![]() |
Biến căng ở quốc gia "bỏ Đài theo Trung": Lửa giận bừng cháy ở thủ đô, nguồn cơn do... TQ?
1 Attachment(s)
Những người biểu tình đã đốt phá một căn nhà trong khuôn viên Quốc hội Solomon, đồn cảnh sát và tòa nhà trong khu phố người Hoa.
https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1637908250 Biến căng ở Solomon Hàng trăm người biểu tình đã tập trung trước tòa nhà Quốc hội Solomon vào sáng 24/11 để kêu gọi Thủ tướng Sogavare từ chức. Đến giữa trưa cùng ngày, những người ở khu vực lân cận có thể nhìn thấy khói bốc ra từ một căn nhà trong khuôn viên Quốc hội - nơi các nhà lập pháp và nhân viên quốc hội thường ăn trưa, nghỉ ngơi. Chỉ trong nháy mắt, nơi này đã chìm trong biển lửa. Một nhân viên làm việc tại Quốc hội cho biết anh rất sốc và đau lòng khi chứng kiến cuộc bạo loạn: "Thật may là các cảnh sát đã đến giải vây cho chúng tôi". Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Sogavare cho biết những người biểu tình đã "đột nhập" vào tòa nhà Quốc hội và phóng hỏa, đốt phá đồn cảnh sát và một tòa nhà ở Khu Phố người Hoa. Charley Piringi, một nhà báo địa phương, cũng đã xác nhận tòa nhà bị đốt phá ở Phố người Hoa là một cửa hàng do người Trung Quốc làm chủ, và các bức ảnh chụp đám cháy cho thấy một tấm biển có chữ Trung Quốc đang bị ngọn lửa giận dữ nuốt chửng. Nhiều hình ảnh khác cũng cho thấy đồn cảnh sát bị đốt phá, hư hại nặng nề. Một nhà báo địa phương khác cho biết ngôi trường cô từng học cũng bị đốt phá trong cuộc bạo loạn. Bạo lực và những ngọn lửa giận dữ đã tiếp tục cháy trên các đường phố của thủ đô Solomon trước khi chính phủ ban bố lệnh phong tỏa. Cảnh sát địa phương đã sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông kích động khi có nhiều báo cáo về tình trạng đốt phá, cướp bóc. https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1637908250 Tối 24/11, chính phủ Quần đảo Solomon đã ban lệnh phong tỏa, giới nghiêm đối với thủ đô Honiara nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực sau khi một nhóm người biểu tình quá khích xông vào tòa nhà Quốc hội của nước này và đốt phá đồn cảnh sát cùng nhiều tòa nhà khác nhằm gây sức ép, yêu cầu Thủ tướng từ chức. Quyết định trên có hiệu lực trong vòng 36h kể từ thời điểm thông báo được đưa ra, nhằm ngăn chặn các vụ biểu tình, bạo loạn tương tự tiếp diễn và tạo điều kiện để các nhà chức trách, cảnh sát truy tìm những kẻ gây rối. Trong bài phát biểu gửi đến người dân toàn quốc cuối ngày 24/11, Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare đã bình luận rằng cuộc bạo loạn là một "sự kiện đáng buồn và đáng tiếc nhằm mục đích hạ bệ một chính phủ được bầu cử một cách dân chủ". Ông nói rằng: Những công dân tham gia vụ bạo loạn đã bị "một vài kẻ vô lương tâm dẫn dắt" - ông không nêu đích danh những kẻ này nhưng nói rằng đám người đó sẽ sớm bị pháp luật nghiêm trị. Căng thẳng trong nội bộ Trước đó, truyền thông đưa tin nhiều người biểu tình từ Malaita đã đổ về thủ đô Honiara thuộc đảo Guadalcanal để thể hiện sự bất mãn đối với chính phủ. Malaita là hòn đảo đông dân nhất của quần đảo Solomon ở Nam Thái Bình Dương. Theo Washington Post, căng thẳng giữa hai hòn đảo lớn của nước này đã âm ỉ kể từ khi chính phủ Solomon quyết định cắt đứt quan hệ với đảo Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 2019. Lãnh đạo đảo Malaita, Daniel Suidani, đã phản đối quyết định này. Ông Suidani là người ủng hộ duy trì quan hệ với Đài Loan và kêu gọi chính phủ không quan hệ với Trung Quốc, chấm dứt giấy phép của các doanh nghiệp do người gốc Hoa làm chủ. Quan điểm này đã bị chính phủ Solomon chỉ trích. Căng thẳng tiếp tục leo thang vào tháng 5 năm nay, khi ông Suidani đến Đài Loan để điều trị bệnh, một chuyến đi mà chính phủ Solomon lên án là "trái phép". Khi các cuộc biểu tình, bạo loạn nổ ra hôm 23/11, các nghị sĩ đại diện Malaita ở Quốc hội đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ lo ngại về hành động được lên kế hoạch từ trước của người biểu tình ở Honiara và kêu gọi Suidani "nhắc nhở những người dân - những anh em và con trai của chúng ta - đừng nên thực hiện những hành động có thể nguy hiểm và bạo lực như vậy." Trong khi đó, ông Suidani lại đổ lỗi cho chính phủ đã phớt lờ những lo ngại của người dân về hàng loạt vấn đề, bao gồm việc "dứt tình" với đảo Đài Loan và các dự án cơ sở hạ tầng: "Chính phủ sẽ không giải quyết được gì nếu cứ mãi chạy trốn khỏi vấn đề của họ như vậy". Toàn cảnh cuộc bạo loạn ở Solomon Quần đảo Solomon tọa lạc trong một khu vực đầy biến động về chính trị. Trung Quốc đang mở mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực này bằng nhiều động thái, bao gồm các dự án thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường. Thủ tướng Sogavare đang giữ nhiệm kỳ thủ tướng lần thứ 4. Ông lên lên nắm quyền lần đầu tiên sau cuộc đảo chính năm 2000 do căng thẳng giữa các nhóm sắc tộc trên quần đảo. Cuộc xung đột bắt đầu từ năm 1998, cướp đi sinh mạng của khoảng 200 người và kéo dài cho đến năm 2003, khi Australia dẫn đầu lực lượng đến quốc đảo này nhằm khôi phục lại trật tự và luật pháp. Thủ tướng Sogavare cũng đã nhắc đến lịch sử bạo lực trong bài phát biểu của mình: "Tôi từng nghĩ rằng chúng ta đã trải qua những ngày đen tối nhất trong lịch sử của đất nước. Tuy nhiên, những vụ bạo loạn vừa xảy ra ngày hôm nay là một lời nhắc nhở đau đớn rằng chúng ta còn cả một chặng đường dài phía trước." VietBF @ Sưu tầm |
All times are GMT. The time now is 18:39. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.