![]() |
Nhật ký thời sự hôm nay 23/5/2022
1 Attachment(s)
Ứng cử viên độc lập Lê Đài, một người Việt tỵ nạn cộng sản, vừa giành được ghế dân biểu khu vực Fowler, chiến thắng một chính trị gia lãnh đạo Đảng Lao động, cựu Thủ hiến tiểu bang New South Wales, cựu Thượng nghị sĩ Liên bang, bà Kristina Keneally. Khu vực Fowler nằm phía tây nam thành phố Sydney, là một khu vực đa văn hóa, đa sắc tộc với trên một nửa dân số là di dân, trên 15% là người gốc Việt và chỉ trên 10% là có cả cha lẫn mẹ sinh ra tại Úc.
Hôm 23/5, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết ông sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan, theo Reuters. Sáng 23/5, trong lúc vận hành, đoàn tàu Metro Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) bất ngờ dừng lại giữa đường dù chưa đến điểm dừng. Còi báo động không kích vang lên khắp Ukraine vào sáng ngày 23/5, gióng lên hồi chuông báo động hàng ngày trước các cuộc tấn công dự kiến của lực lượng Nga ở miền đông và miền nam đất nước. Nga dồn hỏa lực dội bom Severodonetsk và Lysyschansk « 24/24 giờ ». Hai chốt chặn còn lại của Lugansk có nguy cơ cùng số phận như thành phố Mariupol. Tổng hợp từ nhiều nguồn tin tình báo, đặc biệt là tình báo Anh và Hoa Kỳ, theo dõi các phản ứng của Bắc Kinh thời gian qua, có thể khẳng định, Tập Cận Bình được Putin thông báo trước về cuộc xâm lược tàn khốc mà ông ta nhắm vào Ukraine. Putin làm thế vì muốn cho giới lãnh đạo Bắc Kinh cảm nhận được rằng, với ông ta Trung Quốc đáng tin cậy và gần gũi như thế nào. Món lợi kếch xù đầu tiên mà Trung Quốc thu được là ..... |
1 Attachment(s)
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1653323233
Ứng cử viên độc lập Lê Đài, một người Việt tỵ nạn cộng sản, vừa giành được ghế dân biểu khu vực Fowler, chiến thắng một chính trị gia lãnh đạo Đảng Lao động, cựu Thủ hiến tiểu bang New South Wales, cựu Thượng nghị sĩ Liên bang, bà Kristina Keneally. <blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr">Fowler results: Kristina Keneally loses to independent Dai Le <a href="https://t.co/CIHiyqOLrt">https://t.co/CIHiyqOLrt</a> via <a href="https://twitter.com/newscomauHQ?ref_src= twsrc%5Etfw">@newsco mauHQ</a></p>— Samantha Maiden (@samanthamaiden) <a href="https://twitter.com/samanthamaiden/status/1528003090527318016? ref_src=twsrc%5Etfw" >May 21, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> Fowler là một khu vực an toàn của Đảng Lao động nên đây là chiến thắng của cử tri lao động phản kháng lại hệ thống chính trị của Đảng Lao động và một bài học cho chúng ta cùng suy ngẫm. Hạt cử tri 'an toàn' của Đảng Lao động Khu vực Fowler nằm phía tây nam thành phố Sydney, là một khu vực đa văn hóa, đa sắc tộc với trên một nửa dân số là di dân, trên 15% là người gốc Việt và chỉ trên 10% là có cả cha lẫn mẹ sinh ra tại Úc. Người di dân lại thường bỏ phiếu cho Đảng Lao động, nên các dân biểu của đảng thay nhau nắm giữ khu vực này từ khi được thành lập vào năm 1984 cho đến nay. Vì là đơn vị bầu cử an toàn nên các dân biểu Đảng Lao động chỉ lo phục vụ chính sách "Đảng", hơn là quan tâm đến nguyện vọng của cư dân địa phương, còn Đảng Tự do không thèm để ý đến khu vực này. Tỷ lệ thất nghiệp tại Fowler cao gần gấp đôi mức trung bình của cả nước, mức lương do đó thấp hơn so với mức lương trung bình toàn nước Úc, có cư dân phải làm đến hai, ba công việc bán thời gian mới đủ trang trải cuộc sống vô cùng khó khăn. Fowler là một khu vực nghèo, kém an ninh và chậm phát triển, giới tiểu thương trong khu vực không được đảng nào thực sự quan tâm nâng đỡ. Nhà thương, trường học, đường xá, cảnh sát, các dịch vụ công cộng đều thua kém các khu vực khác trong vùng. Không riêng khu vực Fowler, hầu hết các khu vực có đông di dân và đông người Việt sinh sống đều cùng chung hoàn cảnh chính trị, kinh tế và xã hội. <blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr">Hang in there Kristina Keneally, you are a great Australian success story of a migrant who truly reflects Fowler's ethnically diverse communities. <a href="https://t.co/4QoIATj6Lu">pic.twit ter.com/4QoIATj6Lu</a></p>— Anthony Albanese ➐ Australian Labor Parody (@AIboMP) <a href="https://twitter.com/AIboMP/status/1528216831785410563? ref_src=twsrc%5Etfw" >May 22, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> Không phục vụ đảng phái chính trị Bà Lê Đài (Lê Thị Trang Đài) từ Sài Gòn đi tỵ nạn cùng gia đình năm 1975 khi mới 7 tuổi, và ở Hong Kong 4 năm trước khi đến Úc năm 1979. Bà có chồng người Úc và một con trai, hiện định cư tại khu vực Fowler. Học xong trung học bà đi làm cho một tờ báo địa phương, rồi trở thành ký giả cho đài ABC, đi học lại và tốt nghiệp ngành Chính trị tại Đại Học Macquarie. Trong cuộc bầu cử bổ túc cho khu vực Cabramatta năm 2008, bà Lê Đài ứng cử đại diện cho Đảng Tự do, giúp đảng này tăng số phiếu thêm 21,8% so với cuộc bầu cử năm 2007, nhưng vẫn thua ứng cử viên Đảng Lao động. Trong kỳ bầu cử định kỳ tiểu bang New South Wales năm 2011, bà Đài tiếp tục tranh cử đại diện Đảng Tự do tăng thêm thêm 5.1% số phiếu, nhưng vẫn không đủ phiếu để đánh bại ứng cử viên Đảng Lao động. Năm 2012, bà Lê Đài ứng cử độc lập và đã thắng cử nghị viên hội đồng thành phố Fairfield. Đến năm 2016, bà Đài bị Đảng Tự do cấm tham gia đảng 10 năm vì đã tự động thành lập một liên danh độc lập tranh cử ghế thị trưởng Fairfield, thách thức ứng cử viên được Đảng Tự do ủng hộ. Năm 2017, bà đã vận động hội đồng thành phố Fairfield thông qua nghị quyết công nhận cờ vàng là biểu tượng của người Việt tự do. Năm 2019, bà tiếp tục tranh cử đại diện khu vực Cabramatta, bà đạt được số phiếu hơn ứng cử viên Đảng Tự do và các đảng khác, nhưng vẫn thua số phiếu của ứng cử viên Đảng Lao động. Năm 2021, bà Lê Đài được bầu làm Phó thị trưởng thành phố Fairfield. Mỗi lần thất cử, bà Đài lại gặt thêm những kinh nghiệm để bước vào tranh cử dân biểu liên bang 2022 với khẩu hiệu "Tôi sẽ ở Quốc hội để phục vụ BẠN, chứ không phải phục vụ bất kỳ đảng phái chính trị nào." (I will be there to serve YOU, and not any political parties.) Làn sóng phản đối bên trong Đảng Lao động Người xứng đáng để đại diện Đảng Lao động ra tranh cử lần này là luật sư Lê Tú, một người trẻ làm việc trong văn phòng dân biểu Chris Hayes, được chính ông Hayes đề cử thay ông tranh ghế Fowler và được sự ủng hộ của cơ sở đảng tại địa phương. Nhưng cô Lê Tú đã bị ban lãnh đạo Đảng Lao động gạt sang một bên để nhường chỗ cho cựu thủ hiến New South Wales, cựu Thượng nghị sỹ Kristina Keneally. Mặc dù là một chính trị gia chuyên nghiệp lãnh đạo Đảng Lao động, bà Keneally sinh sống tại Scotland Island, khu vực bờ biển giàu có ở phía bắc của thành phố Sydney, cách đơn vị Fowler đến hơn 2 giờ lái xe. Bà được Đảng Lao động "thả dù" xuống đơn vị Fowler để đưa vào Hạ viện và nội các Lao động với chức vụ bộ trưởng bộ Nội vụ, một vai trò vô cùng quan trọng coi cả Cơ quan Tình báo Úc (ASIO) và Cảnh sát Liên bang. Bà Keneally thì thuộc tầng lớp trên, khác xa với giới cử tri lao động nghèo, đa sắc tộc, đa văn hóa đơn vị Fowler. Kinh nghiệm chính trị và kiến thức lãnh đạo tiểu bang và liên bang bà có thừa nhưng sự gần gũi với cử tri sắc tộc hầu như không có. Năm 2016, chính dân biểu Chris Hayes cũng là nạn nhân của phe cánh trong Đảng Lao động. Khi ấy tôi đang đại diện cho Khối 8406 Úc Châu, chúng tôi đã cùng nhiều tổ chức khác vận động để ông Chris Hayes không bị thuyên chuyển sang đơn vị bầu cử khác, nhường ghế Fowler cho một dân biểu trẻ cánh hữu thuộc thành phần lãnh đạo. Tình trạng bè cánh, phản dân chủ của giới lãnh đạo Đảng Lao động đã tạo ra một làn sóng công khai phản đối tại đơn vị Fowler, chính ông Chris Hayes đã lên tiếng kêu gọi cử tri Fowler dồn phiếu cho ứng cử viên địa phương. Cử tri làm cách mạng Bà Lê Đài là một chính trị gia cơ sở (grassroots), xuất thân từ quần chúng sắc tộc, và bản thân là người tỵ nạn cộng sản đã nhân cơ hội xin phép dân biểu Chris Hayes để lấy hình ảnh và lời kêu gọi cử tri "dồn phiếu cho ứng cử viên địa phương" của ông làm bích trương tranh cử. Để cứu nguy trước ngày bầu cử, thủ lĩnh Đảng Lao động ông Anthony Albaneses đã thân chinh đến đơn vị Fowler vận động cho bà Kristina Keneally. Nhưng không thể cứu vãn tình thế 18,6% cử tri lao động đã từ chối bỏ phiếu cho bà Keneally. Bà Lê Đài còn được Đảng Tự do và đảng Đoàn kết nước Úc (United Australia) cho phiếu, nên với hơn 99.98% phiếu đã kiểm, bà nhận được ít nhất 52,32% tổng số phiếu, trong khi ứng cử viên Đảng Lao động Kristina Kneally chỉ được 47,68% phiếu. Bà Lê Đài thắng cử, nhưng chiến thắng của bà từ một cuộc cách mạng "quần chúng nổi dậy" chống lại tình trạng bè cánh, phản dân chủ của giới lãnh đạo Đảng Lao động. Từ nay đơn vị Fowler sẽ không còn là ghế an toàn Lao động nữa, từ nay tiếng nói của cử tri sẽ được các đảng chính trị và chính quyền lắng nghe. Người chiến thắng cũng chính là các đảng viên Đảng Lao động tại cơ sở Fowler, vì đây là một bài học đắt giá cho tầng lớp lãnh đạo Đảng Lao động không được coi thường các cộng đồng và cử tri gốc sắc tộc cũng như thành viên đảng bộ địa phương. Bà Lê Đài thực sự thắng cử bằng sức mình, bằng lá phiếu của cử tri, thay vì dựa vào "Đảng" để cuối cùng làm công bộc phục vụ trả ơn "Đảng", là bài học cho tất cả những ai quan tâm, và muốn tham gia vào chính trường Úc. Chính trị Úc cần thay đổi… Ở Hạ viện, Đảng Lao động được 76 ghế, vừa đủ ghế để thành lập chính phủ đa số, liên Đảng Tự do Quốc gia chỉ được 55 ghế, Đảng Xanh được 4 ghế, 2 đảng nhỏ 2 ghế, độc lập được 10 ghế, còn lại 4 ghế chưa rõ kết quả. Trong cuộc bầu cử 2022, liên Đảng Tự do Quốc gia mất 5,7% chỉ còn 35,7 % tổng số cử tri ủng hộ, trong khi Đảng Lao động mất 0,5%, chỉ còn 32,8 % tổng số cử tri ủng hộ. Như vậy, Đảng Lao động thắng cử và cầm quyền nhưng đại diện cho chưa tới 1/3 tổng số cử tri Úc. Khuynh hướng cử tri Úc bầu cho các ứng cử viên độc lập và các đảng nhỏ càng ngày càng trở nên rõ nét. Bầu cử 2022 có tới 10 dân biểu độc lập và tất cả đều là phụ nữ, nó cho thấy nữ giới Úc đã nhận thức được các đảng chính trị không còn đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của cử tri và của nước Úc. Xét cho cùng, nước Úc cần thay đổi hệ thống chính trị, cần một thể chế cộng hòa, cần một hiến pháp mới, một hệ thống bầu cử mới mà người cầm quyền phải thực sự đại diện cho đại đa số cử tri. Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy, hiện sống tại Melbourne, Úc. |
1 Attachment(s)
Tất cả đều nằm trong tính toán của Bắc Kinh
Tạ Duy Anh https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1653323583 Chỉ cần thay “Putin” bằng “Bắc Kinh”, thì câu nói nổi tiếng bất đắc dĩ của tướng Cương sẽ tuyệt đối đúng. <blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr">Business Insider - Putin ally China is boosting Russian oil purchases by nearly 50% after initially cutting back <a href="https://t.co/fYM9MOIRrm">https://t.co/fYM9MOIRrm</a> <a href="https://t.co/3K51FvWBOS">pic.twit ter.com/3K51FvWBOS</a></p>— Jason S ♋ 🇺🇸 (@theluckyman) <a href="https://twitter.com/theluckyman/status/1527681193642119171? ref_src=twsrc%5Etfw" >May 20, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> Tổng hợp từ nhiều nguồn tin tình báo, đặc biệt là tình báo Anh và Hoa Kỳ, theo dõi các phản ứng của Bắc Kinh thời gian qua, có thể khẳng định, Tập Cận Bình được Putin thông báo trước về cuộc xâm lược tàn khốc mà ông ta nhắm vào Ucraina. Putin làm thế vì muốn cho giới lãnh đạo Bắc Kinh cảm nhận được rằng, với ông ta Trung Quốc đáng tin cậy và gần gũi như thế nào. Tuy nhiên đó chỉ là một lý do. Lý do thứ hai là Putin muốn thăm dò thái độ của Tập. Có thể Tập cũng tỏ ra ngần ngại nhưng cuối cùng đã đồng ý khi Putin hứa mọi chuyện sẽ kết thúc chậm nhất trong 72 giờ. (Chúng ta nhớ lại: Cuối năm 1978, khi thăm Hoa Kỳ, khi muốn chứng tỏ Mỹ gần gũi với Trung Quốc như thế nào, đồng thời muốn dò thái độ của Washington, Đặng Tiểu Bình thông báo với tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter, rằng ông ta sẽ tấn công Việt Nam. Theo các tài liệu đã được công khai, dù rất ghét Việt Nam, Carter đã tỏ ra ngần ngại, khuyên Đặng không nên làm như vậy. Cuối cùng Đặng hứa sẽ chỉ tấn công hạn chế cả không gian và thời gian, khiến Carter không nói gì thêm). Tập Cận Bình, khác với Carter, đã không chỉ gật đầu, mà còn khích lệ Putin. Chúng ta hãy chú ý các tuyên bố sau để tin vào điều đó: Khi Nga tấn công Ucraina, Bắc Kinh lớn tiếng đổ lỗi cho NATO là nguyên nhân của cuộc chiến, đồng thời, “cảm thông” với các lo lắng về an ninh của Nga. Khi Nga không thắng nhanh như kế hoạch, Vương Nghị nói rằng: “Những gì đang xảy ra ở Ucraina là điều Trung Quốc không muốn trông thấy”. Thông điệp này nói lên điều gì? Thế giới có thể hiểu Trung Quốc không khích lệ Nga tấn công Ucraina. Nhưng Putin sẽ đọc được thông điệp này như một lời trách móc: Ngài đừng làm chúng tôi thất vọng! Và Putin biết phải làm gì. Trên thực tế, mức độ khủng khiếp của các cuộc bắn phá do Nga tiến hành nhắm vào mọi nơi trên đất nước Ucraina sau đó tăng lên gấp đôi, với quyết tâm thắng bằng mọi giá (Cũng là cách không làm Trung Quốc thất vọng). Chúng ta nhớ đến lời tuyên bố của Ucraina sau đó, coi Trung Quốc không còn là quốc gia đáng kính trọng nữa. Hẳn họ phải có bằng chứng. <blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr">May 21, 2014 Russian President Putin signs agreements with China in Beijing in relation to trade and infrastructure <a href="https://twitter.com/hashtag/Today?src=hash&r ef_src=twsrc%5Etfw"> #Today</a> <a href="https://twitter.com/hashtag/OnThisDate?src=hash& amp;ref_src=twsrc%5E tfw">#OnThisDate</a> <a href="https://twitter.com/hashtag/People?src=hash& ref_src=twsrc%5Etfw" >#People</a> <a href="https://twitter.com/hashtag/Event?src=hash&r ef_src=twsrc%5Etfw"> #Event</a> <a href="https://twitter.com/hashtag/PR?src=hash&ref_ src=twsrc%5Etfw">#PR </a> <a href="https://t.co/GdW3uSeasH">pic.twit ter.com/GdW3uSeasH</a></p>— Amir Alhaj - ASM - International PR Consultant (@AmirAlhaj_ph) <a href="https://twitter.com/AmirAlhaj_ph/status/1528073734799912960? ref_src=twsrc%5Etfw" >May 21, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> Khi Nga có dấu hiệu sa lầy rõ ràng, Bắc Kinh công khai tuyên bố: “Sự ủng hộ của Trung Quốc với Nga là không có giới hạn”. Một lời khích lệ như vậy tưởng rằng không còn gì quý hơn với Putin trong nỗ lực mở rộng chiến tranh của ông ta. Trong tính toán của Bắc Kinh, thì việc Nga tấn công Ucraina, (với giả định mọi chuyện kết thúc giống như vụ Nga sáp nhập Crimea) chắc chắn gây thiệt hại cho Trung Quốc cả về ngoại giao và kinh tế, nhưng so với những lợi ích khổng lồ nó đem lại, thì chút thiệt hại kia quá bé, chấp nhận được. Kịch bản Nga thắng nhanh chóng Món lợi kếch xù đầu tiên mà Trung Quốc thu được là cuộc trắc nghiệm phản ứng của dư luận quốc tế. Trung Quốc còn e dè trong việc tấn công Đài Loan, ngoài yếu tố thực lực chưa đủ tự tin, họ không thể tiên liệu hết phản ứng của quốc tế, chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Anh Quốc mạnh mẽ cỡ nào. Nếu mọi chuyện êm xuôi, sẽ là cơ sở thực tế quan trọng để Trung Quốc lên kế hoạch động binh ở eo biển Đài Loan hoặc biển Đông, thậm chí có thể chớp nhoáng tấn công những vị trí dễ xơi nhất (Quần đảo Trường Sa, chẳng hạn). Món lợi lớn thứ hai là người Nga vô tình giúp Trung Quốc phân tán sự chú ý và sức mạnh của đối thủ lớn nhất là Mỹ. Trong tính toán của Bắc Kinh thì Hoa Kỳ sẽ cấm vận và tìm cách bao vây Nga về ngoại giao, đồng thời tăng cường lực lượng sang châu Âu để đề phòng Nga sẵn đà tấn công các nước thuộc Liên minh châu Âu. Vì khả năng của Mỹ cũng có hạn, nên họ buộc phải “sao nhãng” những khu vực khác, trong đó có nhiều khu vực thuộc lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Món lợi lớn thứ ba, theo kịch bản này, là châu Âu sẽ không còn đặt cược hoàn toàn vào Hoa Kỳ và nghiễm nhiên Trung Quốc trở nên quan trọng đối với họ như một nhà hòa giải và như một nhà kiến tạo hòa bình. Khi đó liên minh Nga-Trung thoải mái phá hủy cấu trúc an ninh cũ, để xây lại theo ý mình. Kịch bản Nga sa lầy hoặc thất bại Phải khẳng định, đây chỉ là kịch bản phụ của Bắc Kinh. Trước ngày 24 tháng 2, như hầu hết mọi người, Bắc Kinh tuyệt đối tin vào sức mạnh quân sự của Nga. Chính người Mỹ cũng đưa ra dự báo chính quyền Kyiv khó mà trụ lại được quá 3 ngày. Nhưng vì mọi chuyện đều có thể xảy ra, do vậy, Bắc Kinh sẽ tính toán cả cho trường hợp này. Và tất nhiên, lợi ích của họ vẫn rất lớn. Thứ nhất: Nga sẽ trở thành một kiểu chư hầu của Trung Quốc (điều đó đang xảy ra), có thể dễ bề điều khiển, khi cần có đồng minh nặng kí trong các quyết định quốc tế quan trọng. Thứ hai: Trung Quốc coi như rảnh tay, ít nhất vài thập kỉ, với người láng giềng to lớn ở phía bắc, vốn là kẻ thù lịch sử. Khi biết Nga không mạnh như mọi người và Trung Quốc nghĩ, khi nước Nga bị kiệt quệ và đi thụt lùi nhiều năm, Bắc Kinh sẽ điều chỉnh chính sách hướng đến sự tiết kiệm lớn về mặt phòng thủ phần biên giới dài và dễ tổn thương nhất, để ưu tiên các khu vực khác. Thứ ba: Trung quốc sẽ mua dầu, khí đốt, than đá… giá rẻ mạt của Nga rồi bán lại hàng hóa với giá cắt cổ, dựa trên “nguyên tắc thị trường”, khiến Nga chỉ còn biết ngậm đắng nuốt cay. Tất nhiên, với cuộc chiến Nga-Ucraina và sự đại bại của Nga, thì biển Đông và Đài Loan giờ đây cũng càng ra xa tầm tay của Bắc Kinh. Riêng điều này thì có thể là ý Trời. T.D.A. |
Tỷ phú Elon Musk một lần nữa khẳng định sẽ không hoàn tất thương vụ mua Twitter, cho đến khi có kết quả điều tra rõ số lượng tài khoản clone trên nền tảng mạng xã hội này. Twitter cho biết rằng số tài khoản clone chỉ chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên, Elon Musk cho rằng số tài khoản clone hiện có thể đang chiếm tới 20% người dùng. Ước tính, Twitter có khoảng 226 triệu người dùng hoạt động hàng ngày.
Elon Musk cho biết: “20% số tài khoản người dùng hoạt động có thể là clone, gấp 4 lần so với con số Twitter tuyên bố, và thực tế có thể còn cao hơn nữa. Ngày hôm qua, CEO Twitter đã từ chối đưa ra bằng chứng cho tỷ lệ 5% mà họ tuyên bố. Thỏa thuận sẽ không thể tiếp tục cho đến khi Twitter chứng minh được điều đó”. Cũng có những suy đoán cho rằng tỷ phú Elon Musk đang viện vào cớ này để ép giá bán của Twitter xuống thấp hơn. Theo Bloomberg, CEO Twitter đã tiết lộ rằng một thỏa thuận khả thi với mức giá bán thấp hơn có thể được xem xét, để thúc đẩy thương vụ hoàn tất càng sớm càng tốt. |
Theo tờ Wall Street Journal, Apple đang nỗ lực thúc đẩy hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Động lực chủ yếu đến từ chính sách phòng chống COVID-19 của Trung Quốc đại lục - thứ khiến nhiều đối tác sản xuất iPad, iPhone, MacBook của Apple tại Thượng Hải buộc phải tạm thời đóng cửa nhà máy.
Chính vì vậy, trong bối cảnh tìm kiếm địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc, Apple bắt đầu chú ý nhiều hơn đến Ấn Độ và Việt Nam. Đây là 2 quốc gia vốn chiếm một phần nhỏ trong năng lực sản xuất toàn cầu của Apple. Một đối tác sản xuất của Apple, chẳng hạn như Luxshare Precision Industry Co đang sản xuất AirPods cho Apple tại Việt Nam. Đại diện Luxshare cho biết một số khách hàng lo lắng về rủi ro các lệnh phong tỏa và thiếu hụt điện năng nên thúc đẩy các đối tác mở rộng sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc. |
Theo Nikkei, các đoạn hội thoại nội bộ bị rò rỉ cho thấy, tổ chức mã độc tống tiền (ransomware) hàng đầu Conti đã kiếm được 77 triệu USD trong vòng 21 tháng vừa qua.
Conti được cho là thế lực lớn trong thế giới ngầm tội phạm mạng. Theo nền tảng phân tích DarkTracer của Singapore, trong số tất cả những công ty công khai là nạn nhân của phần mềm tống tiền, khoảng 20% tương đương 824 doanh nghiệp là nạn nhân của tổ chức hacker này. Với việc Conti đưa ra quan điểm ủng hộ Nga trong cuộc xung đột với Ukraine, các thành viên ủng hộ Kiev đã trả đũa bằng cách tiết lộ dữ liệu nhật ký trò chuyện nội bộ của nhóm. Chính phủ Mỹ gần đây đã treo thưởng 10 triệu USD cho thông tin giúp nhận dạng và vị trí của những kẻ cầm đầu Conti. |
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 23/5 công bố kế hoạch Khuôn khổ kinh tế Châu Á Thái Bình Dương Thịnh Vượng (gọi tắt là IPEF) với 13 quốc gia tham gia, nhân chuyến thăm Nhật Bản.
Tổng thống Mỹ chính thức công bố kế hoạch này vào ngày thứ hai ở thăm Nhật trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, ngay trước cuộc gặp với các nước trong khối Quad (gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Australia) vào ngày 24/5. 13 nước tham gia IPEF gồm: Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Indonesia, New Zealand, Philippines, Singarpore, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Khác với Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đó, IPEF không bắt các nước tham gia phải đàm phán vấn đề thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường, một vấn đề khiến nhiều người Mỹ lo ngại sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất trong nước. Thay vào đó, chương trình tìm cách kết hợp các nước qua các tiêu chuẩn chung được các bên đồng ý trong bốn lĩnh vực gồm: kinh tế kỹ thuật số, dây chuyền cung ứng, hạ tầng cơ sở cho năng lượng sạch, các biện pháp chống tham nhũng. Các nước tham gia IPEF có GPD chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu. Tổng thống Biden nói rằng sẽ có thêm các nước khác sẽ tham gia khuôn khổ này. Tuy nhiên ông không cho biết khi nào thì IPEF sẽ đi vào hiệu lực. |
Tesla đã giảm hơn 40% kể từ ngày 4/4 - một mức giảm mạnh hơn nhiều so với toàn thị trường, làm bốc hơi hơn 400 tỷ USD giá trị thị trường. Và những sự xáo trộn kể trên đã thu hút sự chú ý đến những rủi ro mà công ty phải đối mặt. Chúng bao gồm sự gia tăng cạnh tranh, khan hiếm sản phẩm mới, các vụ kiện cáo buộc công ty phân biệt chủng tộc và các vấn đề sản xuất nghiêm trọng tại nhà máy của Tesla ở Thượng Hải - nơi công ty sử dụng để cung cấp cho châu Á và châu Âu.
<blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr">Watch Elon Musk dance on stage during a Tesla event at the company's factory in Shanghai. <a href="https://t.co/oD2Xixf9Ye">https://t.co/oD2Xixf9Ye</a> <a href="https://t.co/G65bVrap2H">pic.twit ter.com/G65bVrap2H</a></p>— CNN (@CNN) <a href="https://twitter.com/CNN/status/1215959313497427968? ref_src=twsrc%5Etfw" >January 11, 2020</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> Musk đã không giúp giá cổ phiếu tăng giá bằng cách biến cuộc chào mua Twitter của mình thành một vở kịch về tài chính. Những trò hề của Musk đã củng cố nhận thức rằng Tesla thiếu một ban giám đốc độc lập có thể ngăn ông làm những việc có thể gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh và thương hiệu của công ty. Andrew Poreda, một nhà phân tích cấp cao chuyên về đầu tư có trách nhiệm với xã hội tại Sage Advisory Services, một công ty đầu tư ở Austin, Texas cho biết: "Từ quan điểm quản trị doanh nghiệp, Tesla có rất nhiều cờ đỏ (Red Flag - thuật ngữ chỉ cảnh báo cho biết đang có rủi ro liên quan đến cổ phiếu, báo cáo tài chính của công ty). Họ hầu như không có séc và số dư". Ngay cả những người lạc quan lâu năm của Tesla cũng đang bày tỏ sự nghi ngờ. Daniel Ives, một nhà phân tích tại Wedbush Securities, là một trong những người tin tưởng nhất vào Tesla ở Phố Wall. Nhưng vào thứ năm, Wedbush đã hạ giá mục tiêu cho Tesla từ 1.400 USD xuống 1.000 USD. Ông Ives trích dẫn các vấn đề của Tesla ở Trung Quốc, nơi các lệnh phong tỏa đã hạn chế nguồn cung cấp các linh kiện và vật liệu quan trọng cũng như nhu cầu về ô tô. Ives nói: "Có một thực tế mới cho Tesla ở Trung Quốc và thị trường đang đánh giá lại những rủi ro". Các vấn đề sản xuất ở Trung Quốc là một trong những lý do cản trở Tesla trở thành công ty xe hơi giá trị nhất thế giới. Xe Tesla đã gây được tiếng vang lớn với người mua Trung Quốc, làm dấy lên hy vọng về sự tăng trưởng siêu tốc trên thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. Thị phần của Tesla tại Trung Quốc đạt mức cao nhất 2,5% trong quý đầu tiên của năm 2022, gần bằng các nhà sản xuất ô tô hạng sang Mercedes-Benz, BMW và Audi. Michael Dunne, giám đốc điều hành của ZoZoGo, công ty tư vấn cho các công ty trên thị trường ô tô điện, cho biết còn có những vấn đề đau đầu về chuỗi cung ứng ở Trung Quốc.Dunne nói: "Người tiêu dùng Trung Quốc rất khó chịu, họ lo lắng về tương lai. Đó là một thách thức lớn mà Tesla phải đối mặt ở Trung Quốc". Cổ phiếu của Tesla đã giảm hơn 40% kể từ ngày 4/4 - một mức giảm mạnh hơn nhiều so với toàn thị trường, làm bốc hơi hơn 400 tỷ USD giá trị thị trường. <blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr">elon musk at the opening of a new tesla plant in germany.<br>dance moves free with purchase.<a href="https://t.co/qOH0DAcSov">pic.twit ter.com/qOH0DAcSov</a></p>— ian bremmer (@ianbremmer) <a href="https://twitter.com/ianbremmer/status/1506371386415230996? ref_src=twsrc%5Etfw" >March 22, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> Dĩ nhiên cổ phiếu Tesla cũng đang chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề chung đang làm chao đảo các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới: Xung đột ở Ukraine, lãi suất tăng, mối đe dọa suy thoái, hỗn loạn chuỗi cung ứng và lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, cổ phiếu Tesla đã giảm nhiều so với những gã khổng lồ khác của Thung lũng Silicon như Apple hay Alphabet, công ty sở hữu Google. Năm ngoái, Tesla chiếm 3/4 lượng ô tô điện được bán ra tại Mỹ. Công ty đi trước các đối thủ cạnh tranh vài năm về công nghệ pin và phần mềm. Nhưng hai mẫu xe - sedan Model 3 và xe thể thao đa dụng Model Y - chiếm 95% doanh số của Tesla. Phương tiện tiêu dùng tiếp theo của công ty là một chiếc xe bán tải, đã bị trì hoãn nhiều lần và dự kiến sớm nhất là đến năm sau. Và sự cạnh tranh từ các hãng như Hyundai, Ford và Volkswagen ngày càng lớn, mang đến cho người lái nhiều sự lựa chọn hơn. Jesse Toprak, một cựu chiến binh trong ngành công nghiệp ô tô, là nhà phân tích chính tại Autonomy, một công ty cung cấp xe điện cho biết thị phần của Tesla sẽ giảm xuống dưới 40% vào cuối năm 2023, mặc dù doanh số bán hàng của hãng sẽ tiếp tục tăng. Ông Toprak nói: "Thị phần của Tesla sẽ nhỏ hơn. Sự độc quyền về doanh số bán xe điện ở Mỹ sẽ từ từ giảm xuống". Tesla cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ở châu Âu, nơi xe điện chiếm 13% doanh số bán xe hơi mới. Điều đó báo trước những gì có thể xảy ra ở Mỹ, nơi doanh số bán xe ô tô chạy bằng pin mới bắt đầu tăng cao. Volkswagen, công ty đã đầu tư mạnh vào xe điện, đã bán được 56.000 chiếc ô tô chạy bằng pin ở Tây Âu trong ba tháng đầu năm, chỉ sau Tesla với doanh số 58.000 chiếc, theo số liệu do Schmidt Automotive Research ở Berlin tổng hợp. Khả năng phục vụ thị trường châu Âu của Tesla sẽ được cải thiện khi một nhà máy mới gần Berlin tăng cường sản xuất. Tại Mỹ và các nơi khác, công ty đã thu được lợi nhuận từ những người mua trung thành cuồng nhiệt, những người coi Musk là người có tầm nhìn xa và sẵn sàng đợi hàng tháng hoặc hàng năm để có được những chiếc xe của công ty. Nhưng khi ô tô điện trở nên phổ biến vì giá xăng tăng chóng mặt, làn sóng khách hàng tiếp theo có thể không chịu được sự chờ đợi hoặc hết "say mê" Musk. Toprak nói: "Thế hệ tiếp theo những người mua xe điện sẽ là những người cảm thấy việc mua như vậy có ý nghĩa về mặt tài chính đối với họ. Hình ảnh thương hiệu của Tesla sẽ ít hữu ích hơn". Hình ảnh của Tesla đang chịu áp lực theo những cách có thể gây tổn hại cho nhà sản xuất ô tô này với những khách hàng có ý thức về môi trường, tự do về mặt chính trị, những người từ lâu đã trở thành cơ sở khách hàng lớn nhất của hãng. Bộ Việc làm Công bằng và Nhà ở của California đang kiện Tesla với cáo buộc hãng này đã để cho nạn phân biệt chủng tộc và quấy rối phát triển mạnh tại nhà máy của hãng ở Fremont, California, gần San Francisco. Trong một rắc rối khác, chỉ số S&P 500 ESG, danh sách các công ty đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị nhất định, đã loại Tesla vào tháng trước. S&P cho biết họ đã gặp rắc rối bởi những tuyên bố phân biệt chủng tộc và điều kiện làm việc tồi tệ tại nhà máy Fremont của công ty. Musk đã phản hồi lại quyết định của S&P bằng cách viết trên Twitter rằng phong trào áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị cho các tập đoàn là một "trò lừa đảo đã được vũ khí hóa bởi các chiến binh công bằng xã hội giả mạo". Musk đã theo dõi bài đăng trên Twitter đó bằng cách tuyên bố rằng ông đang chuyển đổi lòng trung thành của mình khỏi Đảng Dân chủ, đảng mà ông nói đã "trở thành đảng của sự chia rẽ & thù hận", và bây giờ sẽ bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa. Những tuyên bố mang tính chính trị như thế chắc chắn sẽ khiến một số người mua xe hơi xa lánh Tesla. Carla Bailo, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu ô tô ở Ann Arbor, Mich cho biết: "Musk càng trở nên chính trị thì điều đó càng có thể bắt đầu ảnh hưởng đến quyết định của người mua". Doanh thu quản lý là một rủi ro khác. Musk là một ông chủ nổi tiếng khắt khe, người đã cảnh báo các nhân viên trên Twitter rằng "kỳ vọng về đạo đức làm việc sẽ là cực đoan" nếu ông tiếp quản nền tảng truyền thông xã hội. Sự xáo trộn tại Tesla là điều hiển nhiên. Nhiều cựu quản lý cấp cao của họ đã ra đi và hiện trở thành những người nổi bật trong làng khởi nghiệp. Ví dụ như Celina Mikolajczak, người đứng đầu bộ phận sản xuất của nhà sản xuất pin non trẻ QuantumScape, người trước đây đã giúp phát triển pin tại Tesla. Gene Berdichevsky, một cựu nhà phát triển pin khác của Tesla, người là giám đốc điều hành của Sila Nanotechnologies. Sila đã thông báo trong tuần này rằng họ sẽ cung cấp nguyên liệu cho các loại pin tiên tiến cho Mercedes-Benz. Lucid, nhà sản xuất mẫu xe điện duy nhất đánh bại Tesla trong các bài kiểm tra của Cơ quan Bảo vệ Môi trường về việc một chiếc ô tô điện có thể đi được bao xa trong một lần sạc đầy, được thành lập bởi Peter Rawlinson, một cựu kỹ sư hàng đầu của Tesla cho đến khi bất đồng với Musk. Trụ sở chính của Lucid ở Newark, California, cách nhà máy Fremont của Tesla một quãng lái xe ngắn. Những người ngưỡng mộ Musk nói rằng ông đã giúp thúc đẩy các phương tiện không phát thải bằng cách gieo mầm tài năng cho ngành. Nhưng các nhà phê bình nhận thấy nguy cơ Tesla sẽ không bao giờ phát triển được một đội ngũ quản lý có kinh nghiệm ổn định, những người có thể điều hành công ty nếu có bất kỳ điều gì xảy ra với Musk. Poreda của Sage Advisory cho biết: "Bạn không thể đối xử tệ với nhân viên của mình trong một thị trường lao động eo hẹp như chúng ta đang làm. Một người đàn ông sáng giá không thể biến tầm nhìn của mình thành hiện thực nếu không có nhiều người thực sự thông minh ở bên". Giữa vô số vấn đề và rủi ro này, Musk đã dành thời gian để mua lại Twitter, mặc dù gần đây ông dường như đang có suy nghĩ khác về thương vụ này. Việc thâm nhập vào mạng xã hội khiến một số nhà đầu tư vào Tesla thắc mắc tại sao ông chủ lại dành quá nhiều thời gian để viết các bài viết trên Twitter trong khi thế giới đang khá xáo trộn. Nguồn: New York Times |
Thăm Đông Bắc Á, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cảnh báo rằng Trung Quốc đang "đùa với mối nguy" (flirting with danger) xung quanh vấn đề Đài Loan, đồng thời tuyên bố sẽ can thiệp quân sự để bảo vệ hòn đảo này nếu bị tấn công.
Phát biểu tại Nhật Bản, ông tỏ ra mâu thuẫn với chính sách lâu đời của Hoa Kỳ trong khu vực, mặc dù Nhà Trắng khẳng định không có chuyện xa rời khỏi chính sách đó. Ông Biden đã so sánh Đài Loan với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, khiến Bắc Kinh phản ứng tức giận. <blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr">Breaking news: President Biden said the U.S. would defend Taiwan militarily if China invaded, appearing to step away from a policy of “strategic ambiguity.” <a href="https://t.co/tSqWNtucPI">https://t.co/tSqWNtucPI</a></p>— The New York Times (@nytimes) <a href="https://twitter.com/nytimes/status/1528631413569896450? ref_src=twsrc%5Etfw" >May 23, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> Ông đang trong chuyến công du châu Á đầu tiên trên cương vị tổng thống Mỹ, tới thăm các đồng minh trong khu vực. Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai phải được tái thống nhất với đại lục. Biden đã nói gì về Đài Loan - và tại sao điều đó lại quan trọng? Trong lúc ông Biden đang trả lời các câu hỏi tại cuộc họp báo ở Tokyo với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thì một nhà báo đặt câu hỏi với hai nhà lãnh đạo về việc bảo vệ Đài Loan. Tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu bằng cách liên hệ trực tiếp tình hình Trung Quốc-Đài Loan với việc Nga xâm lược Ukraine, và nói ông Vladimir Putin đang cố gắng "xóa bỏ bản sắc của Ukraine". Nếu như rốt cuộc là giữa Ukraine và Nga có mối quan hệ hợp tác và các lệnh trừng phạt không được duy trì, thì "điều này báo hiệu gì cho Trung Quốc về cái giá phải trả cho việc tìm cách chiếm Đài Loan bằng vũ lực?" "Họ ngay vào lúc này đang đùa với mối hiểm nguy bằng cách bay quá gần và thực hiện tất cả các hành động mà họ đang thực hiện," ông nói, nhắc tới việc ngày càng có nhiều báo cáo về các cuộc xâm nhập của chiến đấu cơ Trung Quốc vào vùng nhận dạng phòng không tự tuyên bố của Đài Loan. Ông nói thêm rằng dẫu rằng "kỳ vọng của tôi là chuyện đó [cuộc xâm lược của Trung Quốc] sẽ không xảy ra, nhưng vấn đề là không nên thử tìm cách làm chuyện đó", đồng thời chuyện đó có xảy ra hay không sẽ phụ thuộc vào "thế giới phản ứng mạnh tới đâu trong việc thể hiện rõ rằng loại hành động như thế sẽ bị phản đối dài hạn". Sau đó, ông được hỏi trực tiếp rằng liệu Hoa Kỳ có bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự hay không nếu như Trung Quốc xâm lược, khi mà Mỹ đã không làm như vậy trong vụ Nga xâm lược Ukraine, và câu trả lời của ông là: "Vâng... đó là cam kết mà chúng tôi đã đưa ra." "Việc cho rằng điều này có thể được thực hiện bằng vũ lực... là không phù hợp. Nó sẽ phá vỡ trật tự toàn bộ khu vực và là một hành động tương tự như những gì đã xảy ra ở Ukraine." Nhưng ông Biden cũng khẳng định chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan là "không thay đổi", một phát ngôn viên của Nhà Trắng đã nhanh chóng nhắc lại. Lần phát biểu vừa rồi tại Tokyo là lần thứ hai trong những tháng gần đây ông Biden tuyên bố dứt khoát rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công. Hoa Kỳ theo đuổi chính sách được gọi là "mơ hồ chiến lược" trong vấn đề Trung Quốc-Đài Loan, và trước đây đã thể hiện rất mơ hồ về những gì họ sẽ làm trong trường hợp xảy ra tình huống như vậy. Nước này liên tục đi dây trong quan hệ ngoại giao do có những cam kết với cả phía Trung Quốc lẫn Đài Loan. Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng bán vũ khí cho hòn đảo này như một phần của Đạo luật Quan hệ với Đài Loan, trong đó quy định Mỹ phải cung cấp cho Đài Bắc các phương tiện để tự vệ. Đồng thời, Hoa Kỳ duy trì quan hệ chính thức với Trung Quốc và cũng thừa nhận về mặt ngoại giao quan điểm của Trung Quốc rằng chỉ có một chính phủ Trung Quốc, được gọi là chính sách Một Trung Quốc. Ông Biden hôm thứ Hai nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn ủng hộ chính sách này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân khẳng định "Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể xâm phạm của Trung Quốc" và không có chuyện Bắc Kinh thỏa hiệp trong vấn đề này. "Câu hỏi về Đài Loan và vấn đề Ukraine về cơ bản là khác nhau. Đem ra so sánh là chuyện vô lý. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi Hoa Kỳ tuân thủ nguyên tắc Một Trung Quốc." |
|
Hôm 23/5, Điện Kremlin cho biết phương Tây đã gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhất trong lịch sử hiện đại đối với Nga về cuộc chiến ở Ukraine, theo Reuters.
Cuộc chiến Ukraine - và nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập, trừng phạt Nga - đã khiến giá ngũ cốc, dầu ăn, phân bón và năng lượng tăng vọt. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 18/5 cho biết ông đang có liên hệ chặt chẽ với Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu trong nỗ lực khôi phục xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine khi cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu trở nên tồi tệ hơn. Điện Kremlin cho biết rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng ý với đánh giá của Liên hợp quốc rằng thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực có thể gây ra nạn đói. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Nga luôn là một nhà xuất khẩu ngũ cốc khá tin cậy”. “Chúng tôi không phải là nguồn gốc của vấn đề. Nguồn gốc của vấn đề dẫn đến nạn đói trên thế giới là những người đã áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại chúng tôi, và chính các lệnh trừng phạt đó”. |
Đây là những ước tính chỉ ra về tổn thất chiến đấu của Nga tính đến ngày 23/5, theo Lực lượng vũ trang Ukraine.
<blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr">These are the indicative estimates of Russia’s combat losses as of May 23, according to the Armed Forces of Ukraine. <a href="https://t.co/V8NCfPorRJ">pic.twit ter.com/V8NCfPorRJ</a></p>— The Kyiv Independent (@KyivIndependent) <a href="https://twitter.com/KyivIndependent/status/1528644115008733185? ref_src=twsrc%5Etfw" >May 23, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> |
Cựu Tổng thống Donald Trump đã gọi cuộc điều tra về Nga chống lại ông là “một trong những vụ bê bối chính trị lớn nhất trong lịch sử” sau khi một lời khai hôm 20/05 tiết lộ bà Hillary Clinton đã đồng ý phổ biến các tuyên bố liên kết ông với một ngân hàng Nga.
Ông Trump nói với đài Fox News hôm thứ Bảy (21/05): “Đây là một trong những vụ bê bối chính trị lớn nhất trong lịch sử. Trong ba năm, tôi đã phải đấu tranh với bà ấy và chống lại những kẻ lươn lẹo đó, và quý vị sẽ không bao giờ lấy lại được toàn bộ thanh danh. Tôi đi đâu để lấy lại thanh danh đây?” Ông Trump nói rằng các nguồn lực đổ vào việc tìm hiểu xem liệu ông và các thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông có hợp tác với Nga để can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 hay không đã làm chuyển hướng sự chú ý khỏi những gì “có thể là mối nguy hiểm thực sự với Nga”. Ông Robby Mook, quản lý chiến dịch tranh cử của bà Clinton, đã nói với tòa án liên bang hôm thứ Sáu (20/05) rằng, ông được chỉ dẫn tường tận về những cáo buộc về một kênh thông tin cửa hậu bí mật dường như là giữa doanh nghiệp của ông Trump và Alfa Bank của Nga lần đầu tiên từ ông Marc Elias, luật sư hàng đầu của chiến dịch bà Clinton. Ông nói, chiến dịch đã không hành động ngay lập tức vì e ngại rằng các cáo buộc đó không đáng tin cậy. Đồng thời ông lưu ý rằng, các quan chức chiến dịch thiếu chuyên môn về chủ đề này để đánh giá các tuyên bố đó. Khi nhóm quyết định chia sẻ thông tin với giới truyền thông, ông Mook đã làm điều này sau khi hỏi ý kiến bà Clinton. Tạp chí Slate đã đăng một câu chuyện hôm 31/10/2016, và bà Clinton đã nhấn mạnh câu chuyện trong một bài đăng trên Twitter vào cuối buổi tối hôm đó. Bà viết: “Các nhà khoa học máy điện toán rõ ràng đã phát hiện ra một máy chủ bí mật liên kết Trump Organization với một ngân hàng có trụ sở tại Nga”. Ông Michael Sussmann, một cựu luật sư chiến dịch tranh cử của bà Clinton, đã giao nộp riêng một ổ cứng di động và các bạch thư tạo cơ sở cho các cáo buộc Trump-Nga cho cơ quan tình báo liên bang. Cựu cố vấn pháp lý FBI James Baker, người đóng vai trò trung tâm trong các cuộc điều tra về Nga, cho biết ông sẽ hành động khác đi nếu ông biết đối thủ của ông Trump đứng đằng sau các tuyên bố. Ông nói rằng đáng lẽ ông có thể sẽ không gặp ông Sussmann nếu ông biết ông ấy đang hành động thay mặt cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Ông Sussmann đã bị cáo buộc khai man với FBI vì nói với ông Baker rằng ông không làm việc đại diện cho bất kỳ thân chủ nào khi ông trình bày các cáo buộc với cơ quan này. The Saigon Post |
Lễ công bố khởi động thảo luận về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF) diễn ra tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản hôm nay theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
<blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr">U.S. launches Indo-Pacific economic framework to push back China <a href="https://twitter.com/hashtag/IPEF?src=hash&re f_src=twsrc%5Etfw"># IPEF</a><a href="https://t.co/bHWk5wAwgA">https://t.co/bHWk5wAwgA</a></p>— Miya Tanaka (@miyatanaka0803) <a href="https://twitter.com/miyatanaka0803/status/1528876072812806144? ref_src=twsrc%5Etfw" >May 23, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> Buổi lễ có sự tham gia của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và bộ trưởng kinh tế các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và lãnh đạo Bộ Ngoại giao Australia.... và các lãnh đạo họp trực tuyến khác. Các lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn về khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mở, bao trùm, công bằng, dựa trên luật lệ, kết nối, tự cường, an ninh và thịnh vượng, với tiềm năng tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm, là động lực cho kinh tế toàn cầu, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN. Các lãnh đạo nhất trí khởi động tiến trình thảo luận về IPEF và sẵn sàng mời các quốc gia trong khu vực có quan tâm cùng tham gia, với kỳ vọng khuôn khổ hợp tác này sẽ giúp các nền kinh tế tăng cường tính chống chịu, nhất là trong quá trình phục hồi sau đại dịch. Nội dung thảo luận trong thời gian tới sẽ tập trung vào 4 trụ cột là thương mại, chuỗi cung ứng, năng lượng sạch, phi carbon hóa và cơ sở hạ tầng, thuế và chống tham nhũng. Sáng kiến IPEF được khởi động khoảng 7 tháng sau khi được ông Biden công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) tổ chức theo hình thức trực tuyến vào tháng 10/2021. Đây được coi là một trong các trụ cột chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Biden. Không giống các khối thương mại truyền thống, những thành viên tham gia IPEF không phải đàm phán về thuế quan và tăng tiếp cận thị trường. Thay vào đó, sáng kiến này nhằm tích hợp các đối tác thương mại vào những tiêu chuẩn đã được nhất trí trong 4 lĩnh vực chính, gồm kinh tế số, chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng năng lượng sạch và các biện pháp chống tham nhũng. Trung Quốc đã chỉ trích IPEF là nỗ lực nhằm tạo ra một nhóm kín. Tuy nhiên, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan bác bỏ tuyên bố này khi nói rằng IPEF được thiết kế và định nghĩa là một diễn đàn mở. Ông Sullivan nói rằng Đài Loan sẽ không là một phần của IPEF dù vùng lãnh thổ này đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu. Dù vậy, vị cố vấn nhấn mạnh Mỹ mong muốn thắt chặt mối quan hệ kinh tế với Đài Loan, gồm lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn và chuỗi cung ứng. Dự kiến, ngày 24.5, các lãnh đạo bộ tứ kim cương gồm Mỹ, Ấn, Nhật, Úc sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh ngay tại Tokyo. |
Gian lận thông số, công ty màn hình Trung Quốc xin Apple tha thứ
Nhà cung ứng BOE đã cử lãnh đạo đến trụ sở Apple, bày tỏ mong muốn tiếp tục sản xuất màn hình cho iPhone 14 sau khi bị phát hiện tự ý điều chỉnh thông số sản phẩm.
Nguồn tin từ The Elec cho biết Beijing Oriental Electronics (BOE), nhà sản xuất màn hình đến từ Trung Quốc có thể mất 30 triệu đơn đặt hàng màn hình cho iPhone 14 từ Apple. Trước đó, công ty này đã tự ý chỉnh sửa thông số màn hình của iPhone 13. Cụ thể, BOE bị phát hiện thay đổi độ rộng bảng mạch trên miếng bán dẫn màng mỏng (thin-film transistor) của màn hình mà không được Apple chấp thuận, động thái nhằm tăng tỷ lệ sản phẩm đạt chuẩn chất lượng. Apple đã chấm dứt hợp đồng với BOE vào đầu tháng 5, chỉ 7 tháng sau khi công ty Trung Quốc tham gia sản xuất màn hình cho iPhone 13. Tuy nhiên, hệ lụy có thể kéo dài do Táo khuyết nhiều khả năng không tiếp tục hợp tác với BOE để cung cấp màn hình OLED cho 30 triệu mẫu iPhone 14. Theo The Elec, BOE đã cử lãnh đạo cấp cao và một số nhân viên đến trụ sở Apple tại Cupertino (Mỹ) để giải thích sự việc. Lãnh đạo công ty bày tỏ mong muốn được tiếp tục sản xuất màn hình cho iPhone 14 nhưng không nhận phản hồi rõ ràng. Theo đại diện BOE, hãng này chưa nhận được đơn sản xuất màn hình cho iPhone 14, dòng smartphone dự kiến ra mắt vào tháng 9. Nếu Apple gửi đơn đặt hàng, BOE có thể sản xuất màn hình ngay từ tháng 6. Nguồn tin cho biết thay vì BOE, Apple dự kiến chia 30 triệu đơn đặt màn hình cho LG Display và Samsung Display. Trong khi Samsung có thể sản xuất màn hình 6,1 inch và 6,7 inch cho bộ đôi iPhone 14 Pro, LG dự kiến cung cấp màn hình 6,7 inch cho iPhone 14 Pro Max. Trong quá khứ, BOE chỉ sản xuất màn hình cho các mẫu iPhone tân trang. Năm 2020, Apple hợp tác với công ty này để cung cấp màn hình OLED cho iPhone 12, nhưng phải tạm dừng do tỷ lệ sản phẩm đạt chuẩn chất lượng quá thấp. Một năm sau, BOE được chọn sản xuất màn hình cho iPhone 13, trở thành đơn vị cung ứng lớn thứ ba sau Samsung và LG Display. Từ đầu năm nay, sản lượng BOE chịu ảnh hưởng do khan hiếm chip điều khiển màn hình. Theo 9to5mac, tỷ lệ chất lượng luôn là thách thức với các nhà cung ứng của Apple do quy chuẩn cao. Ngay cả công ty sở hữu dây chuyền tiên tiến như Samsung Display từng có lúc ghi nhận tỷ lệ sản phẩm đạt chuẩn dưới 60%. Tỷ lệ chất lượng quá thấp có thể là lý do khiến BOE âm thầm "qua mặt" Apple để tăng sản lượng màn hình. |
Zelensky: Nga có số lượng thiết bị quân sự ở Donbas nhiều gấp 20 lần Ukraine.
Trong bài phát biểu tại Davos, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine cần thêm pháo tầm xa để tránh cái chết của hàng trăm nghìn người. **** Lực lượng Không quân Ukraine: Nga chịu tổn thất nặng nề trên không, trên mặt đất vào ngày 23 tháng 5. Trong 24 giờ qua, 6 máy bay không người lái và một tên lửa hành trình của Nga đã bị bắn rơi và 30 xe chiến đấu bộ binh của Nga bị phá hủy. **** Zelensky: Những tuần tới sẽ rất khó khăn. Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Volodymyr Zelensky nói rằng vài tuần tới sẽ rất khó khăn vì giao tranh ở Donbas đang gia tăng và Nga đang cố gắng giữ vững các khu vực bị chiếm đóng. **** Cộng hòa Séc để gửi trực thăng, xe tăng, hệ thống tên lửa cho Ukraine. Ba Lan, Hy Lạp, Na Uy và Ý sẽ gửi các hệ thống pháo và đạn dược. **** Ukraine nhập khẩu muối khi nhà máy lớn ở Donbas ngừng hoạt động do chiến tranh. Artemsil, một trong những doanh nghiệp muối lớn nhất thế giới, đã ngừng hoạt động vào tháng 4 do giao tranh dữ dội ở Donbas. Artemsil sản xuất hơn 70% muối Ukraine. **** Các lực lượng Ukraine đã giải phóng tổng cộng 24 khu định cư ở Kharkiv Oblast trong cuộc phản công lớn. Tổng tư lệnh Valery Zaluzhnyi ngày 23/5 cho biết tại các ngôi làng phía bắc Kharkiv, người dân buộc phải sống hàng tháng trời trong các tầng hầm thời gian Nga chiếm đóng. **** Starbucks rời Nga sau gần 15 năm. Chuỗi cà phê có trụ sở tại Seattle có 130 cửa hàng với gần 2.000 nhân viên trên khắp nước Nga, được điều hành bởi Tập đoàn Alshaya. |
Các nhân viên tại một cửa hàng trang sức ở California đã đấm và ném ghế để chống lại ba tên cướp .
<blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr">Employees at a California jewelry store threw punches and chairs to fight off three robbers attempting to steal from the store. <a href="https://t.co/MBw7v07TFz">pic.twit ter.com/MBw7v07TFz</a></p>— CBS News (@CBSNews) <a href="https://twitter.com/CBSNews/status/1528843271342006273? ref_src=twsrc%5Etfw" >May 23, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> |
Chính phủ Ba Lan vừa thông báo sẽ ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga trước khi hợp đồng hiện tại hết hạn vào cuối năm 2022.
<blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr"><a href="https://twitter.com/hashtag/Poland?src=hash& ref_src=twsrc%5Etfw" >#Poland</a> decides to terminate an intergovernmental agreement with <a href="https://twitter.com/hashtag/Russia?src=hash& ref_src=twsrc%5Etfw" >#Russia</a> on the <a href="https://twitter.com/hashtag/Yamal?src=hash&r ef_src=twsrc%5Etfw"> #Yamal</a> gas pipeline, Polish Climate Minister Anna Moskwa says on Twitter.<a href="https://t.co/bwMiSZYts9">https://t.co/bwMiSZYts9</a></p>— Al Arabiya English (@AlArabiya_Eng) <a href="https://twitter.com/AlArabiya_Eng/status/1528843208909889536? ref_src=twsrc%5Etfw" >May 23, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> Bên cạnh Bulgaria và Phần Lan, Ba Lan cũng từ chối chấp nhận yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng ruble do Nga đưa ra hồi cuối tháng 3. “Sau 30 năm, có thể nói rằng mối quan hệ trong ngành công nghiệp khí đốt giữa Ba Lan và Nga đã không còn”, Piotr Naimsky, đặc mệnh toàn quyền chính phủ Ba Lan về cơ sở hạ tầng năng lượng chiến lược, cho biết. Cũng theo quan chức này, đoạn đường ống Yamal – châu Âu đi qua Ba Lan, vốn dùng để vận chuyển khí đốt từ Nga, có thể chuyển sang vận chuyển nguồn cung từ Đức. Moskva đã yêu cầu “các quốc gia không thân thiện” – những nước tham gia trừng phạt và đóng băng dự trữ ngoại tệ của Nga – phải thanh toán hợp đồng năng lượng bằng đồng nội tệ ruble Trong khi một số nước phản đối, khoảng một nửa trong số 54 nhà nhập khẩu khí đốt của Nga đã mở tài khoản bằng đồng ruble tại Ngân hàng Gazprombank, tuân thủ các quy định thanh toán mới của Moskva. Đầu tháng này, Brussels đã ban hành hướng dẫn cập nhật về cách các doanh nghiệp châu Âu có thể thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt được áp dụng đối với nước này. Trước đó, vào cuối tháng 4, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo đã dừng hoàn toàn xuất khẩu khí đốt sang Ba Lan sau khi nước này từ chối “tối hậu thư” của Tổng thống Vladimir Putin là thanh toán bằng đồng ruble thay vì euro hoặc USD. Theo Gazprom, nguồn cung khí đốt sẽ không được nối lại cho đến khi Ba Lan tuân thủ các điều khoản mới. Việc chuyển khí đốt đến Bulgaria cũng bị tạm dừng với lý do tương tự. |
Lithuania, Slovakia, Latvia và Estonia ngày 24/5 sẽ kêu gọi tịch thu tài sản của Nga bị Liên hiệp châu Âu phong tỏa để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga, theo thư chung của bốn nước này ngày 23/5.
Hôm 3/5, Ukraine ước tính số tiền cần có để tái thiết đất nước từ sự tàn phá do Nga gây ra là khoảng 600 tỷ đô la. Nhưng với cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn tàn khốc, tổng số tiền có thể đã tăng mạnh, bức thư viết. “Một phần đáng kể chi phí tái thiết Ukraine, bao gồm cả bồi thường cho các nạn nhân từ cuộc xâm lược của quân đội Nga, phải được Nga chi trả”, bức thư sẽ được trình lên các bộ trưởng tài chính EU vào ngày 24/5. Bức thư mà Reuters thấy được cũng kêu gọi khối 27 quốc gia bắt đầu chuẩn bị các chế tài mới chống lại Moscow. “Cuối cùng, nếu Nga không ngưng hành động xâm lược quân sự chống lại Ukraine, thì sẽ không còn mối quan hệ kinh tế nào giữa EU và Nga - đảm bảo rằng không có nguồn tài chính, sản phẩm hoặc dịch vụ nào của chúng tôi đóng góp vào cỗ máy chiến tranh của Nga”, bức thư viết. Bốn nước lưu ý rằng EU và các nước có cùng quan điểm đã đóng băng tài sản thuộc về các cá nhân và thực thể Nga và khoảng 300 tỷ đô la dự trữ của ngân hàng trung ương. Bốn nước này nói: “Giờ chúng ta phải xác định các cách hợp pháp để sử dụng tối đa các nguồn lực này như một nguồn tài trợ - cho cả chi phí các nỗ lực không ngừng của Ukraine để chống lại sự xâm lược của Nga và cho công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh”. “Tịch thu tài sản nhà nước, chẳng hạn như dự trữ ngân hàng trung ương hoặc tài sản của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng đến vấn đề này.” Cho đến nay, EU đã đóng băng tài sản trị giá khoảng 30 tỷ euro của các nhà tài phiệt và thực thể Nga và Belarus. Ủy ban châu Âu nói hôm 14/5 là có thể kiểm tra xem liệu có thể thu giữ tài sản bị đóng băng của Nga để tài trợ cho Ukraine theo luật quốc gia và EU hay không nhưng không đề cập đến dự trữ của ngân hàng trung ương. Phát ngôn viên của Ủy ban, Christian Wigand, cho biết: “Việc đóng băng tài sản khác với việc thu giữ chúng”. Ông nói: “Tại hầu hết các quốc gia thành viên, điều này là không thể và cần phải có bản án hình sự để tịch thu tài sản. Ngoài ra, về mặt pháp lý, các tổ chức tư nhân và tài sản của ngân hàng trung ương không giống nhau”. Ông nói Ủy ban sẽ trình bày vào cuối tuần này một đề nghị xem việc vi phạm các các quy định gắt gao là một tội phạm ở EU, cũng như đề nghị sửa đổi và củng cố các quy định hiện hành của EU về tịch thu và tăng cường hệ thống thu hồi và tịch thu tài sản. Bốn nước cho biết: “Trong trường hợp các cách thức hợp pháp để tịch thu tài sản không được xác định, nó nên được sử dụng làm đòn bẩy và chỉ được giải phóng khi Nga bồi thường cho Ukraine tất cả các thiệt hại đã gây ra”. Nga gọi các hành động của mình ở Ukraine là một ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ không phải nhằm chiếm đóng lãnh thổ mà nhằm phá hủy khả năng quân sự của nước láng giềng phía nam và bắt giữ những người mà Nga coi là những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm. |
Các hình ảnh vệ tinh độc quyền từ công ty Maxar Technologies của Mỹ cho thấy lực lượng Nga đánh cắp ngũ cốc từ các cảng ở Ukraine.
<blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr">Exclusive satellite images from US company Maxar Technologies show Russian forces stealing grain from ports in Ukraine. CNN’s <a href="https://twitter.com/MarquardtA?ref_src=t wsrc%5Etfw">@Marquar dtA</a> reports. <a href="https://t.co/yzmHrhFSCt">https://t.co/yzmHrhFSCt</a></p>— CNN (@CNN) <a href="https://twitter.com/CNN/status/1528864730621820928? ref_src=twsrc%5Etfw" >May 23, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> Các hình ảnh vệ tinh mới cho thấy tàu treo cờ Nga dường như đang đánh cắp ngũ cốc của Ukraine, củng cố cho cáo buộc trước đó từ Tổng thống Volodymyr Zelensky. Hình ảnh vệ tinh mới cho thấy hai tàu chở hàng mang cờ Nga được cho là đang cập cảng Sevastopol, ở bán đảo Crimea, và các lô hàng ngũ cốc “đánh cắp” từ Ukraine đang được chất lên tàu, theo CNN. Những hình ảnh mới do Maxar Technologies chụp vào ngày 19-21/5 cho thấy các con tàu - Matros Pozynich và Matros Koshka - cập bến bên cạnh những thứ được cho là các silo chứa ngũ cốc. Cả hai tàu hiện đã rời cảng, trong đó tàu Matros Pozynich đã đi qua biển Aegean và đang trên đường đến Beirut, tàu Matros Koshka vẫn ở biển Đen, theo trang web theo dõi tàu MarineTraffic. Các hình ảnh này củng cố cho cáo buộc của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó rằng Nga đang "dần đánh cắp" và cố gắng bán thực phẩm của nước này. Tuy nhiên, CNN cho rằng rất khó để biết chắc liệu con tàu có đang chở ngũ cốc bị đánh cắp từ Ukraine hay không. Song, bán đảo Crimea tự sản xuất ra rất ít ngũ cốc, không giống như các vùng nông nghiệp trù phú khác của Ukraine như Kherson và Zaporizhzhia ở phía bắc. Các quan chức Ukraine và một số nguồn thạo tin đã nói với CNN rằng lực lượng Nga tại các khu vực bị chiếm đóng đã "vơ vét" các silo và vận chuyển ngũ cốc về phía nam. Nga từng phủ nhận cáo buộc tương tự vào ngày 6/5. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các thông tin cho rằng Nga đánh cắp và vận chuyển ngũ cốc từ Ukraine bằng xe tải là tin giả. Trong khi đó, Moscow đang ngăn chặn Ukraine xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. “Cộng đồng thế giới phải giúp Ukraine giải tỏa các cảng biển, nếu không, cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ kéo theo khủng hoảng lương thực và nhiều quốc gia khác sẽ phải đối mặt”, Tổng thống Zelensky cho biết. "Nga đã phong tỏa gần như tất cả cảng biển và (tuyến đường) hàng hải để chúng tôi xuất khẩu thực phẩm bao gồm ngũ cốc, lúa mạch, hướng dương và nhiều thứ khác", ông nói thêm. |
All times are GMT. The time now is 16:22. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.