![]() |
Nếu Mỹ quay lưng, châu Âu có "gánh" được Ukraine?
1 Attachment(s)
Cuộc tranh căi giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Pḥng Bầu dục ở Nhà Trắng cuối tuần trước đang đặt châu Âu trước những lựa chọn khó khăn khi họ vừa t́m cách tiếp tục hỗ trợ Kiev vừa củng cố khả năng tự chủ về quốc pḥng của lục địa.
Cuộc tranh căi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 28/2 đă làm lộ rơ sự chia rẽ giữa Washington và các đối tác lâu dài của Mỹ ở châu Âu. Điều này khiến các lănh đạo châu Âu đối mặt với nhiều thách thức trong việc hàn gắn mối quan hệ và liệu họ có thể ủng hộ Ukraine mà không có sự hỗ trợ của Mỹ hay không. Ông Zelensky tới Washington hôm 28/2 để hoàn tất thỏa thuận khoáng sản cho phép Mỹ tiếp cận tài nguyên thiên nhiên của Ukraine. Các đồng minh châu Âu hy vọng với thỏa thuận này, ông Trump sẽ tăng cường các đảm bảo an ninh cho Ukraine trong các cuộc đàm phán của Mỹ với Nga. Tuy nhiên, nỗ lực này đă kết thúc bằng một cuộc tranh cău căng thẳng thay v́ những chữ kư trên bản thỏa thuận. Một quan chức cấp cao tiết lộ với Washington Post rằng chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét chấm dứt tất cả các lô viện trợ quân sự chuẩn bị gửi cho Ukraine sau cuộc gặp căng thẳng. Nếu được thực hiện quyết định này sẽ áp dụng đối với hàng tỷ USD các loại radar, xe quân sự, đạn dược và tên lửa đang chờ gửi đến Ukraine. Dù vậy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce lại nói rằng ông Zelensky “vẫn có cơ hội để xoay chuyển t́nh thế và có những sự lựa chọn phải đưa ra”. Ông cũng nhấn mạnh “điều đó không có nghĩa là thỏa thuận không thể được thực hiện”. Châu Âu có thể thay thế Mỹ? Sau cuộc tranh căi tại Nhà Trắng, một số nhà lănh đạo châu Âu cho rằng thời kỳ quan hệ đối tác với Mỹ đă kết thúc trong khi những người khác thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm kiểm soát hậu quả. Thủ tướng Anh Keir Starmer đă bày tỏ “sự ủng hộ kiên định đối với Ukraine” khi ông đón tiếp Tổng thống Zelensky tại London ngày 1/3. Văn pḥng Thủ tướng Anh cho biết ông Starmer đă có các điện đàm riêng biệt với cả ông Trump và ông Zelensky sau sự việc hôm 28/2 và đang làm “mọi thứ có thể để t́m ra con đường tiến tới ḥa b́nh lâu dài”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thư kư NATO Mark Rutte cũng đă có các cuộc trao đổi với ông Zelensky. Tổng thư kư NATO ngày 1/3 nói rằng, những ǵ vừa xảy ra ở Nhà Trắng là điều “đáng tiếc” nhưng ông cũng đă nói rơ với Tổng thống Ukraine rằng điều quan trọng là “t́m cách khôi phục quan hệ với ông Trump và những người khác trong chính quyền Mỹ”. Khi được phóng viên hỏi về việc các nước châu Âu có thể thay thế viện trợ của Mỹ cho Ukraine hay không, ông Rutte không đưa ra câu trả lời rơ ràng. “Điều quan trọng là chúng ta phải ở lại cùng nhau. Chúng ta phải vượt qua những ǵ đă xảy ra”, ông Rutte nói. Trong những tuyên bố thể hiện sự đoàn kết với Ukraine, phần lớn các lănh đạo châu Âu đều tránh chỉ trích trực tiếp ông Trump. Nhưng cũng có một số người xem cuộc tranh căi như dấu hiệu cho thấy Tổng thống Mỹ đang thay đổi liên minh. Một số quan chức từ các quốc gia lân cận Nga đă cảnh báo về một thực tế mới. Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách đối ngoại Kaja Kallas cam kết châu Âu sẽ tăng cường hỗ trợ để Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu. “Chúng ta sẽ tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Rơ ràng là thế giới tự do cần một nhà lănh đạo mới. Trách nhiệm của châu Âu chúng ta là chấp nhận thử thách này”, bà Kallas viết trên mạng xă hội hôm 28/2. Bài toán viện trợ và tự chủ quốc pḥng Khi khả năng châu Âu phải tự ḿnh hỗ trợ Ukraine mà không có sự giúp đỡ của Mỹ ngày càng gia tăng, các nhà hoạch định chính sách châu Âu phải tính toán lại bài toán về tự chủ quốc pḥng cũng như xem xét kho vũ khí của ḿnh để đánh giá xem có thể can thiệp như thế nào. Những ǵ xảy ra hôm 28/2 không phải là lần đầu tiên châu Âu thức tỉnh về việc phụ thuộc vào Mỹ trong vấn đề an ninh. Mặc dù có những tuyên bố mạnh mẽ, nhưng việc đẩy nhanh quá tŕnh chuyển đổi của châu Âu sang tự chủ hơn trong quốc pḥng sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Đầu tiên, việc gánh vác một phần lớn chi phí tài chính để hỗ trợ Ukraine sẽ rất tốn kém. Trong 3 năm qua, chỉ riêng Mỹ đă chi khoảng 114 tỷ USD viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo cho Ukraine, trong khi viện trợ từ cả châu Âu mới chỉ là 132 tỷ USD. Theo Viện Kiel, mặc dù tổng thể các quốc gia châu Âu đă cung cấp viện trợ cho Ukraine nhiều hơn so với Mỹ trong 3 năm qua, nhưng Kiev vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự của Mỹ trong suốt cuộc xung đột. Quy mô kho vũ khí của châu Âu không thể bằng Lầu Năm Góc và nguồn cung cũng đang cạn kiệt sau nhiều năm gửi thiết bị cho Ukraine. “Chúng ta vẫn cần Mỹ”, ông Jeromin Zettelmeyer, Giám đốc nhóm nghiên cứu Bruegel có trụ sở tại Brussels, Bỉ nhận định. Các quốc gia EU đă tăng chi tiêu quốc pḥng trong những năm gần đây, tăng 30% so với năm 2021, nhưng vẫn có một số quốc gia NATO chưa đạt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc pḥng. Một phần vấn đề là việc tăng chi tiêu cho quốc pḥng đồng nghĩa với việc giảm chi tiêu cho các vấn đề khác như chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xă hội. Với những thách thức kinh tế và hạn chế ngân sách tại Đức, Pháp và các nền kinh tế nhỏ hơn như Bỉ, việc t́m kiếm ư chí chính trị để tăng chi tiêu quốc pḥng cũng đă là một thử thách. Tướng về hưu Richard Barrons, cựu chỉ huy Lực lượng Liên quân Anh, cho rằng, việc châu Âu thay thế viện trợ của Mỹ cho Ukraine là khả thi nhưng ông cũng nhấn mạnh: “Đó là vấn đề về ư chí”. Các nhà ngoại giao cho hay, châu Âu có thể thay thế nguồn tài trợ của Mỹ nếu cần thiết, nhưng sẽ rất tốn kém và mất thời gian, trong khi một số nền kinh tế chủ chốt của lục địa đang gặp khó khăn. Hơn nữa, châu Âu cũng sẽ gặp nhiều thách thức trong việc thay thế đầy đủ các loại vũ khí mà Mỹ đă cung cấp cho Ukraine, đặc biệt là các hệ thống chủ chốt mà họ đang thiếu, như pḥng không. Một số nhà phân tích và quan chức ước tính, kho vũ khí hiện tại của có thể cho phép Ukraine chiến đấu trong vài tháng và khoảng thời gian này có thể thay đổi phụ thuộc vào tốc độ tấn công của Nga. Các quan chức châu Âu đă bắt đầu thảo luận về một gói viện trợ cho Ukraine trong tương lai, có thể trị giá hàng chục tỷ euro. Dù vậy, lợi ích quốc gia khác biệt có thể làm rạn nứt các nỗ lực phối hợp hành động thống nhất. Thực tế, khi nói đến việc t́m thêm tiền để hỗ trợ Kiev, các nước châu Âu cũng không có chung một tiếng nói. Hungary được cho là sẽ phản đối gói viện trợ mới cho Ukraine. Điều này có thể khiến EU phải mất thời gian dài để tổng hợp nguồn đóng góp từ các quốc gia thành viên, thay v́ thông qua một gói viện trợ của khối. VietBF@sưu tập |
I need weapons I dont need a free ride!!!
|
All times are GMT. The time now is 19:15. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.