VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Member News | Tin thành viên (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=189)
-   -   BÍ ẨN VỀ NGUỒN GỐC TÊN GỌI SÀI GÒN "HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG" (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1970023)

hoathienly19 10-14-2024 21:00

BÍ ẨN VỀ NGUỒN GỐC TÊN GỌI SÀI GÒN "HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG"
 
1 Attachment(s)


SÀI GÒN " HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG "




https://www.youtube.com/watch?v=FC7jkvbMNf8




https://r2.nucuoimekong.com/wp-conte...nh-doc-lap.jpg

hoathienly19 12-04-2024 11:50



HỘI TRƯỜNG " DIÊN HỒNG "



Một số công trình kiến trúc ở Sài Gòn được trưng dụng thay đổi chức năng phục vụ qua các thời kỳ thay đổi thể chế.

Trong số đó, Hội trường “ Diên Hồng ” có nhiều thay đổi nhất và đây là một trong những công trình kiến trúc để lại nhiều dấu ấn.

Ngoài ra, công trình này cũng mang lại nhiều ấn tượng cho người dân Sài Gòn từng quen với những kiểu kiến trúc cổ điển thời thuộc địa.

“Chambre de Commerce” (Hiệp hội Thương mại) tại góc cuối đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) khoảng năm 1930 (Ảnh: Bưu Thiếp)


https://baotreonline.com/tre_assets/...-dien-hong.jpg


Sài Gòn vào năm 1928
trên Quai de Belgique (Bến Chương Dương) góc cuối đường Mac Mahon (Công Lý), xuất hiện một công trình kiến trúc mới mang phong cách Art Deco với các chi tiết trang trí giản đơn và đại sảnh rộng lớn phù hợp với chức năng của một văn phòng dành cho các cuộc hội họp của giới thương gia, kỹ nghệ Sài Gòn và Chợ Lớn, được mang tên “Chambre de Commerce” (Hiệp hội Thương mại).

Công trình khởi công từ năm 1924 sau 4 năm thì hoàn thành.



https://static.tuoitre.vn/tto/i/s626...1461983272.jpg


Trước đó tại góc cuối đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) chính quyền Pháp đã cho xây một Văn phòng Thương mại có quy mô khiêm tốn dành cho việc quản lý xuất nhập cảng hàng hoá.

Sau nhiều thập niên, việc phát triển thương mại và kỹ nghệ tại Sài Gòn ngày càng lớn mạnh, buộc phải có một công trình lớn hơn.

Thật ra, vào những thập niên đầu của thế kỷ 20, kỹ nghệ của Việt Nam mới bắt đầu phát triển, hàng hoá sản xuất đa dạng hơn, chứ trước đó hầu hết ngành thương mại của Việt Nam tập trung vào lúa gạo và các loại cây công nghiệp dành cho xuất cảng.

Đa số các thương gia đều là người Hoa Chợ Lớn hoặc là người Hoa từ các vùng Đông Nam Á sang Sài Gòn lập nghiệp.

Thương gia Trương Văn Bền
là người Việt Nam (gốc Hoa) nổi tiếng với sản phẩm xà bông thơm Cô Ba cạnh tranh với các thương hiệu xà bông thơm nhập cảng từ Pháp và xà bông giặt đồ Việt Nam.


https://www.youtube.com/watch?v=0gMtIXEkFf8



Ông còn được biết đến như một kỹ nghệ gia không bằng cấp sản xuất dầu ăn, dầu dừa và dầu cao su dùng trong kỹ nghệ.

Trong nhiều năm làm việc qua kinh nghiệm, ông viết lại những công trình biên thành sách như :

- Phương pháp chế tạo xà phòng (1918)

- Phương pháp cải tạo các giống lúa (1932) và Phương pháp lấy dầu thông (1932).

Ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại từ năm 1932 cho đến năm 1941.

Năm 1941 chiến tranh Đông Dương xảy ra,
lính Nhật hất cẳng Pháp vào miền Nam. Trong thời gian tiếp quản, lính Nhật trưng dụng trụ sở Hiệp hội Thương mại làm Sở Hiến binh.

Kinh tế VN trong giai đoạn này gần như tê liệt, đình trệ sản xuất, quân Nhật vơ vét lúa gạo phục vụ chiến tranh, bắt bớ những người theo Việt Minh.

Trụ sở bàn luận những chính sách, đưa ra những kiến nghị và kế hoạch phát triển công thương tại Sài Gòn trở thành tổng hành dinh của cơ quan mật vụ Nhật.

Chambre de Commerce” (Hiệp hội Thương mại) xây mới tại Bến Chương Dương (Ảnh: Nadal)


https://baotreonline.com/tre_assets/...dien-hong1.jpg


Nhắc đến Sở Hiến binh Nhật, tôi nhớ lại bác Ba Thiện ở Gò Vấp trong câu chuyện “Sài Gòn thuở chiến tranh Đông Dương” mà tôi đã viết trước đây không lâu.

Ông làm tài xế cho một viên sĩ quan Nhật tuyên truyền văn hoá. Nhưng khi tôi hỏi bác Ba về sự tàn ác của mật vụ Nhật có giống như trong các phim tình báo Trung Quốc hay không. Ông chỉ lắc đầu rồi nói :

- “ Chiến tranh mà, mật vụ nào không ác, không tra khảo sao lấy lời khai ”.


Sau này, tình cờ tôi đọc được một bài viết :

- “Những ngày tù chung với ông Đạo Dừa” của tác giả Hoàng Ngọc Giao viết lại theo lời kể của ông Joseph Cao ở Paris, tôi trích lại để độc giả biết thêm đôi chút.

…Cảnh ngồi tù Nhật Bổn là đáng nhớ nhất.

Năm ấy 1942,
tôi bị Hiến binh Nhật bắt giam ở “Chambre de Commerce” ở bến sông Sàigòn, sau này là Thượng Nghị Viện của chế độ trước. Vì tội rải truyền đơn chống thực dân, cả Pháp lẫn Nhật, mà bọn Hiến binh nghi tôi là gián điệp Trùng Khánh.

Chúng giam vào phòng Thương Mại ấy, hai bên là chỗ giam người có song gỗ chắn trước mặt, chừa một lối đi ở giữa.

Mỗi sáng, 7 giờ,
tụi Nhật cho chúng tôi đem thùng vệ sinh ra đổ xong lại bưng vào căn phòng giam hẹp của mình. Chúng bắt ngồi xếp bằng, thẳng lưng lên, tay để nơi đầu gối, không được nhúc nhích.

Sáng ngồi tới 12 giờ trưa,
được nghỉ ngơi cơm nước. Cơm thì được phát một chén gạo Thái Lan dẻo như nếp, có nêm tí muối.

Chiều 2 giờ ngồi đến 6 giờ
mới được nghỉ ngơi, cơm nước như khi trưa.

Tối lại phải ngồi từ 7 giờ đến 9 giờ
mới có quyền nằm xuống.

Khi ngồi, phải ngồi yên như pho tượng.

Nếu mỏi mệt khom lưng, nghiêng quẹo người, hay lệch đầu qua bên là bị một côn gỗ gõ đánh cốp trên đầu như bị sét đánh, tá hỏa tam tinh !

Đó là thằng đội Trâu, thân hình trùng trục như con trâu nước, đầu vấn khăn lông trắng, dưới bẹn thắt cái khố, đi qua lại nơi khoảng đường giữa, vai vác cây gậy gỗ tròn và nặng. Nó thường đập chảy máu đầu tội nhân.

Đấy là chỉ trừng phạt sơ sài về tội ngồi không thẳng thôi.


Còn khi bọn Nhật tra khảo để lấy lời cung khai thì thật kinh khủng sởn cả tóc gáy.

Cứ hai thằng Nhật thân hình như hộ pháp quần một phạm nhân; vật, ném, tung, hứng… nạn nhân của chúng như quả bóng rổ !

Thường thì có máu đổ, nạn nhân chết giấc năm ba phen mới tạm được buông tha cho về khám.

Khi ấy tôi còn trẻ, háo động, làm sao ngồi yên tĩnh như thế từ giờ này sang giờ khác được. Nên cũng đã nếm mùi côn gỗ bao nhiêu phen…”.


Cờ hiệu của Đại Nhật Bản Đế quốc Hải quân và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.


https://sohanews.sohacdn.com/2013/U8...0153-4d741.jpg


************

hoathienly19 12-07-2024 13:03



Hình xưa Thượng Nghị Viện VNCH (Hội trường Diên Hồng) từ thời Đông Dương (Chambre de commerce )




https://blogger.googleusercontent.co...f830c055_b.jpg


Khi Việt Nam chia đôi giới tuyến, từ năm 1955 đến 1963 , dưới thời VN Đệ Nhất Cộng Hoà, chính phủ Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách hạn chế hoạt động thương mại và sản xuất của Hoa kiều Chợ Lớn

Muốn mua bán, lập hãng xưởng thì phải có quốc tịch VN và biết nói tiếng Việt.

Chính sách này góp phần cắt đứt sự làm giàu của người Hoa và làm ảnh hưởng đến Hiệp hội Thương mại.

Các hội viên ra đi, một số thương gia Hoa kiều rời VN về cố quốc.

Năm 1955,
Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đổi thành Hội trường “Diên Hồng” và Nha Tổng Giám đốc Kế hoạch, cũng là nơi hội họp của Nghiệp đoàn Thương gia và Kỹ nghệ gia.

Hội trưởng nhiệm kỳ 1955 -1957 là ông Trần Đôn Thăng, người Phước Kiến, là hội trưởng cuối cùng của Hiệp hội Thương mại.
[b][size=4][color=indigo][i]
Đến ngày 1/11/1963, sau cuộc đảo chánh thành công của Hội đồng Quân nhân Cách mạng, Nghiệp đoàn Thương gia và Kỹ nghệ gia cũng không còn có một cuộc họp nào.

Hội trường “Diên Hồng” trở thành nơi “tranh chấp quyền lực”.


Chambre de Commerce thời kỳ VNCH đổi thành Hội trường “Diên Hồng” (Nguồn: Manhhaflickr)


https://baotreonline.com/tre_assets/...dien-hong2.jpg


và tại đây ngày 2/1/1964,
tướng Nguyễn Khánh ra quyết định giải tán Hội đồng Nhân sĩ vốn là một cơ quan cố vấn dân sự cho chính quyền quân sự của Hội đồng Quân nhân Cách mạng, đưa ông lên nắm quyền.


Nhưng chỉ 28 ngày sau đó,
dưới sự ủng hộ của Mỹ và các tướng trẻ, Nguyễn Khánh mở cuộc “chỉnh lý” , cướp chính quyền và truất phế các tướng lĩnh chủ chốt trong cuộc đảo chính TT Ngô Đình Diệm là tướng :


- Dương Văn Minh

- Trần Văn Đôn và Mai Hữu Xuân.

Ngay sau đó, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Sau đó, làm Thủ tướng, rồi Quốc trưởng, rồi lại lui về làm Thủ tướng, rồi cuối cùng trở về nhận cấp bậc Đại tướng trong bối cảnh thay đổi xoành xoạch của chính quyền quân sự lúc bấy giờ .


Đại Tướng Nguyễn Khánh


https://media.gettyimages.com/id/515...0rTYGAi3HICDs=

Nhưng thôi, chuyện chính quyền quân sự thuở ấy còn là chuyện dài nhiều tập, cho đến năm 1967 khi tướng Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm tổng thống, thì Hội trường “Diên Hồng” trở thành trụ sở của Thượng Nghị Viện.

Tuy nhiên, tên Hội trường “Diên Hồng” vẫn được giữ nguyên bên ngoài mặt tiền của Thượng Nghị Viện thời Đệ Nhị VNCH.

Thượng Nghị Viện cũng là nơi giới sinh viên học sinh với các phong trào xuống đường tuần hành đòi chính quyền trả tự do cho hàng chục sinh viên bị bắt giữ, chấm dứt đàn áp, bắt bớ, bãi bỏ chế độ quân sự học đường…

Các dân biểu đối lập như :


- Ngô Công Đức

- Hồ Ngọc Nhuận

- Lý Quý Chung ủng hộ phong trào sinh viên, nắm tay nhau tuần hành đến Thượng Nghị Viện đã phải khiến ông Chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền tiếp nhận thỉnh nguyện thư và hứa chuyển đến Phủ tổng thống.


https://www.youtube.com/watch?v=sPWaowqTJPU



Ngày nay, Hội trường “Diên Hồng” hay Thượng Nghị Viện VNCH đã thay đổi hoàn toàn diện mạo kiến trúc hiện đại cao tầng và trở thành Sở Giao dịch Chứng khoán.


https://baotreonline.com/tre_assets/...dien-hong3.jpg


Trang Nguyên


****************

hoathienly19 12-09-2024 01:41

NƯỚC NGỌT CON CỌP
 


NƯỚC NGỌT CON CỌP



Cái thứ nước giải khát thơm tho mùi xá xị, mùi cam, mùi bạc hà trong cái chai nước ngọt hiệu con cọp hấp dẫn trẻ con đến mức có thể mang ra dụ khị chúng.

Sự thèm thuồng đó lúc nào cũng đầy tràn trong đầu óc trẻ thơ cho đến khi trưởng thành, và cả lúc đầu đã hai thứ tóc nó vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức.


Hãng B.G.I chuyên sản xuất bia lade, đến khoảng 1950 bắt đầu sản xuất nước ngọt con cọp bán ra thị trường (Ảnh: Internet)



https://s1.storage.5giay.vn/image/20...1520475939.jpg


Nước ngọt con cọp quảng cáo khắp nơi qua hai câu thơ :

- “Nước ngọt con cọp ở đâu / Đó là khoẻ mạnh sống lâu yêu đời”.

Có lẽ vì thế mà cả người bệnh cảm mạo cũng thích nhấm nháp vài ngụm nước ngọt xá xị hay coca để không lạt miệng.

Nhớ hồi nhỏ, cứ mỗi lần tôi bị cảm mạo, má tôi cho uống thuốc bắc Ông Già. Thứ thuốc bột này khó uống, đắng đến mức có thể chưa qua cổ họng thì trào ngược trở ra.

Thế là mỗi lần cho tôi uống thuốc là má kèm theo một ly xá xị. Nhìn ly nước ngọt bốc ga toả ra mùi thơm quyến rũ, thuốc khó uống cỡ nào cũng đều trôi qua cổ họng.


https://saigonnhonews.com/wp-content...1/06/quc-2.jpg


Thời tiết oi bức, cuộc sống ngột ngạt trong khu lao động dễ sinh bệnh. Đám anh em chúng tôi thỉnh thoảng trong năm không đứa này cảm mạo thì đứa kia cũng ho hen nhức đầu, đau bụng.

Cứ mỗi lần anh em tôi bị bệnh thì trên kệ góc bếp vỏ chai nước ngọt con cọp được bổ sung thêm nhiều.

Má tôi nói, sẵn mua nước ngọt, cất lại vỏ chai để khi Tết đến mang ra đi đổi.

Đi đổi nước ngọt là nhiệm vụ của tôi vào ngày Hăm Chín. Tôi hăm hở gom hết vỏ chai cẩn thận dựng đứng trong cái giỏ nhựa đi chợ mang ra quán chú Hai đầu ngõ để đổi lấy những chai xá xị, bạc hà.

Tiếng vỏ chai đựng thứ nước màu nâu cánh gián, màu xanh lanh canh trong giỏ chạm vào nhau phát ra thứ âm thanh tươi vui của ngày Tết.



https://saigonnhonews.com/wp-content...1/06/quc-3.jpg



Nước ngọt con cọp có hai mùi vị là xá xị và bạc hà. Tôi nhớ vị bạc hà xuất hiện trên thị trường sau xá xị. Tuy vậy, xá xị vẫn luôn là thứ nước giải khát được người tiêu dùng yêu thích nhiều hơn. Tôi nghĩ có lẽ cái màu nước ngọt và hương vị của nó làm cho người ta có sự so sánh.

Xá xị có mùi quế, hồi nồng ấm hơm mùi bạc hà the the lạnh mát và màu xanh lá cây cũng không quyến rũ bằng thứ nước màu nâu nằm trong tiềm thức người tiêu dùng từ lâu.



https://cdn.tcdulichtphcm.vn/upload/...51746816-n.jpg


Nước ngọt chai có mặt tại Sài Gòn từ năm 1952 do nhà máy Usine Belgique sản xuất. Nhà máy này thuộc hãng B.G.I sản xuất bia, nước đá cây và nước ngọt từ năm 1927 khi hãng bia Larue sát nhập vào hệ thống nhà máy B.G.I của Pháp.

Trong bài viết về bia La-de, tôi có nhắc chi tiết này. Hãng B.G.I có sản xuất nước ngọt nhưng với thương hiệu nào thì ít có tài liệu nào nhắc tới.


https://vietnambusinessinsider.vn/up...35976960-n.jpg


Trong tài liệu về thức uống ở Sài Gòn ngày xưa của tác giả Phạm Công Luận ghi nhận: -

- “ Khoảng năm 1934, ở Sài Gòn có bán một loại nước uống giải khát độc đáo, được quảng cáo nhiều trên các tờ nhật báo có tiếng ở Sài Gòn lúc đó như :

- Nhật báo Sài Gòn, nhật báo Công Luận cho đến năm 1938.

Đó là một loại nước giải khát có tên Tây là Antésite của nhà bào chế Normale. Đây là thức uống công nghiệp.

Thứ nước uống này được quảng cáo là tốt cho sức khỏe, không có cồn, thơm ngon, làm toàn bằng tinh chất của các vị cam thảo, Thạch long đởm và các cây có hương liệu.

Người dùng mua về nhỏ vài giọt hoặc múc một muỗng cà phê tinh chất này cho vào ly chứa một lít nước là có một loại nước được đánh giá là rất bổ, giúp cho sự tiêu hóa, trị các chứng sốt rét, thích hợp cho các xứ thuộc địa và đã được dùng ở Algerie, Tunisie, Maroc…

Loại nước cô đặc này đựng trong hộp nhỏ, pha được từ 30 đến 80 lít nước, bán ở các tiệm tạp hóa, nhà bào chế, tiệm bán thực phẩm. Có thể mua qua bưu điện nếu gửi 5 quan đến nhà bào chế tận bên Pháp sẽ nhận được nước tinh chất pha được 30 đến 40 lít nước giải khát mà không tốn cước.



https://saigonnhonews.com/wp-content...1/06/quc-4.jpg


Trước đó, trên Hà Thành Ngọ Báo ở xứ Bắc từ năm 1932 đã có quảng cáo loại nước này, giới thiệu chi tiết hơn là nước pha ra có màu vàng trong như rượu bia, không dùng màu hoá học có 4 mùi chanh, bạc hà, hồi và cam. Rải rác trên Thanh Nghệ Tĩnh tân văn năm 1934 có thấy giới thiệu bán ở Vinh và Nha Trang”.


https://vietnambusinessinsider.vn/up...81157632-n.jpg


Loại nước cô đặc pha với vài ba chục lít nước vào thời Pháp hồi đó uống vào có ngon như nước ngọt pha trong mấy bình kim loại to chễm chệ trên xe đẩy của những quán nước người Hoa trong Chợ Lớn vào thập niên 1960.

Hình ảnh chiếc bình mạ đồng sáng loáng có cái bụng tròn phần dưới, phần trên là cổ bình có cái nắp thông với một sợi dây nhựa (chắc dùng để bơm hơi ga CO2). Phần dưới bình có cái vòi “phông tên”.

Tôi nhớ có lần ba tôi dẫn tôi đi thăm người bà con ở cầu Cây Gõ, đi bộ ngang qua chợ thấy tôi nhìn miệng mấy đứa nhỏ đứng quanh chiếc xe nước ngọt của ông già Tàu một cách thèm thuồng, ba bảo :

- “ Thứ nước ngọt này không tốt, phẩm màu pha với nước, uống vào lâu ngày sinh bệnh ”.

Nghe thì nghe vậy chứ thi thoảng tôi vẫn lén uống ly nước ngọt bạc hà hay nước cam từ chiếc thùng inox sáng loáng của quán nước gần cổng trường tiểu học Chí Hoà.

Đi học buổi trưa 1 giờ nắng gắt, nước ngọt tươm hơi lạnh đọng ngoài vỏ bình to trước mắt hấp dẫn quá đi thôi !


https://saigonnhonews.com/wp-content...21/06/quc3.jpg


Thuở đó, đâu chỉ có nước ngọt pha sẵn trong bình có hơi ga thu hút đám học trò, nước si-rô đá bào cũng hấp dẫn không kém.

Bọn học trò chúng tôi có đứa không đủ tiền mua ly nước ngọt trong bình đành mua ly si-rô đá bào liếm láp. Nước đá bào được nhận nén trong ly vun tròn, người bán lấy chai si-rô có cái vòi cong cong đổ ra trên đó.

Thứ nước đặc sệt này có hương vị và đủ màu sắc xanh, vàng, tím, đỏ. Ba má tôi vẫn luôn dặn chừng chúng tôi đi học đừng bao giờ uống.

Uống nước thì đã có cái bình tông bằng nhựa đựng nước lọc đã nấu chín mang theo. Dạ dạ cho xong, chứ cái màu sặc sỡ của thứ nước si-rô hấp dẫn như thế làm sao chúng tôi cưỡng lại.

Cầm ly si-rô liếm láp cho đến khi chỉ còn cục đá bào nhạt trắng.


https://www.youtube.com/watch?v=BAEilXxr1oc



Giữa thập niên 1960, bên cạnh nước ngọt Con Cọp có mặt trên thị trường, nước ngọt Phương Toàn hiệu Con Nai trong Chợ Lớn bỗng xuất hiện cạnh tranh.

Nước ngọt Phương Toàn cũng có mấy vị :

- Xá xị (có mùi của vị nước ngọt Pepsi nhiều hơn)

- Bạc hà (có thêm mùi cam thảo)

- Nước cam có ga (có màu vàng cam).

Sau đó vài năm, các hãng nước ngọt của nước ngoài cũng tham gia thị trường tại miền Nam VN. Pepsi và Coca-Cola.

Cuộc cạnh tranh của các thương hiệu nước ngọt ngày càng khốc liệt để chiếm thị phần.


https://image.baophapluat.vn/w840/Up..._thoi_JUVI.jpg


Nước ngọt Pepsi cạnh tranh không lại với hãng Phương Toàn do những quy định ràng buộc sản xuất “bắt chẹt” vào lúc đó.

Hằng năm Pepsi chỉ được nhập một số lượng vỏ chai nhất định dùng vào sản xuất, việc thu hồi vỏ chai cũ để tái sử dụng bị hãng Phương Toàn trả giá cao hơn cho người thu mua ve chai để mua lại và cho đập bỏ.

Pepsi thiếu hụt vỏ chai sản xuất nên đành sập tiệm.

Riêng Coca-Cola giữ vững được thị phần của mình nhờ ưu thế nước cam vàng Birley’s. Nước cam không có ga, mùi vị cam tươi và có màu vàng.

Phụ nữ rất thích loại nước cam này.


Chiếc xe quảng cáo của hãng Cocacola, SaiGon 1965 (ảnh: Brian Wickham)


https://baotreonline.com/tre_assets/...t-con-cop3.jpg


Sau năm 1975, các hãng nước ngọt nước ngoài rút ra khỏi thị trường, hãng Phương Toàn cũng ngưng hoạt động.

Duy chỉ còn hãng nước ngọt Con Cọp được đổi thành hãng nước ngọt Chương Dương.

Xá xị Chương Dương vẫn là sản phẩm chính được dân chúng yêu thích. Người ta cho rằng hai tiếng “xá xị” do phiên âm từ tiếng Anh Sarsi, người Hoa đọc là Sá thị Việt hoá thành “xá xị”.

Mùi vị xá xị được chiết xuất từ loại thực vật có tên là Quế vị.

Đây là một loại rau rừng thân mềm dùng để ăn bánh xèo hay bánh tráng phơi sương làm tăng thêm hương vị món ăn hoặc ăn kèm rau sống.

Tuy nhiên, có một lần tôi đi rừng theo một vài người bạn ở Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng, thấy cây đại thụ thân gỗ bị đốn hạ còn một phần ba thân toả ra mùi đúng mùi hương xá xị không phải loại Quế vị chỉ mang một mùi hương nhẹ nhàng.

Người bạn am hiểu loài thực vật cho biết đó là cây xá xị, người ta dùng vỏ và thân để chiết xuất tinh dầu trong công nghiệp tạo mùi cho nước giải khát.


Trang Nguyên


***************

hoathienly19 12-18-2024 23:52


CHỢ SÀI GÒN



Chợ Sài Gòn cẩn đá,

Chợ Rạch Giá cẩn xi mon (xi măng)

Giã em ở lại vuông tròn,

Anh về xứ sở không còn ra vô


Ảnh chụp năm 1910, những ngày cuối cùng khi dẹp ngôi chợ cũ này, tấm bưu ảnh hiếm hoi này ghi tên “ Chợ Sài Gòn ” (Le marché de SAIGON) (Nguồn: Manhhaiflickr)


https://baotreonline.com/tre_assets/...ho-sai-gon.jpg


Câu hò của người xưa làm tôi ngờ ngợ.

Chuyện ngờ ngợ của tôi được người cha tuổi hơn 80 của anh bạn giải thích :

- “Đá ở đây là
đá hộc lát vỉa hè lề đường Lê Thánh Tôn phía cửa Bắc, chớ không phải đá cẩn trên vách tường”.

Hồi xưa đường Lê Thánh Tôn được xem là một trong vài ba con phố chính của trung tâm Sài Gòn bởi có Dinh Xã Tây, một công trình có kiến trúc lớn và đẹp nhất thành phố lúc bấy giờ dùng làm nơi làm việc và họp hành của chính quyền Pháp.

Hè đường lát đá hộc xanh vuông vức 15 phân kéo dài xuống chợ Sài Gòn, một ngôi chợ to lớn nằm giữa trung tâm đại diện bộ mặt thành phố.

Ông kể, hồi nhỏ (đâu năm 1940), gia đình có sạp bán trái cây ở phía ngoài hành lang cửa Bắc.

Hành lang chợ 4 cửa lúc ấy đều tráng xi măng.


https://static.tuoitre.vn/tto/i/s626...1475468805.jpg


Ông cũng nói thêm chợ Sài Gòn là cách gọi của người Sài Gòn.

Thật ra ngôi chợ mới Bến Thành do người Pháp xây dựng năm 1912 và khánh thành năm 1914 gọi là chợ mới Bến Thành nằm trên phần đất của cái ao sình lầy chen chúc nhà cửa lợp tranh tre tạm bợ.

Ông nói, nghe những người lớn tuổi kể lại, chứ vào thuở tuổi thơ của ông, quang cảnh thị thành đã đổi khác nhiều rồi.


Toàn cảnh khu chợ Bến Thành cũ bên kênh Charner, Sài Gòn khoảng cuối thế kỷ 19. Ảnh: Public domain.


https://img.docnhanh.vn/images/uploa...-nam-truoc.jpg


Ngôi chợ mang tên Bến Thành, thế nhưng hồi ấy chẳng có cái bảng tên nào treo trên nóc chợ cho người ta biết dù chợ mới này là chợ Sài Gòn hay chợ Bến Thành (cũ) dời tới.


Mặt tiền chợ Bến Thành trước năm 1975 không hề có bảng tên chợ - Ảnh tư liệu


https://static.tuoitre.vn/tto/i/s626...1475469278.jpg


Trong bài viết “Tranh gốm ở Chợ Bến Thành” , tác giả Phạm Công Luận nhắc về chuyện bão lụt năm Thìn 1952, các mặt tiền chợ được chỉnh trang, người ta cẩn lên tường vách các bức tranh phù điêu.

Những bức tranh gốm Biên Hoà ráp nối hình các loại gia cầm gia súc, thủy hải sản, trái cây thân quen rất đỗi dễ thương do nghệ nhân Lê Văn Mậu vẽ mẫu.


https://www.youtube.com/watch?v=P4CDjYyXRn8



Tuy nhiên, cha của anh bạn tôi vẫn khẳng định tuyệt nhiên không thấy trương lên bảng tên chợ.

Toàn là bảng quảng cáo kem đánh răng treo kín mặt tiền chợ.

Mãi đến sau năm 1975, bảng chữ “Chợ Bến Thành” mới được gắn lên ở cửa Bắc và cửa Nam.


Chợ Bến Thành và bức phù điêu đặt ở cửa Nam Ảnh: T.L


http://image.congan.com.vn/thumbnail...o-bentgabg.jpg


Cái tên chợ Bến Thành cũ trước đó cũng do người dân tiện miệng gọi ngôi chợ cất bên bến sông Sài Gòn gần Thành Gia Ðịnh (gần xưởng đóng tàu Bason), khoảng giữa thế kỷ 19.

Chợ chỉ có một nhà lồng, khung gỗ, mái lợp tranh.

Bến sông lớn thuận lợi nên ghe thuyền trong nước và nước ngoài ghé đến tấp nập.

Chính vì thế hàng hóa ngoại quốc xuất hiện ở chợ khá nhiều, thu hút người dân và người Pháp lui tới.

Hàng buôn bán trong nước gồm tơ lụa, gốm sứ, thảo dược, gạo, khô, cau… từ miền Tây và miền Trung chen nhau cập bến cùng với các loại thuyền ghe Gia Ðịnh mũi đỏ xanh lườn.

- “ Ghe ai mũi đỏ xanh lườn / Phải ghe Gia Ðịnh xuống vườn thăm em”.


Chợ Bến Thành do Eli Lotar (1905 - 1969) chụp năm 1938. Nguồn: manhhai flickr.


https://uploads.nguoidothi.net.vn/co...6692843be2.jpg

Sau khi Gia Ðịnh thất thủ, những binh lính người Việt âm thầm chống Pháp thiêu rụi ngôi chợ bên bến sông.

Ðể thông thoáng cho tàu ghe lưu thông trên sông Sài Gòn, người Pháp dời chợ vô trong và cho đào kênh Charner (sau này lấp lại thành đường Nguyễn Huệ) để ghe thuyền buôn bán hàng hoá lưu thông dễ dàng, dựng lại chợ gồm 5 dãy nhà lồng cột gạch mái ngói.

Lúc đó người Pháp gọi tên chính thức là Chợ Sài Gòn.

Về sau, chợ hư hỏng nặng, phải giải tỏa, xây dựng Chợ Bến Thành mới cùng nhà ga xe lửa Sài Gòn dời đến đầu đường Lê Lai.


http://benthanhmarket.vn/uploads/about/cbt6.jpg



*************

hoathienly19 12-19-2024 00:01


Trong Bến Nghé xưa, nhà văn Sơn Nam miêu tả chút ít hình ảnh khu vực Chợ Cũ, còn phần nền chợ nhường cho tòa nhà Kho bạc.


“Khu vực từ đó gọi là Chợ Cũ chỉ còn những con đường lần hồi hoá ra nhỏ bé vì xe hơi nhập cảng ngày thêm nhiều và dân số càng gia tăng.

Phố xá lợp ngói âm dương, rui mè bằng cây trở thành lạc hậu trong thời đại xi măng cốt sắt.

Còn lại vài tiệm bán cơm thố, bán thịt heo quay, tiệm cà phê với ‘hương gây mùi nhớ’ mà người lớn tuổi còn tha thiết tới lui để sống lại những năm đầu thế kỷ 20, khi mà Sài Gòn bắt đầu được xây dựng, vào thuở máy móc còn chạy với nồi sup-de chụm than, chụm củi .

- " Bà đầm "
đội nón giắt lông chim, lông cò, theo sau có anh bồi ‘ba-nhe’, ‘ban-bù’ đội thúng hoặc khiêng thức ăn với đòn gánh bằng tre”.


Bưu ảnh chợ Bến Thành thập niên 1920 ghi Bưu ảnh chợ Bến Thành thập niên 1920 ghi “Sài Gòn, một ngày ở Chợ Lớn “Sài Gòn, một ngày ở Chợ Lớn “ (A Saigon, un jour de grand marché) (Nguồn: Manhhaiflickr)


https://baotreonline.com/tre_assets/...o-sai-gon2.jpg


Nghe chuyện ông Sơn Nam nhắc lại hình ảnh của các anh bồi “ba nhe, ban-bù” (panier là giỏ, bambou là tre), tôi lại hình dung đó là những con người vạm vỡ, chuyên đứng ở chợ làm công việc bốc vác hay khiêng giúp hàng hoá của người mua kẻ bán.

Nhưng khi xem lại bức ảnh tư liệu (không rõ tác giả là ai) chụp rất đẹp các em nhỏ tay ôm hoặc đầu đội thúng hồi đầu thế kỷ 20 thì tôi mới biết anh bồi chỉ là mấy đứa nhỏ.

Có đứa còn bé quá, thuở đó chẳng ai lên tiếng chuyện bóc lột sức lao động trẻ con. Cha anh bạn tôi giải thích :

- “Thời đó xã hội nó vậy, giao thông chưa có nhiều nên mới sinh ra cái nghề khiêng vác. Người lao động kiếm sống ở Sài Gòn vất vả lắm mới có miếng ăn, người lớn trẻ con không được đi học đều lao động kiếm tiền.

Người lớn thì vác gánh, trẻ con thì đội thúng theo mấy bà đầm đi chợ như mấy đứa tiểu đồng”.


https://www.youtube.com/watch?v=Mu05Kro2Dqg



Chợ Bến Thành được dời về trung tâm Sài Gòn khi ấy người Pháp đã định hình ra một thành phố Sài Gòn theo thiết kế quy hoạch rộng chừng hơn 3 cây số vuông.

Công trình chợ xây dựng sau khi lấp ao Boreses (Bồ Rệt).


Theo nhiều tài liệu biên khảo về Sài Gòn xưa, dự án xây cất chợ Bến Thành mới đã có từ năm 1884 nhưng lúc ấy chưa thực hiện được vì nhiều lý do kênh rạch tại trung tâm Sài Gòn khá nhiều, ao sình, nhà cửa tranh tre nứa lá của dân cư chen chúc.

Muốn cất chợ, người Pháp phải mua đất và tính chuyện thiết lập hệ thống đường sá cho xe cộ (xe ngựa, xe kéo, xe đạp và xe hơi) lưu thông.

Sau khi xây dựng chợ xong, chợ có khi gọi là Tòa nhà trung tâm (Les Halles Centrales) cũng có khi gọi là Chợ Lớn.


https://2saigon.vn/wp-content/upload...1474948586.jpg

hoathienly19 12-26-2024 16:04



Cha anh bạn kể tiếp,
ngày xưa trước cửa Nam có bùng binh Cuniac (Cu-nhắc), nhộn nhịp nhất, chỗ giao nhau các đường nên mỗi dịp lễ hay Tết, xe cộ, người bộ hành đổ về nườm nượp.

Bên cửa Tây là đường Phan Chu Trinh tự nhiên thành bãi đậu taxi và xe hơi của mấy người nhà giàu đi chợ.

Những căn nhà mặt tiền trên con đường ngắn bên hông chợ buôn bán vải lụa, phía đầu góc Lê Lai có vài tiệm vải của người Ấn.


https://encrypted-tbn0.gstatic.com/i...qsLBk&usqp=CAU


Bên cửa Ðông là đường Phan Bội Châu,
phía bên chợ buôn bán đầy các món ăn rất ngon, bên phía kia đường là một dãy tiệm vàng, ngay góc đường Tạ Thu Thâu (Lưu Văn Lang sau này) khoảng giữa có nhà thuốc tây Nguyễn Văn Cao mà nhiều người lớn tuổi còn nhớ đến bởi tiệm này có đủ các loại thuốc, thậm chí biệt dược khó nơi nào có.

Gần đó xuống tới góc đường Lê Thánh Tôn có tiệm bán nón cối trắng hồi thời Tây dành cho giới có tiền thích gu ăn vận theo người Pháp.


https://image.phunuonline.com.vn/fck...1683608390.jpg


Chợ có 4 cửa chính nhưng có đến 12 cửa phụ thông ra các đường.


Tháp lầu bốn mặt xây ở cửa Nam nhưng chỉ có 3 mặt đồng hồ.


Dòng chữ trên bưu ảnh thập niên 1940: Sài Gòn – chợ trung tâm/chợ chính – (Nguồn: Manhhaiflickr)


https://baotreonline.com/tre_assets/...o-sai-gon3.jpg


Có một sự kiện mà cha anh bạn nhớ suốt đời hồi năm 1950, lúc đó ông đang phụ bà mẹ trưng bày hàng trái cây ở hành lang cửa Bắc.

Một tiếng nổ vang rất gần, bà con đi chợ chạy rần rần va vào mâm măng cụt ông vừa chất lên cao vút bên cạnh mâm cam sành, trái cây lăn đầy xuống lề đường giập nát.

Hôm nay chưa bán mà lỗ không biết bắt đền ai, thì lại nghe bà con hô hoán lửa cháy ngút trời ngoài hiên cửa Bắc.

Nhiều người bảo Việt Minh đốt chợ.
May là phần thiệt hại chỉ một góc bên ngoài không có thương vong.


https://www.youtube.com/watch?v=2R4q2edp_vY



Rồi đến giữa thập niên 1960, ngôi chợ được trương bảng tên hẳn hoi nhưng lại là tên Chợ Quách Thị Trang sau cuộc biểu tình của sinh viên chống cảnh sát đàn áp Phật tử. Quách Thị Trang bị bắn.

Hội sinh viên tổ chức quyên góp tạc tượng (phần đầu) Quách Thị Trang và được chính quyền cho dựng gần tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn.

Tên Chợ Quách Thị Trang không chính thức cẩn vào tường vách mà chỉ làm bằng tôn sơn chữ gắn tạm phía trên ngoài hành lang chỗ cột cờ.

Vài năm sau, bảng tên chợ trên tự dưng biến mất không kèn không trống.

Chợ Bến Thành trải qua vài lần trùng tu.

Lần gần đây nhất là sau 1975, mái ngói chợ được thay mái tôn sơn màu đất đỏ.

Tuy mái chợ không còn nét đẹp trầm lắng như trăm năm trước nhưng Chợ Bến Thành luôn là một trong những biểu tượng của thành phố Sài Gòn.

Trang Nguyên


***********

hoathienly19 01-03-2025 15:12



CHỢ CÁ TRẦN QUỐC TOẢN



Khi nhắc đến chợ cá Trần Quốc Toản ngày xưa ở Q.10, gần Viện Hoá Đạo thì mấy người bạn chê tới chê lui. Cái chợ gì mà hôi tanh bốc mùi nồng nặc giữa cơn gió trưa hè đưa xa vài trăm mét.

Chợ cá Trần Quốc Toản năm 1964 (Ảnh: Lparkers)


https://baotreonline.com/tre_assets/...-quoc-toan.jpg


Người bạn trước ở khu cư xá Đồng Tiến ta thán, chẳng hiểu sao người ta lại cất cái chợ chuyên bán cá tôm ngay trong lòng thành phố.

Người lớn tuổi hiểu rõ sự đời giải thích, thuở đầu thập niên 1960 , nơi góc đường Trần Quốc Toản – Nguyễn Tri Phương và phía cuối đường Lý Thái Tổ còn nhiều đất trống, trại lính xung quanh.

Cất chợ cá đầu mối ở đây là hợp lý,
]
cung cấp thủy hải sản tỏa ra các chợ nhỏ của khắp vùng Sài Gòn – Chợ Lớn.

Trong bài viết Chợ Lớn Mới, tôi có đề cập đến tài liệu Ðông Dương hành chánh niên giám khoảng đầu thế kỷ 20 trên bờ kênh Hội Hợp của người Pháp in năm 1906 (tức đường Vạn Kiếp sau này) có một Chợ Cá mang tên Marché Aux Poissons gần Chợ Lớn (cũ) nay là Bưu điện Q.5.

Sau khi giải tỏa Chợ Lớn cũ xây Chợ Lớn Mới tức chợ Bình Tây năm 1928 thì không biết Chợ Cá gần đấy còn tồn tại hay bị giải tỏa vào thời gian đó.

Không thấy tài liệu nào nhắc đến chuyện dời ngôi chợ chuyên bán thủy hải sản này.


https://www.youtube.com/watch?v=6npcp-Z64O0



Ảnh tư liệu in bưu thiếp cho thấy ngôi chợ đầu mối rất nhỏ so với thời bây giờ nhưng có lẽ cách đây hơn trăm năm, ở Chợ Lớn có một ngôi chợ chuyên bán tôm cá như thế được xem là lớn vì dân cư còn thưa thớt (Chợ Lớn vào giai đoạn này là thủ phủ của tỉnh Chợ Lớn rộng đến Tân An – Long An ngày nay, có khoảng hơn hai trăm ngàn dân.

Ðến năm 1931
thủ phủ Chợ Lớn sáp nhập vào Sài Gòn thành Sài Gòn – Chợ Lớn).

Tuy nhiên, theo vài tài liệu báo chí sau này (không rõ nguồn), cho biết chợ cá ngày xưa trên đường Tổng Ðốc Phương (Châu Văn Liêm ngày nay) không nằm trên đường Vạn Kiếp, mà dời về Chợ Hoà Bình xây năm 1954 nằm trong làng Hoà Bình ngày xưa thuộc quận 5.

Nói thêm, đây là một ngôi chợ có kiến trúc đẹp tuy không to lớn bằng Chợ Bến Thành và Chợ Lớn Mới, hai đầu chợ có hai tháp lầu nằm giữa bốn trục đường Bùi Hữu Nghĩa – Bạch Vân – Chiêu Anh Các và Nhiêu Tâm hiện nay.

Vậy thì, khoảng thời gian trước 1954 ngôi chợ cá đó đi về đâu ?


Chắc chắn ngôi chợ bị dỡ bỏ từ lâu sáp nhập vào một ngôi chợ nào đó. Rất tiếc là chưa có một tài liệu nào xác thực.

Một chợ cá đầu mối có thể chỉ tạm hoạt động trong một ngôi chợ buôn bán hàng hoá thực phẩm bình thường trong khi chính quyền tìm đất cất lên ngôi chợ cá đúng nghĩa.

Rồi chợ cá hình thành tại một mảnh đất rộng trên đường Trần Quốc Toản và lấy tên Chợ Trần Quốc Toản, không có ghi là chợ cá nhưng tất cả dân Sài Gòn – Chợ Lớn đều biết nơi đây là chợ đầu mối chuyên cung cấp thủy hải sản cho các chợ nhỏ.

Chợ cá Le Marche aux Poissons đầu tiên ở Chợ Lớn hình thành vào năm 1906 (Ảnh: Bưu Thiếp)


https://baotreonline.com/tre_assets/...quoc-toan1.jpg


Việc cất chợ cá ở khu vực đường Trần Quốc Toản vào đầu thập niên 1960 là hoàn toàn hợp lý vì khu vực này so với các khu vực khác trong thành phố còn nhiều đất trống, hầu hết là trại lính.

Hơn nữa việc vận chuyển đường bộ đã phát triển cả về xe cộ vận tải lẫn đường sá thông suốt từ các tỉnh miền Nam và miền Trung về Sài Gòn, không còn phụ thuộc nhiều vào giao thông đường thủy như ngày xưa khi chợ búa thường xây cất gần bến sông hay kênh rạch.


https://baovecovang2012.wordpress.co...c-sap-hang.jpg


Có lần đi Kansas thăm thằng bạn thuở nhỏ, ngồi uống cà phê ở bên ngoài tiệm Starbucks giữa buổi trưa hè, chợt nhận ra thoang thoảng đâu đây mùi phân bò phảng phất.

Thằng bạn cho biết, cách đấy vài ba dặm dọc xa lộ có một trang trại nuôi bò. Bò ở đó nhiều kinh khủng, chạy xe ngang qua, mùi phân vương vào trong xe nồng nặc.

Bước xuống xe, vào tiệm ăn phở người ta cứ tưởng mình là anh lái bò.

Không biết khi nói tới mùi phân bò, thằng bạn còn nhớ mùi tanh của chợ cá năm xưa khi thỉnh thoảng cuối tuần hai đứa ngồi trên xe lam của ba nó chở cá từ Chợ Trần Quốc Toản giao cho bạn hàng của má nó đến các chợ nhỏ.


https://www.youtube.com/watch?v=vxERWGKVAJg



Sạp cá của má thằng bạn bán toàn cá đồng. Nào là cá lóc, cá trê, cá rô, cá thác lác lại toàn là cá sống nhảy xoi xói trong thùng chứa bằng sắt tây.

Hồi xưa cá đồng người ta bắt từ sông rạch, chứ không ai nuôi như bây giờ.

Cá được thương lái thu mua từ miền Tây, mướn xe tải chở đến chợ giao cho những sạp mối mỗi ngày từ sáng sớm.

Lắm khi gặp nhau, cùng thằng bạn ngồi bên trời Tây lại nhớ trời Ta thuở nhỏ.

Nhớ chuyện đi theo xe lam chở cá phụ ông già cũng như một cuộc rong chơi phố phường cho thư giãn đầu óc chứ gia đình buôn bán chợ búa quanh năm suốt tháng đâu có thời gian dẫn con cái đi chơi đây đó.

Nói là phụ cho nghe hiếu đạo làm con, chứ còn nhỏ giúp ích được gì cho gia đình ngoài chuyện ăn học vui chơi là chính.


https://www.youtube.com/watch?v=aHem0F5hwwA



Miệng nhấm nháp ly cà phê và mũi thì thoảng đánh hơi mùi phân bò trong không khí nóng nực tự dưng lại đi nhớ mùi cá tanh trên những chuyến xe lam cuối tuần thật là tréo cẳng ngỗng.

Bạn tỉ tê, hồi đó không có mày đi chung, chắc tao không đi theo ông già giao cá.

Ngồi kế bên ổng không biết nói chuyện gì, chỉ toàn nghe chuyện ổng nói. Ổng nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, nghe ổng nói xong thì tao lại quên hết.

Nhưng cái mùi tao nhớ nhất, không phải mùi tanh hôi của cá mà lại là mùi rác thối phía bên hông chợ cá ngày xưa. Một bãi rác to khủng khiếp và đen đầy ruồi nhặng.

Bãi rác đó vừa là chỗ bỏ rác của chợ cá và vừa là bô rác công cộng nhận rác của các khu dân cư lân cận được xe ba gác mang tới bãi đổ để chờ xe rác thành phố đến thu gom.

Chính cái bô rác khổng lồ này đã làm cho nhiều người dân ngán ngẩm khi đi ngang chợ cá đầu mối lớn nhất Sài Gòn chứ không phải cái mùi tanh tao chợ cá.

Bãi rác khổng lồ trước chợ cá Trần Quốc Toản là nguyên nhân chính gây mùi tanh của chợ
(Ảnh: John Beck)



https://baotreonline.com/tre_assets/...quoc-toan3.jpg


Ðúng là bãi rác bên hông chợ cá thật kinh khủng! Thằng bạn cầm ly cà phê ngửi ngửi “hương gây mùi nhớ” theo cách nói của ông Sơn Nam, mà trong đầu lại nhớ mùi rác chợ.

Chợ cá buôn bán từ sáng sớm đến trưa là hầu như các sạp dẹp hàng về nghỉ.

Ngoại trừ một số sạp nhỏ buôn bán kéo dài cho khách hàng sống quanh khu vực muốn mua cá tôm. Các sạp hàng buôn bán xong đều xịt nước rửa sàn và ngoài sân đậu xe lên xuống hàng cá nên mùi tanh chỉ còn vương vấn đây đó khi gió thoảng qua.

Rác mới là nguyên nhân chính vì không phải lúc nào xe rác cũng đến dọp dẹp đúng giờ, có khi vào những ngày lễ lạt, rác dồn đống ngày này qua ngày khác.

Việc ô nhiễm môi trường ở khu chợ cá nhiều năm khiến nhiều người dân sống gần đó lên tiếng.

Ðến đầu năm 1975, Ðô Thành Sài Gòn cho ngưng hoạt động, mảnh đất chợ được biến cải lại thành nơi triển lãm hàng kỹ thuật.

Má thằng bạn dọn sạp về chợ Cầu Ông Lãnh tiếp tục làm ăn cho đến năm 1995 cả nhà đi Mỹ đoàn tụ gia đình do người chú bảo lãnh.

Nay cha mẹ người bạn cũng đã không còn nên chuyện làm ăn buôn bán cá mắm ngày xưa chẳng biết hỏi ai. Ngoại trừ thằng con nhớ mùi bãi rác bên hông chợ cá đem ra nhắc lại.

Sau một thời gian hoạt động, chợ Cầu Ông Lãnh và Cầu Muối quá tải, khiến trọn con đường Nguyễn Thái Học lúc nào cũng kẹt xe vào giờ chợ hoạt động.

Ðể trả lại bộ mặt đô thị, năm 2003 chợ cá dời về chợ đầu mối Bình Ðiền (Bình Chánh), còn chợ rau cải, trái cây dời về chợ đầu mối Tam Bình (Thủ Ðức) và chợ Tân Xuân (Hóc Môn) cho đến hiện nay.

Mảnh đất khu Chợ cá Trần Quốc Toản ngày xưa, nay biến thành cơ ngơi to lớn của Siêu thị Sài Gòn.

Giới trẻ từ thế hệ 7X ngày nay khó mà hình dung ra được mảnh đất này từng là ngôi chợ cá đầu mối giữa lòng thành phố.


https://www.youtube.com/watch?v=vrEH9PNQCAg



Trang Nguyên


**********

hoathienly19 01-09-2025 14:30




SÀI GÒN TRƯỚC 1975



https://www.youtube.com/watch?v=cX-usQvb1Aw




**************

hoathienly19 01-12-2025 20:06



TÌM HIỂU VỀ " CHỢ TRỜI " CỦA SÀI GÒN XƯA



https://www.youtube.com/watch?v=ZrbebeNwUbA



Tại chợ Trời Saigon, hàng hóa ở đây không được chính thức nhập cảng mà đến từ các nguồn khác nhau, có những món hàng từ Trung Quốc, Campuchia, đồ Mỹ viện trợ hay đồ người ta túng tiền mang đi cầm bán.

Những quầy bày bán nơi đây có những gian hàng chính thức và những gian hàng không chính thức.


************

hoathienly19 01-19-2025 20:52




💥 HÌNH ẢNH SÀI GÒN TRƯỚC 1975 🌸 THỦ ĐÔ 🌼 CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ



https://www.youtube.com/watch?v=yiyKbVLWKdw



*******

hoathienly19 03-01-2025 21:09

HIỂU VỀ " CHỢ TRỜI " CỦA SÀI GÒN XƯA
 



HIỂU VỀ
" CHỢ TRỜI " CỦA SÀI GÒN XƯA



ttps://www.youtube.com/watch?v=ZrbebeNwUbA



**********

hoathienly19 03-14-2025 08:42

TRƯỚC NĂM 1975 NHỮNG GÁNH HÀNG RONG BÁN GÌ?
 


TRƯỚC NĂM 75 NHỮNG GÁNH HÀNG RONG BÁN GÌ?




https://photo2.tinhte.vn/data/attach...3916_image.png


Những gánh hàng rong có lẽ đã xuất hiện từ rất lâu trên khắp những con đường từ thành thị cho đến nông thôn và đã trở thành một nếp sống quen thuộc ở bất kì đâu cho đến ngày nay.

Vậy có bao giờ bạn thắc mắc liệu những gánh hàng rong trước năm 1975 có gì thay đổi nhiều so với ngày nay không ? Nào cùng Đỡ Buồn tìm hiểu thử nhé !


https://scontent.fyto1-2.fna.fbcdn.n...2w&oe=67FB6535



KÝ ỨC NHỎ BÉ VỀ NHỮNG GÁNH HÀNG RONG TRÊN CON PHỐ SÀI GÒN XƯA



Những tiếng rao vang vọng của những gánh hàng rong ít nhiều cũng đã vơi dần trong lòng thành phố Sài Gòn, nhường lại cho những âm thanh của một thành phố hiện đại hơn.

Nhưng hồi ức về những gánh hàng rong Sài Gòn trước năm 1975 vẫn còn mãi sống mãi trong lòng người dân Sài Gòn khi đó.

Thỉnh thoảng chúng ta mới nghe được một câu rao của gánh hàng rong ven đường Sài Gòn giữa biết bao nhiêu là thứ âm thanh hỗn tạp của thành phố.

Nhưng chỉ cần một sự tác động tựa như vết chích côn trùng đó thôi, tất cả những hồi ức trong tiềm thức chúng ta như được thoát khỏi ngăn kéo lần nữa và thứ âm thanh hệt như côn trùng ấy cứ văng vẳng bên tai :

- “ Ai mua xôi ra mua ”

- “ Chai xanh chai đỏ, chai bỏ thuốc sâu, dép nhựa, xương trâu đem ra đổi kẹo. Kẹo này là kẹo đường chính Cuba, ăn vào mát ruột cả nhà khen ngon nào ”

- “ Mài dao kéo đi”

- “ Ai bánh chưng, bánh giò, bánh rợm nào ”

- “ Ai kẹo vừng, kẹo lạc, kẹo dồi nào ”


Một gánh hàng rong ở vỉa hè khi xưa.



https://dobuon.vn/wp-content/uploads...ng-khi-xua.jpg


Cứ như thế lâu dần và cũng không biết tự khi nào mà những tiếng rao ăn sâu vào ký ức của chúng ta như một bản hòa ca.

Nghe có vẻ khó tin nhưng những ai đã ở cùng một con phố Sài Gòn trong nhiều năm sẽ nhận ra các tiếng rao hàng rong khi ấy luôn đến một khoảng thời gian trong ngày và tất cả như được hòa âm cùng với nhau vô tận trên một bản nhạc kéo dài 24 giờ.

Hễ người ta nghe đến câu rao:

- “ Ai chè đậu xanh, bột báng nước dừa đường cát hông…” hay

- “ Ai mua nước đậu hông” là người dân trong vùng biết đã đến gần trưa.

Cứ thế các gánh hàng rong tạo nên một bản hòa ca hằng ngày mà không thể lẫn vào đâu được.

Gánh hàng xôi gà những năm 1966.




https://dobuon.vn/wp-content/uploads...nam-1966-1.jpg


Dù thời tiết Sài Gòn vào những ngày mưa tầm tã hay những hôm nắng oi bức tiếng rao cứ thế vang lên đều đặn hằng ngày.

Với những người thành phố nơi đây tiếng rao như một phần của nếp sống hằng ngày êm đềm và quen thuộc.

Hôm nào cần mua gì ở hàng gánh mà thiếu đi tiếng rao quen thuộc thật dễ khiến người ta buột miệng với nhau :

- “Nay sao không thấy gánh hàng đi qua đây, mọi ngày vẫn thấy nó đi qua đây đều đều tới nay cần thì lại không thấy”.

Thế mới thấy gánh hàng rong thật sự rất gần gũi với nếp sống thành phố Sài Gòn khi đó. Nhất là thời điểm năm 1960, khi mà đất nước và các vùng quê bị chia cắt người dân từ các tỉnh khác đến Sài Gòn mưu sinh trên các gánh hàng tạo nên một nếp sống rất riêng của Sài Gòn khi đó.

Gánh hàng nước giải khát – Sài Gòn 1970.



https://dobuon.vn/wp-content/uploads...i-gon-1970.jpg


HỒI ỨC TUỔI THƠ QUA NHỮNG THƯỚC ẢNH CŨ VỀ GÁNH HÀNG RONG


Dành cho những ai đã sống ở Sài Gòn trước những năm 1975 hoặc là cả sau này.

Nào đi cùng Đỡ Buồn ôn lại hồi ức những gánh hàng rong trên đường phố Sài Gòn khi xưa nhé !

Gánh hàng me, chùm ruột, xoài ngâm yêu thích một thời của bao cô, cậu học sinh.



https://dobuon.vn/wp-content/uploads...u-hoc-sinh.jpg


Xe giải khát nước ngọt ở Sài Gòn với đủ các loại nước giải khát xá xị con cọp, con nai Phương Toàn, nước cam Birley…


https://dobuon.vn/wp-content/uploads...cam-birley.jpg


Gánh hàng rong bán đồ uống lạnh ở ngã 3 Nguyễn Du – Đặng Trần Côn năm 1966.


https://dobuon.vn/wp-content/uploads...n-nam-1966.jpg


Hôm nào cảm giác ăn không được nhiều, món cháo vịt Sài Gòn sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Một tô cháo vịt nóng hổi với vị ngọt thanh điểm thêm hành và tiêu sẽ xua tan cái mệt mỏi nhất thời nhưng lại chẳng quá sức với một cái bụng không khỏe.


Gánh cháo vịt đường phố khi xưa.


https://dobuon.vn/wp-content/uploads...ho-khi-xua.jpg


Gánh bánh canh trên vỉa hè Sài Gòn.


https://dobuon.vn/wp-content/uploads...he-sai-gon.jpg


Dù tất bật với công việc buôn bán nhưng người phụ nữ bán gánh khi đó vẫn giữ được nét hiền hòa trên khuôn mặt, trang phục tươm tất gọn gàng – một vẻ đẹp đặc biệt của người Sài Gòn xưa.

Cái món ăn khoái khẩu của người dân Sài Gòn khi đó không gì khác ngoài mía ghim.

Mía ghim hay còn có tên là mía lạnh, từng đoạn mía được bỏ trong tủ kính ướp lạnh.

Vào những hôm trời nóng ở Sài Gòn lấy ra cắn một miếng, vị ngọt từ khúc mía lạnh lan tỏa trong miệng như một thức uống giải khát tuyệt vời.

Gánh mía ghim khi đó.


https://dobuon.vn/wp-content/uploads...him-khi-do.jpg


Món ăn vặt dân dã mà cô, cậu bé nào ở Sài Gòn cũng yêu thích lúc bấy giờ.

Từng đoạn kẹo mạch nha được kéo ra từ trong hủ thiếc quấn lấy phết lên những miếng bánh tráng giòn rụm là thứ quà quê mà cô cậu nào cũng phải mê mẩn.


Gánh bánh tráng kẹo trên đường Tự Do nay là Đồng Khởi.


https://dobuon.vn/wp-content/uploads...-dong-khoi.jpg


Món ăn vặt này không chỉ con nít thích mà còn là món khoái khẩu của nhiều người lớn.

Cái mùi mực khi nướng lên thơm cả góc đường khi đó ai nghe tới thôi cũng mong muốn được thưởng thức.

Mực được nướng chín đều vừa tới được đưa nhanh qua máy cán đôi ba lần cứ thế mà được xé đều tay chấm với tương ớt hay tương me đều tuyệt.


https://dobuon.vn/wp-content/uploads...-o-sai-gon.jpg


Khác với những xe nước mía ngày nay, những chiếc xe nước mía khi xưa được vận hành chủ yếu bởi sức người .

Để được từng ly nước mía ngọt thơm khi đó là mỗi lần dùng cả 2 tay và 1 chân mới có thể xoay ép hết một vòng của máy ép mía.

Xe nước mía khi xưa ở khu Chợ Lớn.


https://photo2.tinhte.vn/data/attach...3969_image.png


Những xe hủ tíu gõ với nước dùng được người Hoa chế biến theo bí quyết đặc biệt sẽ chẳng có gì lạ khi nó lại chiếm được nhiều cảm tình của người Sài Gòn lúc bấy giờ với hương vị đặc biệt thơm ngon và đầy độc đáo.


Xe hủ tíu gõ của người Hoa khi xưa.


https://dobuon.vn/wp-content/uploads...oa-khi-xua.jpg



Trải qua nhiều thập kỷ, những gánh hàng rong khi đó đã dần được thay thế bằng những cửa hàng, hàng quán rộng lớn tại các con đường ở Sài Gòn. [color=red]

Nhưng đọng lại đâu đó giữa lòng thành phố vẫn còn rất nhiều hàng quán mang ký ức Sài Gòn năm đó tồn tại cho đến ngày nay.
[/ccolor]



https://scontent.fyto1-1.fna.fbcdn.n...RA&oe=67D9A959


Nguyễn Ngân


Với niềm đam mê phong cách cổ điển và ký ức hoài niệm về Sài Gòn những năm 70s, tôi là tác giả và nhà sưu tầm chuyên ghi lại những câu chuyện, hình ảnh về thành phố.

Tôi mang đến những bài viết chân thực và chia sẻ tư liệu quý giá về lịch sử và văn hóa Sài Gòn, với mong muốn truyền tải vẻ đẹp vĩnh cửu của thời kỳ vàng son đến mọi người.



***********

hoathienly19 03-26-2025 10:31



SÀI GÒN , BÒ BÍA VÀ BỘT CHIÊN …



Con gái đi chợ Việt Nam về (chợ do người Việt mở và làm chủ ở Mỹ, chuyên bán những thức ăn Việt Nam), mua cho một hộp “gỏi cuốn” gồm 5 cuốn gỏi, mỗi cuốn dài chừng 10cm và to tròn khoảng cổ tay em bé!

Gỏi cuốn ở chợ được chế biến gồm có rau xà lách, lá hẹ còn sống để nguyên cùng với củ sắn dây, cà rốt thái sợi mỏng, xào với lạp xưởng, xắt dọc và cuốn với bánh trảng, như kiểu làm “chả giò” của người miền Nam, nhưng to hơn và không phải chiên với dầu nóng.

Gỏi cuốn được chấm với nước mắm pha ngọt cùng với tỏi, ớt, cà rốt, nên hương vị là lạ, song lại thiếu đi cái vị đậm đà, vốn có của loại nước chấm riêng biệt với món ăn này.

Một món “gỏi cuốn” pha trộn của cách làm “chả giò” và “bò bía” của người miền Nam ở Sài Gòn xưa…


https://i.ytimg.com/vi/w34Qnc-9KBU/h...qsjbkQx4v-KaYA


Nhắc đến “bò bía” , lòng bỗng miên man nhớ…


https://assets.grab.com/wp-content/u...7878717264.jpg


Thuở ấy, đâu cuối những năm 60 của thế kỷ trước ! Tôi mới chỉ là một cậu bé vừa học xong bậc trung học đệ nhứt cấp (hết lớp 9 bây giờ) ở… tỉnh lẻ, phải về Sài Gòn trọ học. Ở Sài Gòn, với sức học của mình, tôi lại may mắn trúng tuyển vào ngôi trường [b]“danh giá” [/]bthời ấy ở Sài Gòn nói riêng, và cả miền Nam nói chung.

Đó là ngôi trường mang tên nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, gọi tắt là trường Petrus Ký !

Và ngôi nhà trọ đầu tiên trong đời học trò của tôi ở trên đường Nguyễn Thiện Thuật, cách trường khoảng mươi phút đi bộ.



https://petruskymonument.wordpress.c...lery.jpg?w=513


Vì thế, mỗi ngày,
từ đầu đường Nguyễn Thiện Thuật, băng qua hẻm “16”, ngang quán cà phê Năm Dưỡng, ra đường Lý Thái Tổ, là đã giáp với con đường Cộng Hòa, nơi có ngôi trường tôi học , với vỉa hè rộng, thoáng, nơi hàng ngày qui tụ các xe, gánh hàng rong, là phương tiện mưu sinh của những người dân nghèo, bán đồ ăn, thức uống cho lũ học sinh chúng tôi và cả các anh chị sinh viên các trường Đại học gần đó như :

- Khoa Học

- Sư Phạm, kể cả với ngôi trường “Bác Ái” của Hoa kiều, đối diện với trường Quốc gia Sư Phạm, và không ngoại trừ luôn các cô chú… công chức trẻ ở các Nha, Ty chung quanh…



https://encrypted-tbn0.gstatic.com/i...apxDQ&usqp=CAU


Trừ những xe đẩy bán bánh bao, bánh tiêu, giò chéo- quẩy hay xôi, chè, tôi đặc biệt thích thú với chiếc xe ba bánh bán “bò-bía”


https://scontent.fyto1-2.fna.fbcdn.n...PQ&oe=67E9ADAE



và chiếc xe đạp phía sau có quầy gỗ bán “bột chiên” , 2 món mới lạ đối với bản thân tôi và xem ra cũng thu hút nhiều “thực khách” học trò bu lại ăn, sáng, chiều… nhiều nhất !


https://www.youtube.com/watch?v=E8LIEuyktaU



Không riêng gì tôi là dân “tỉnh lẻ” , thích ăn những món ăn… mới, lạ, rẻ tiền, nhưng có thể no bụng mà hầu hết các anh chị sinh viên ( chắc cũng ở… quê lên Sài Gòn học như tôi) cũng hay xúm xít “đen đỏ” quanh món bò bía, bột chiên vào sáng sớm trước khi vào lớp và buổi trưa khi ra về.


https://scontent.fyto1-2.fna.fbcdn.n...DA&oe=67E991B4


Theo trang “Sài Gòn xưa.Net” thì :


- “ Bò-bía” (tiếng Phúc Kiến: pȯh-piáⁿ, 薄皮卷, tiếng Hán Việt là Bạc bính, nghĩa là bánh mỏng) là món bánh cuốn theo phong cách ẩm thực Triều Châu (Quảng Đông) và Phúc Kiến, Trung Quốc, hiện phổ biến ở Đài Loan, Singapore và Malaysia.

Tại Phúc Kiến, món này thường dùng ở Hạ Môn, còn ở Quảng Đông, món ăn phổ biến tại vùng Triều Sán ở phía đông của tỉnh trong lễ thanh minh.


https://www.youtube.com/watch?v=Bm1jepVwZE0



Tại Việt Nam,
món này có thể do các di dân Triều Châu hoặc người Peranakan (hay còn gọi là Baba Nyonya, tục gọi người Bà Ba) du nhập vào Sài Gòn từ rất lâu rồi.

Bò bía làm kiểu truyền thống nay hiếm thấy ở Việt Nam. Loại bánh tráng để cuốn món bò bía nguyên bản kiểu Phúc Kiến là loại bánh tráng bía mềm mịn làm từ bột mì.


https://www.youtube.com/watch?v=NgI1-BULJw4



Thành phần của cuốn bò bía rất phong phú :


- Xà lách, giá, trứng, tôm, tôm khô, đậu phộng, tương ớt, tương đen bên cạnh thành phần chính là hỗn hợp củ sắn cà rốt.

Cuốn bò bía nguyên bản khá to, gấp 3 lần cuốn bò bía Sài Gòn.

Do vậy người bán thường cắt làm nhiều phần cho dễ ăn. Để hạp với khẩu vị của người Việt Nam, người Hoa ở Sài Gòn, và kể cả người Sài Gòn chính hiệu, cũng đã chế biến, gia giảm hương vị bánh, sao cho đúng điệu của người Việt.

Đặc biệt là những người bán hàng rong.

Các nguyên liệu như :


- Củ sắn dây, cà rốt, lạp xưởng, trứng gà, tôm khô… được chế biến sẵn, bày trên các khay nhôm, khi có khách mua, thì gắp những nguyên liệu ấy, xào sơ, hâm nóng trên cái chảo nhỏ, rồi lấy ra, dùng bánh tráng cuốn lại thành những cuốn nhỏ dài chừng ngón tay, và to hơn ngón tay cái một chút (chắc để bán giá hơi thấp một chút và cũng vừa với… bàn tay, túi tiền của các cô cậu học trò?).



https://www.youtube.com/watch?v=46My_GWDe1s



Cuốn bò bía được xếp trên cái dĩa nhỏ, còn nóng, ăn chấm với chén nước chấm bằng đậu tương xay nhuyễn, trộn với ớt, đậu phộng, vừa nóng ấm, lại vừa bùi, béo, sừng sực… của lạp xưởng và tôm khô xào, hơi cay cay, tê tê đầu lưỡi, tạo nên nhiều cung bậc và khoái cảm của cái bụng đang đói lưng lửng, và tôi thì… ngấu nghiến chỉ chừng “một lũm” hay 2, 3 lần cắn là “bay gọn” một cuốn bánh.

Chả bù với các cô học trò, thậm chí là sinh viên hay công chức, tuổi mười sáu, hoặc ngoài đôi mươi thì nhai nhỏ nhẻ, từ tốn, từng chút một như để ngấm và cảm hết cái… ngon của vị bò bía!

Được cái lạ và thú vị, là cuốn bò bía tuy nhỏ vậy, song buổi sáng chỉ cần ăn 3, 4 cuốn, là có thể… yên bụng, ngồi học 5 tiết, chưa thấy đói.

Và buổi trưa tan học về, không muốn ăn cơm, ghé ăn thêm chừng… 4 cuốn nữa, thêm một ly si-rô đá nhận thơm, mát là no tới bữa cơm chiều.



https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2019...M3gdXSMkAXyYWQ


Bên cạnh món bò bía kể trên là món bột chiên, cũng có nguồn gốc từ người Triều Châu, Trung Quốc, thuở di dân vào Sài Gòn, Chợ Lớn .

Với cái quang gánh, một đầu gồm đũa, dĩa, bột gạo hay bắp, nếp hấp sẵn, một đầu là cái thùng gỗ để cái bếp lò và cái chảo dùng để chiên bánh, treo lủng lẳng những gia vị… sau dần cải tiến thành những chiếc xe như xe bán bánh mì, hay đóng như cái bàn trên xe ba gác để dễ di chuyển trên các vĩa hè, gần trường học hay khu dân cư, bày bán bánh bột chiên.

Đây cũng là một món mới lạ, mà thuở ấy, ở tỉnh lẻ ít thấy người bán.




https://thanhnien.mediacdn.vn/Upload...cho_lon_03.jpg


Nguyên liệu để làm :


- Bánh bột chiên, trước hết phải là… bột, thông thường là bột gạo, đôi khi người ta cũng làm bằng bột nếp, hay trộn với bột mì, bột bắp, để tăng thêm mùi vị hấp dẫn của bột.

Bột được trộn đều và khuấy với nước theo công thức qui định, tùy vào kinh nghiệm của người làm bánh, sau đó đổ vào xửng và hấp cho chín, để nguội, xắc ra thành từng miếng nhỏ, mỗi cạnh cỡ chừng 2, 3cm.

Khi có người mua hay ăn, người bán lấy bánh đã xắc ra, trộn đều với nước tương, theo kinh nghiệm của người bán bánh là để khi chiên bánh với dầu, bánh chín sẽ có màu “đẹp” hấp dẫn và bắt mắt !


https://www.youtube.com/watch?v=RYpq9DLznnw



Bánh chiên xong có thể bày ra đĩa để ăn, nhưng muốn ngon hơn và ăn có… vị dòn, hạp khẩu, phải đập thêm mấy cái trứng gà, chiên cùng với bột. Màu vàng của trứng, màu hơi nâu, trắng của bột, càng tăng thêm độ “khoái khẩu” của thực khách.

Gia vị ăn kèm với bột chiên, thông thường là đu đủ xanh, bào thành từng sợi nhỏ, nhưng quan trọng nhất vẫn là nước chấm, là nước tương, được pha chế chua, ngọt theo “ bí quyết” riêng của từng người bán, mà món bánh trở nên đậm đà “gây ghiền” hơn hay…nhạt nhẽo, ăn một lần rồi… bye luôn, vì không hấp dẫn !

Đó là thứ nước chấm, chan lên ăn, mà khi hết bánh, người ăn vẫn muốn… húp hết chút nước chấm còn lại trong dĩa hay chén!


https://www.youtube.com/watch?v=IVIsQG5yxt8



Là học trò, nhưng tôi và các cô cậu, bạn học cùng trang lứa vẫn biết… thưởng thức món ngon dở.

Ăn mỗi bữa khi đến trường, tất nhiên là cũng có thay đổi món này, món kia. Nhưng món ngon, dù bình dân, rẻ tiền, vẫn nhớ hoài trong ký ức, mỗi khi nhắc về trường xưa cùng những kỷ niệm của một thời hoa mộng.

Sài Gòn theo bước chân của người lưu lạc, viễn xứ từ những món ăn dân dã :

- Bò bía, bột chiên như vậy…


https://scontent.fyto1-1.fna.fbcdn.n...vw&oe=67E99CFF


Trần Hoàng Vy

*******


All times are GMT. The time now is 03:36.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.12522 seconds with 8 queries