Liên Hợp Quốc điều lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh tới Ukraine khó khả thi v́ nó cần được thông qua tại Hội đồng Bảo an, nơi Nga có quyền phủ quyết. Major và Kleemann cảnh báo nếu châu Âu triển khai quá ít quân cho lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh và cầu nguyện rằng họ sẽ không gặp bất trắc nào sẽ là quan điểm "vô trách nhiệm". Tại hội nghị thượng đỉnh ở London cuối tuần trước, Tổng thống Zelensk đưa ra quan điểm tương tự, nhấn mạnh Ukraine "cần có những đảm bảo an ninh rất cụ thể và với những người đảm bảo rất cụ thể" để xung đột không nổ ra thêm một lần nữa. Một lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh đầy đủ sẽ cần ít nhất 100.000 lính để có thể giám sát chiến tuyến dài 1.000 km tại Ukraine. Đây là quy mô quá lớn đối với quân đội từng quốc gia châu Âu riêng lẻ, đặc biệt khi tính đến việc luân chuyển quân cần thiết. Để so sánh, phái bộ ǵn giữ ḥa b́nh ở Kosovo năm 1999 có 48.000 binh sĩ. Diện tích Ukraine lớn hơn Kosovo 50 lần. Theo giới phân tích, việc triển khai lực lượng như vậy sẽ đ̣i hỏi một khu phi quân sự (DMZ) đáng kể nhằm ngăn cách các bên tham chiến và liên lạc thường xuyên với cả hai bên nhằm giải quyết những vi phạm. Ngoài ra, họ cho rằng hai bên cần vạch ra Đường Kiểm soát, rút vũ khí hạng nặng ra xa tối thiểu 40 km, đồng thời không bên nào được phép đưa máy bay không người lái (UAV) vào DMZ. Theo Mick Ryan, tác giả blog quân sự Futura Doctrina, khi can thiệp vào một cuộc xung đột mà UAV và tên lửa đă thay đổi gần như hoàn toàn bản chất chiến trường, lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh sẽ cần "khả năng tác chiến điện tử, chống UAV và phản gián mạnh mẽ". Họ cũng sẽ đối mặt vô số rủi ro leo thang khác. Nếu lực lượng Nga nă đạn pháo tầm xa vào tiền đồn của lính Pháp hoặc Anh tại DMZ ở Ukraine, liệu điều này có kích hoạt điều khoản pḥng vệ tập thể của NATO và khiến liên minh quân sự này đối đầu trực diện với Nga hay không? Một lệnh ngừng bắn nếu không được kiểm soát chặt chẽ khó có thể phát huy tác dụng. "T́nh h́nh sẽ cực kỳ bất ổn, chiến sự hoàn toàn có thể tái diễn", Marc Weller, giáo sư luật quốc tế tại tổ chức Sáng kiến Cambridge về Dàn xếp Ḥa b́nh, lưu ư. Theo Matthew Schmidt, giáo sư về an ninh quốc gia và khoa học chính trị tại Đại học New Haven, Mỹ, bất cứ biện pháp đảm bảo an ninh thực tế nào cũng phải gồm hiện diện đáng kể của lực lượng quốc tế trên thực địa, hậu thuẫn từ Mỹ và quân đội Ukraine được củng cố, hiện đại hóa. Ông cho biết 100.000 lính ǵn giữ ḥa b́nh, cùng với lực lượng bộ binh gồm khoảng 200.000 lính của Ukraine, có thể đủ răn đe. Con số này tương đương khoảng 1/3 lực lượng Nga được triển khai gần nơi giao tranh. Nhưng ngay cả lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh được trang bị tốt nhất cũng vẫn cần đến khả năng vận tải hàng không, vệ tinh theo dơi và hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ để ngăn chặn các cuộc tấn công mới. Đây là tất cả những năng lực mà châu Âu đang thiếu hụt. Tổng thống Zelensky khẳng định "đảm bảo an ninh tốt nhất là một quân đội Ukraine mạnh mẽ và đủ số lượng". Ukraine cần cả những tên lửa tầm xa hơn từ phương Tây nhằm cho phép họ tấn công các tuyến tiếp tế và trung tâm hậu cần Nga, cũng như không quân mạnh mẽ hơn nữa, trong trường hợp chiến sự tiếp diễn. Nhưng trừ khi Điện Kremlin buộc phải đàm phán, tất cả những điều này chỉ là viển vông, giới quan sát đánh giá. Bộ Ngoại giao Nga đă tuyên bố rằng hiện diện của quân đội phương Tây ở Ukraine, dù có thay mặt liên minh NATO hay không, là điều "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Hăng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti hôm 4/3 dẫn lời Cục T́nh báo Nước ngoài cho biết việc điều một lực lượng gồm 100.000 quân ǵn giữ ḥa b́nh tới Ukraine "sẽ tương đương với hành vi chiếm đóng trên thực tế". Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump ngụ ư về việc giảm bớt hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu và sau đó là quyết định dừng viện trợ quân sự cho Ukraine, mọi chú ư đang đổ dồn vào những động thái tiếp theo của giới lănh đạo châu lục. Châu Âu chỉ có thể đóng góp vào những đảm bảo an ninh mà Ukraine cần thông qua việc phát triển năng lực quốc pḥng của riêng ḿnh, kết hợp tăng cường nghiên cứu, sản xuất và huấn luyện quân sự. Điều này sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, các bước nhằm phục hồi ngành công nghiệp quốc pḥng của châu Âu đă diễn ra và hiện tại, chúng chỉ cần được tăng tốc hơn nữa. Ủy ban châu Âu (EC) rất lạc quan về việc xây dựng quỹ dành cho ngành công nghiệp quốc pḥng của châu lục. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đă đề xuất cho phép các nước EU vay hơn 160 tỷ USD và chi tới 865 tỷ USD cho ngân sách quốc pḥng trong những năm tới. Bà cho biết các thành viên EU có thể "gộp nhu cầu và cùng nhau mua, và tất nhiên, với công cụ này, họ có thể thúc đẩy hỗ trợ cho Ukraine một cách mạnh mẽ". |
All times are GMT. The time now is 16:12. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.