![]() |
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ đến Guam: "Át chủ bài" khiến Trung Quốc bó tay, không thể đáp trả
1 Attachment(s)
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ đã cập bến Guam, đưa ra thông điệp răn đe dành cho Trung Quốc. Đây là động thái củng cố tinh thần cho các đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương.
https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1642864408 Theo nguồn tin của CNN hôm 18/01/2022, tàu ngầm hạt nhân USS Nevada đã xuất hiện tại đảo Guam, gần Trung Quốc. Với động thái này, theo các chuyên gia, Mỹ muốn gửi thông điệp quan trọng đến Bắc Kinh. Tàu ngầm USS Nevada thuộc lớp Ohio, được coi là vũ khí răn đe hạt nhân mạnh nhất - "Át chủ bài" của Hải quân Mỹ. Con tàu có 24 ống phóng mang tên lửa đạn đạo Trident, có thể triển khai đầu đạn hạt nhân để hủy diệt đối phương. Thông thường, con tàu hiếm khi xuất hiện ở Guam, nên đây được đánh giá là một thông điệp răn đe của Mỹ dành cho Trung Quốc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu ngầm tên lửa đạn đạo - đôi khi được gọi là "tàu bùng nổ" - tới Guam kể từ năm 2016 và là chuyến thăm thứ hai được công bố kể từ những năm 1980. "Chuyến thăm cảng này là nhằm tăng cường hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh trong khu vực, thể hiện năng lực, sự linh hoạt, sẵn sàng và cam kết của Mỹ đối với an ninh và ổn định khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương", một tuyên bố của Hải quân Mỹ cho biết. Với động thái mạnh mẽ này, Mỹ muốn gửi đi thông điệp trấn an rõ ràng đến các đồng minh và đối tác trong khi cảnh báo Trung Quốc giữa lúc căng thẳng gia tăng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Thông thường, lịch trình di chuyển của con tàu này trong hạm đội của Hải quân Mỹ thường là những bí mật được bảo vệ chặt chẽ. Tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, cho phép nó hoạt động liên tục nhiều tháng dưới biển mà không cần nạp năng lượng. Khả năng hoạt động dài ngày của tàu ngầm lớp Ohio chỉ bị giới hạn bởi nguồn cung cấp cần thiết để duy trì cuộc sống cho thủy thủ đoàn gồm hơn 150 người. Hải quân Mỹ cho biết, các tàu ngầm lớp Ohio thường hoạt động trung bình 77 ngày trên biển trước khi ghé cảng khoảng một tháng để bảo trì và bổ sung nhiên liệu và những nhu yếu phẩm cần thiết cho thủy thủ đoàn. Sự bí mật xung quanh các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo khiến chúng trở thành "thành phần quan trọng nhất còn tồn tại của bộ ba hạt nhân", bao gồm các tên lửa đạn đạo phóng từ đất liền của Mỹ và các máy bay ném bom có khả năng mang hạt nhân như B-2 và B-52. Nhưng với căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về tình trạng của vùng lãnh thổ Đài Loan và trong bối cảnh Triều Tiên tăng cường các vụ thử tên lửa, Washington có thể đã thay đổi chiến lược: quyết định công khai lịch trình của các tàu ngầm tên lửa đạn đạo của mình. Đây là điều mà cả Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đều hoàn toàn bất ngờ, theo các nhà phân tích. "Động thái của Mỹ rõ ràng gửi một thông điệp – dù có chủ đích hay không, chúng tôi có thể đặt sẵn 100 đầu đạn hạt nhân trước cửa ngõ nhà bạn và bạn thậm chí sẽ không biết nó hoặc không thể làm gì. Và sẽ không có điều ngược lại", Thomas Shugart, cựu chỉ huy tàu ngầm Hải quân Mỹ và hiện là nhà phân tích tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho biết. Chương trình tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang trong giai đoạn sơ khai, và hạm đội tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo ước tính gồm 6 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc rõ ràng thua xa của Hải quân Mỹ . Theo một phân tích năm 2021 của các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), các tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Trung Quốc không có năng lực như các tàu của Mỹ. Hồi tháng 8, các nhà phân tích của CSIS cho biết, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Type 094 của Trung Quốc gây tiếng ồn gấp đôi so với tàu ngầm của Mỹ, do vậy dễ bị phát hiện hơn. Tàu này cũng mang số lượng tên lửa và đầu đạn ít hơn. Ông Alessio Patalano, giáo sư về chiến lược chiến tranh tại Đại học King ở London (Anh) cho biết, bên cạnh thông điệp chính trị, sự hiện diện của USS Nevada trong khu vực còn cho thấy một ẩn ý khác. Ông Patalano nói: "Sự hiện diện của loại tàu này - đặc biệt là trong các cuộc huấn luyện và tập trận - tạo thêm cơ hội quan trọng để học cách 'bắt sóng' tàu của những nước khác trong khu vực". Triều Tiên đang theo đuổi việc chế tạo loại tàu như vậy và Trung Quốc đã đưa một số tàu vào sử dụng. Việc trau dồi các kỹ năng để theo dõi chúng cũng quan trọng như việc triển khai chúng như một biện pháp răn đe chiến lược, chuyên gia Patalano cho biết thêm. Lần cuối cùng một tàu hộ vệ của Hải quân Mỹ đến thăm Guam là vào năm 2016, thời điểm tàu USS Pennsylvania dừng chân ở đó. Các nhà phân tích cho biết, căng thẳng trên khắp Ấn Độ -Thái Bình Dương đã gia tăng đáng kể kể từ thời điểm đó và Washington sẽ còn nhiều màn trình diễn quân sự như vậy trong môi trường hiện tại. Ông Patalano nói: "Việc triển khai này nhắc nhở chúng ta rằng trật tự hạt nhân trên biển ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, và trong khi thường không có các cuộc bàn bạc công khai rộng rãi về điều này, chúng ta có thể thấy điều đó nhiều hơn trong quá trình phát triển cân bằng chiến lược khu vực". VietBF @ Sưu tầm |
All times are GMT. The time now is 06:28. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.